Việc vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh trang trại là việc làm cần thiết và thường xuyên để ngăn chặn và hạn chế những tác động xấu nhất từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài chuồng nuôi. Do đó việc thực hiện vệ sinh sát trùng thường xuyên rất quan trọng để hạn chế dịch bệnh và tạo cho dê môi trường nuôi tốt nhất trong quá trình nuôi dưỡng. Công tác vệ sinh chuồng trại ở trại gia cầm được thực hiện như sau:
- Vệ sinh sát trùng trước khi đưa dê vào nuôi: dọn, rửa sạch sẽ toàn bộ trong và bên ngoài chuồng nuôi. Làm cỏ sạch sẽ bên ngoài chuồng. Phun thuốc sát trùng Han Iodin 10% (khi phun pha với nước thành dung dịch 1%).
- Sau khi đưa dê vào nuôi: hàng ngày quét dọn khu chế biến thức ăn, đường đi lại. Hàng tuần phun khử trùng toàn bộ khu vực quanh chuồng trại Han Iodin 10% (khi phun pha với nước thành dung dịch 0,5%), đường đi. Phun toàn bộ những phương tiện ra vào trại. Phun khử trùng khu vực chuồng nuôi 3 ngày 1 lần.
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc phòng bệnh cho dê được thực hiện hết sức nghiêm túc và đúng quy trình kỹ thuật.
* Một số kiến thức em đã tiếp thu được thông qua việc thực hành
vệ sinh sát trùng chuồng nuôi trại chăn nuôi dê trong thời gian thực tập tại cơ sở.
Phân của gia súc nói chung và phân của dê nói riêng hầu hết đều có mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, do đó cần có kế hoạch vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi. Trong vệ sinh chuồng nuôi dê thường chia ra làm hai nhóm công việc khác nhau.
-Những công việc vệ sinh chuồng trại nuôi dê cần làm hàng ngày: Những công việc vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tính chất thường xuyên và liên tục.
+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng nuôi, em thường kéo rèm bạt quanh chuồng nuôi để đón ánh nắng mặt trời. Mục đích của việc làm này là làm cho không khí trong chuồng được ấm và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc của chuồng nuôi, dưới lớp lông của dê (chỉ trừ ngày mưa bão, quá lạnh thì không mở bạt). Vào buổi tối, các bạt này lại được đóng kín để tránh gió lạnh từ bên ngoài tràn vào dễ gây các bệnh cho dê.
+ Vệ sinh máng ăn và núm uống
Máng đựng thức ăn của dê mỗi sáng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho thức ăn. Đối với núm uống thì kiểm tra có bị rò rỉ nước nước không, nếu núm uống bẩn thì tiến hành vệ sinh sạch sẽ.
+ Thu dọn thức ăn vương vãi trên nền
Do tập tính lấy thức ăn của dê hay dũi thức ăn, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước (thức ăn hỗn hợp dạng viên được trộn đều với cỏ cắt nhỏ) nên thức ăn mới bị văng ra ngoài. Ít con nào chịu khó nhặt nhạnh những thức ăn bị vương vãi ra ngoài, nên ta cần phải năng thu dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, chuột và gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đế và gây hại cho sức khoẻ của đàn dê.
+ Quét dọn chuồng trại
Trên mặt sàn của chuồng, dưới sàn chuồng và hành lang xung quanh khu vực chuồng dê cần phải được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.
- Những việc vệ sinh sát trùng hàng tuần, hàng tháng:
+ Tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại: những dụng cụ trong chuồng trại như dao phát, cuốc, xẻng, xe rùa, thau, xô, thúng rổ, chổi… cần được tẩy uế sau mỗi lần sử dụng mới hợp vệ sinh. Nhưng thường thì ta chỉ rửa qua loa cho sạch đất cát sau đó khi cần lại lấy ra dùng tiếp. Vì vậy, định kì phải tẩy uế những dụng cụ này một lần bằng các loại thuốc sát trùng hay chỉ đơn giản là chế nước sôi lên sau khi đã cọ rửa sạch sẽ, rồi đưa ra phơi nắng.
+ Tẩy mùi hôi thối: mùi này không những gây khó chịu cho người chăn nuôi mà còn có hại đến sức khoẻ của đàn dê, vì dê rất mẫn cảm với mùi khí này, dễ bị các bệnh đường hô hấp. Trong quá trình chăn nuôi nếu làm đúng kỹ thuật, chuồng dê lúc nào cũng được thông thoáng và giữ gìn vệ sinh tốt thì sẽ hạn chế được mùi hôi do quá trình nuôi gây nên.
+ Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập bằng vôi bột là một cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại nuôi dê tránh được mầm bệnh xâm nhập rất hữu hiệu. Vôi bột thường được giải đều ở hành lang thuộc nối đi lại ra và được bổ sung định kỳ một tuần một lần.
+ Để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào chuồng dê, chỉ những người có phận sự như quét dọn, cho ăn uống… mới được phép ra vào, còn người không có phận sự thì hạn chế tối đa. Hạn chế tối đa khách thăm quan, đối với khách thăm quan trước khi đi vào khu vực nuôi cũng phải bước vào khay vôi, nhúng giày dép để khử trùng như cách làm của các nhân viên của trại.
+ Làm cỏ, phát quang cây bụi và khơi thông cống rãnh: xung quanh khu vực chuồng trại, cứ một tháng một lần nên chặt phá, đốn bỏ hết những cây tạp và làm sạch cỏ dại, vun thành đống rồi đốt để ngăn ngừa ruồi muỗi, chuột bọ. Ngoài ra, còn phải khai thông các mương rãnh để nước rửa chuồng, nước mưa có lối thoát, không tù đọng dơ bẩn.
Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại
STT Công việc Đơn vị
tính Số lượng Kết quả so với nhiệm vụ được giao (%)
1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Lượt/ngày 2 90 2 Sát trùng định kỳ xung quanh
chuồng trại Lượt/tuần 2 90
3 Quét và rắc vôi Lượt/tuần 1 100
4 Làm cỏ, phát quang cây bụi và khơi thông cống rãnh Lượt/tháng 1 100 Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong 6 tháng thực tập, chúng em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc được giao. Vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em đã cố gắng thực hiện theo quy định và kế hoạch của trại đề ra nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác phòng bệnh. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
Tóm lại, khâu vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi cần phải được quan tâm hàng đầu. Có như vậy mới bảo đảm được sức khoẻ cho đàn dê vì mọi mầm bệnh đều được ngăn chặn từ bên ngoài khu vực nuôi. Nếu chểnh mảng trong khâu này, việc chăn nuôi sẽ không tránh khỏi thất bại.