Một số triệu chứng lâm sàng điển hình của các bệnh trên đàn dê trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn nuôi khoa chăn nuôi thú y (Trang 57 - 59)

trong thời gian thực tập

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia cùng cán bộ kỹ thuật của trại chẩn đoán cho dê bị bệnh, trong đó có các bệnh điển hình như sau:

1.Bệnh viêm phổi

Dê ban đầu có biểu hiện sốt cao: 40 - 410C kéo dài 3 ngày, nước mắt dịch mũi chảy liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn, niêm mạc mắt đỏ sẫm, thở khó

tăng dần, ho nhiều, từ ho khan đến ho khạc ra dịch mũ khi bệnh đã trở nên trầm trọng.

2.Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm

Thời kỳ đầu của bệnh xuất hiện các nốt nhỏ bằng hạt đậu xanh ở trên bờ môi, mép của dê. Sau đó các mụn phát triển nhanh chóng thành các mụn nước, mụn mủ, rồi vỡ ra tạo thành vẩy cứng, xù xì trên môi và mép dê. Mụn nổi một cách liên tục hoặc từng đợt nối tiếp, kéo dài khoảng 10 ngày. Những mụn đỏ lan rộng và ngày càng dày lên, bọc một đám cứng, làm môi dày lên khó cử động, lỗ mũi bị hẹp lại. Dê lấy và nuốt thức ăn khó, đau nên chúng thường bỏ ăn, chảy dãi, lỗ mũi bị bịt kín chất nhầy, thở khó. Các mụn đỏ có mủ dễ thành những u như chất sừng, hình bắp cải, súp lơ, hoặc có mủ chảy nước, những u này nổi rõ vào ngày thứ 20. Các vết loét có thể xuất hiện ở lưỡi hoặc ở niêm mạc miệng, được phủ một lớp bựa trắng làm dê đau đớn, kém ăn, chảy dãi có mùi hôi, sức đề kháng của cơ thể giảm.

3.Bệnh tiêu chảy ở dê

Bệnh tiêu chảy ở dê hay còn gọi là hội chứng tiêu chảy. Do bệnh gây ra bởi virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, stress, vệ sinh kém, các chất độc hại và chế độ ăn uống.

Dê bệnh bị tiêu chảy có hoặc không có máu, phân rất loãng, có mùi hôi thối, hậu môn dính bê bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, ăn ít, do thiếu máu nên lông xơ xác, gầy còm, tai lạnh, mắt nhợt nhạt.

4.Bệnh chướng hơi dạ cỏ

Trông dê cảm thấy bứt rứt, ngoảnh nhìn hông trái, chân đạp vào bụng. Trong dạ cỏ xuất hiện lượng hơi lớn, bụng căng, mất phản xạ ợ hơi, bỏ ăn, không nhai lại và chảy nước bọt. Dê có thể chết nhanh do ngạt thở, trụy tim mạch nếu không phát hiện kịp thời.

5.Bệnh giun tròn

Bệnh khiến dê thể lực yếu kém, thiếu máu nên dê xù lông, còi cọc, uể oải, biếng ăn, đau vùng bụng.

6.Bệnh do ve, ghẻ, rận

Có thể phát hiện trực tiếp ve, ghẻ, rận bằng mắt thường. Chúng làm mất máu nên dê ốm còm, xù lông, ngứa ngáy.

Bảng 4.7. Kết quả theo dõi các bệnh thường gặp trên đàn dê

STT Tên bệnh Số dê kiểm tra (con) Số dê mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm phổi 11 2 22

2 Viêm loét miệng truyền nhiễm 11 2 22

3 Tiêu chảy 11 3 33

4 Chướng hơi dạ cỏ 11 1 11

5 Giun tròn 11 5 55

6 Ve, ghẻ, rận 11 5 55

Qua bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh về ký sinh trùng (giun tròn và ve, ghẻ, rận) là tương đối cao chiếm 55%, tiếp theo đó là bệnh tiêu chảy chiếm 33%. Bệnh chướng hơi dạ cỏ có tỷ lệ mắc thấp nhất. Đối với bệnh bệnh viêm phổi và viêm loét miệng truyền nhiễm cùng chiếm 22%. Nguyên nhân chính của bệnh ký sinh trùng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn là người chủ trước của đàn dê chưa chú trọng vào công tác phòng các bệnh ký sinh trùng cho dê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn nuôi khoa chăn nuôi thú y (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)