Kết quả khảo sát hiện trạng và cải tạo đàn dê địa phương tại một số xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang do Viện chăn nuôi (2019) cho thấy nhiều tồn tại cần khắc phục, cụ thể:
-Phương thức nuôi dê: Theo kiểu quảng canh chủ yếu là tận dụng đồng bãi chăn thả tự nhiên (chiếm 64%), điều này cũng phù hợp vì phần lớn là giống dê cỏ (60,75%).
-Bổ sung thức ăn tại chuồng: bằng cỏ chồng chỉ chiếm 8%, các loại lá tự nhiên 36% chủ yếu là các hộ nuôi dê Bách Thảo. Hầu hết là các nông hộ không bổ sung đá liếm tại chuồng mà chỉ bổ sung muối 34% (treo trên chuồng cho dê liếm tự do).
-Vệ sinh chuồng trại: là việc làm cần phải được tiến hành thường xuyên, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe của đàn dê nhưng cũng chưa được các nông hộ quan tâm. Việc dọn vệ sinh chuồng nuôi theo định kỳ hàng ngày và hàng tuần rất ít được các hộ thực hiện chỉ chiếm 16%; thường thì hàng tháng hoặc lâu hơn nữa (84%) các loại hộp mới dọn vệ sinh chuồng trại, vì vậy đã ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sản xuất của đàn dê.
-Công tác phòng, trị bệnh cho dê cũng chưa được các nông hộ quan tâm thực hiện, chỉ có 10% số hộ tiêm phòng cho dê.
-Kỹ thuật chuồng trại: Tỷ lệ làm chuồng sàn cho dê chiếm 58%. Tỷ lệ số nông hộ làm chuồng cho dê có che chắn xung quanh chỉ chiếm 44% tỷ lệ số chuồng có máng ăn là 66%.
Làm chuồng trại và vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi dê là yếu tố đầu tiên cần phải thực hiện trước khi đi vào hoạt động chăn nuôi nhưng chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức.
Theo Lê Văn Thông (2005), làm chuồng dê đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp vật nuôi tránh được những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu; giúp
cho người chăn nuôi quản lý vật nuôi tránh được tình trạng dê xổng chuồng phá hoại cây trồng; giúp cho dê vận động, phát triển khung xương trong giai đoạn nuôi hậu bị hoặc tích lũy thịt, mỡ trong giai đoạn vỗ béo trước khi xuất chuồng; góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, giảm thiểu những yếu tố gây ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs., (2017) các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng phát triển, trong đó có các loài ruồi, mòng hút máu-môi giới truyền bệnh bệnh tiên mao trùng, bằng kỹ thuật PCR để xác định ngoài tiên mao trùng, có 100% số tiên mao trùng gây bệnh phân lập được từ trâu, bò, dê, ngựa và heo đều là loài Trypanosoma evansi, tỷ lệ nhiễm T evansi ở dê là 9,25%.