Đặc điểm tiêu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn nuôi khoa chăn nuôi thú y (Trang 40)

Dê thuộc loại động vật nhai lại như trâu, bò, cừu... Bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại cây cằn cỗi...). Miệng của dê tuy nhỏ nhưng môi lại rất mềm nên có thể gặm được nhiều loại thức ăn. Lưỡi dê có nhiều loại gai thịt là đầu dây thần kinh khác nhau, các gai này không những phân biệt được mùi vị mà còn có thể ước lượng được độ cứng, mềm của thức ăn.

Hàm trên không có răng cửa nhưng thay vào đó là một khối xương lớn, có thể coi như một răng cửa lớn đối diện với 8 răng cửa ở hàm dưới. Dê dùng răng cửa ở hàm dưới cắt nhỏ những đồ ăn dài và cứng (như cành, bụi cây...) bằng cách nghiến vào khối xương ở hàm trên, sau đó dùng 12 cặp răng hàm để nghiền thêm. Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh.

Dạ dày của dê là một cơ quan rất lớn, dung tích có thể lên tới 30 lít chiếm hết xoang bụng bên trái, được chia thành 4 ngăn với các chức năng riêng biệt, có thể coi như 4 dạ dày nhỏ. Bốn túi này có kích thước và công dụng khác nhau, gồm: dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm khoảng 80% thể tích toàn

dạ dày dùng để chứa thức ăn vừa nuốt vào. Tiếp theo là dạ tổ ong - là túi nhỏ nhất, dung tích chiếm khoảng 1 - 2 lít toàn dạ dày, mặt trong có nhiều ô năm góc, dùng để nghiền thức ăn. Thứ ba là dạ lá sách lớn hơn dạ tổ ong, mặt trong có nhiều lá thịt mỏng xếp lại như các trang sách, dùng để ép thức ăn thu những chất dinh dưỡng dưới thể lỏng. Cuối cùng là dạ múi khế dài khoảng 40cm có nhiều tuyến tiêu hóa và mạch máu nên mềm và xốp.

Thức ăn sau khi qua 4 túi của dạ dày sẽ được chuyển tới ruột non gồm các tuyến nhỏ để hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phần dư thải còn lại sẽ được tống xuống ruột già để bài tiết ra ngoài.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm tiến hành

- Đối tượng: dê lai (Cỏ x Bách Thảo).

- Thời gian: Từ ngày 13/08/2019 đến ngày 25/11/2019.

- Địa điểm tiến hành: Trại chăn nuôi khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.2. Nội dung thực hiện

- Đánh giá khả năng sinh trưởng trên đàn dê lai (Cỏ x Bách Thảo).

- Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê lai (Cỏ x Bách Thảo).

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Bố trí thí nghiệm

Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi đàn dê

Diễn giải Đơn vị Lô dê theo dõi

Dê nuôi TN Dê lai

Tuổi bắt đầu TN Tháng 06

Khối lượng TN Kg 12,67

Thời gian TN Tháng 03

Số con/lô Con 11

Phương thức nuôi Nhốt, chuồng hở

3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của dê, em theo dõi các chỉ tiêu sau: + Sinh trưởng tích lũy của dê.

+ Sinh trưởng tuyệt đối của dê. + Sinh trưởng tương đối của dê.

- Hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: + Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của dê.

3.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng: Trực tiếp cân khối lượng từng con ở các giai đoạn: Mỗi tháng cân một lần vào ngày 12 của tháng. Thời gian cân từ 6 - 7 giờ trước khi cho dê ăn, cân từng con một, cố định người cân và cân vào các ngày cố định trong tháng. Sau đó tiến hành tính toán.

- Các chỉ tiêu về tiêu thụ thức ăn: Hàng ngày xác định lượng thức ăn tiêu thụ, ghi chép sổ sách từ ngày bắt đầu nuôi đến ngày xuất bán. Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho ăn và khối lượng thức ăn còn lại trong máng ăn của dê để xác định lượng thức ăn đã tiêu thụ. Thức ăn tiêu thụ trong ngày = lượng thức ăn cho ăn trong ngày (kg) - lượng thức ăn thừa (kg). Sau đó tiến hành tính toán.

Bảng 3.2. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của dê Thành

phần

Tỷ lệ

(%) Giá trị dinh dưỡng

Cỏ voi 90

Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 359

Protein thô (%) 6

Vật chất khô (%) 15,8

Tổng các chất dinh dương tiêu hóa (TND) (%) 9,9

Thức ăn hỗn hợp

10

Năng lượng trao đổi (min) (kcal/kg) 3100

Protein thô (min) (%) 18

Độ ẩm (max) (%) 14

Xơ (max) (%) 7

Canxi (min - max) (%) 0,5 - 1

Phosphor (min - max) (%) 0,5 - 1

Lysine tổng số (min) (%) 0,8

Methionine + Cystine (min) (%) 0,45

Threonine (min) (%) 0,5

Khoáng tổng số (%) 10

Cát sạn (%) 1,5

3.3.4. Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê

Tiến hành quan sát, mô tả các biểu hiện về triệu chứng, bệnh tích (nếu có) của một số bệnh thường xảy ra trên đàn dê tại mô hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi khoa Chăn nuôi Thú y. Bao gồm: tiêu chảy, viêm loét miệng, viêm phổi, chướng hơi dạ cỏ, áp xe, viêm kết mạc.

Đưa ra phác đồ điều trị một số bệnh đã theo dõi: tiến hành điều trị, ghi chép kết quả gồm số lượng con mắc bệnh trên tổng đàn, số con điều trị, số con khỏi bệnh, tỷ lệ chết do bệnh,...

3.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Sinh trưởng tích lũy:

Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể dê được xác định ở các thời điểm, tính bằng kg.

- Sinh trưởng tuyệt đối:

Là khối lượng cơ thể dê tăng lên trong một đơn vị thời gian (gam/con/ngày). Từ số liệu thu được về khối lượng qua các kỳ cân, tiến hành tính theo công thức:

A = P2 − P1

t2− t1 × 1000

Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: Khối lượng đầu kỳ (kg)

P2: Khối lượng cuối kỳ (kg)

t1: Thời điểm cân dê đầu kỳ (ngày)

t2: Thời điểm cân dê cuối kỳ (ngày)

- Sinh trưởng tương đối:

Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần cân khảo sát và được tính theo công thức:

R = PP2− P1

2+ P1

2

× 100

Trong đó:

R: Sinh trưởng tương đối (%)

P1: Là khối lượng cân đầu kỳ (kg)

P2: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg)

3.4.2. Tỷ lệ mắc bệnh và khỏi bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh (%) =  số dê mắc bệnh

x 100  số dê theo dõi

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =  số dê khỏi bệnh

x 100  số dê điều trị

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Theo phương pháp tính toán thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [7], với các chỉ số 𝐗̅, 𝐦𝐗̅ và 𝐂𝐕(%): + Số trung bình (X̅): X ̅ = ∑ Xi 𝑛 với n ≤ 30 + Độ lệch chuẩn (S𝑥̅): S𝑥̅ = ± √  𝑋2− ( 𝑋2)𝑛 𝑛−1 download by : skknchat@gmail.com

+ Hệ số biến dị Cv(%): Cv(%) = 𝑆𝑥̅

X̅×100

+Sai số của số trung bình ( mX̅): mX̅ = ± 𝑆𝑥̅

√𝑛−1 với n ≤ 30 Trong đó:

X

̅: Số trung bình n: Dung lượng mẫu

mX̅ : Sai số của số trung bình 𝑆𝑥̅ : Độ lệch tiêu chuẩn

Cv: Hệ số biến dị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trong quá trình thực tập tại trại Chăn nuôi khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:

4.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn dê

4.1.1. Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy hay khối lượng của cơ thể ở các thời điểm khảo sát là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng suất sinh trưởng.

Do vậy, để đánh giá năng suất sinh trưởng của đàn dê nuôi tại trại, em tiến hành theo dõi khối lượng của dê qua các tháng nuôi. Kết quả được trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Khối lượng của dê ở các thời điểm khảo sát (kg)

Stt Thời điểm n (con) Khối lượng X ̅ ± mX̅ Cv(%) 1 Bắt đầu (6 tháng tuổi) 11 12,67 ± 0,53 13,34 2 Tháng nuôi 1 11 14,55 ± 0,80 17,46 3 Tháng nuôi 2 11 16,75 ± 0,82 15,40 4 Tháng nuôi 3 11 19,06 ± 0,93 15,42

Số liệu bảng 4.1 cho thấy:

Khối lượng trung bình của dê lúc bắt đầu làm đề tài (khi dê 6 tháng tuổi) là 12,67 ± 0,53 kg, sau 1 tháng nuôi khối lượng dê là 14,55 ± 0,80 kg, sau 2 tháng nuôi khối lượng dê là 16,75 ± 0,82 kg, sau 3 tháng khối lượng là 19,06 ± 0,93 kg.

Khối lượng của dê ở các tháng theo dõi được thể bằng biểu đồ hình 4.1.

Hình 4.1. Biểu đồ khối lượng của dê qua các kỳ cân

Biểu đồ hình 4.1 cho thấy sinh trưởng tích lũy tăng dần qua các tháng nuôi. Như vậy, khả năng sinh trưởng của dê khác nhau qua các giai đoạn nuôi. Ở giai đoạn đầu của quá trình nuôi thí nghiệm, dê đang nằm trong giai đoạn sinh trưởng nên khối lượng cơ thể càng ngày càng tăng nhanh hơn. Đến giai đoạn cuối khả năng sinh trưởng của dê có xu hướng phát triển nhanh, do dê đã quen dần với việc sử dụng thức ăn mới và môi trường mới.

4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối chính là sự tăng lên về khối lượng, kích thích và thể chất cơ thể trong thời gian nhất định (giữa hai lần khảo sát).

Trên cơ sở các số liệu về khối lượng ở các thời điểm khảo sát, em đã tính toán sinh trưởng tuyệt đối (tăng khối lượng) trong từng tháng nuôi. Kết quả thể hiện qua bảng và biểu đồ.

Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng nuôi (gam/con/ngày)

STT Giai đoạn nuôi Số lượng

(con) X̅ (g/con/ngày) 1 Tháng nuôi 1 11 63 2 Tháng nuôi 2 11 73 3 Tháng nuôi 3 11 77 4 TB toàn kỳ 11 71 12.67 14.55 16.75 19.06 0 20 40

Bắt đầu Tháng nuôi 1 Tháng nuôi 2 Tháng nuôi 3 Khối lượng của dê Cỏ

Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy: sinh trưởng tuyệt đối của dê tăng dần qua các tháng.

Cụ thể: Trong tháng nghiên cứu thứ nhất, sinh trưởng tuyệt đối của dê là 63 g/con/ngày, ở tháng thứ 2, tăng lên 73 g/con/ngày và ở tháng thứ 3, sinh trưởng tuyệt đối của đàn dê tiếp tục tăng lên 77 g/con/ngày.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của dê trong giai đoạn vỗ béo. Sinh trưởng tuyệt đối của dê tăng đều qua các tháng cho thấy đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

Sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng nuôi được thể hiện bằng biểu đồ hình 4.2.

Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng nuôi

Biểu đồ hình 4.2 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối (tăng khối lượng) của dê tăng dần qua các tháng nuôi, từ tháng nuôi thứ 1 đến tháng nuôi thứ 3 (tức dê ở tháng thứ 6 đến tháng thứ 9). Điều đó cho thấy: Đàn dê đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh vì vậy các nhà chăn nuôi cần có những kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với giai đoạn này, nhằm tăng khối lượng của dê một cách nhanh chóng để đạt được hiệu quả kinh tế cao.

63 72 77 71 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Tháng nuôi 1 Tháng nuôi 2 Tháng nuôi 3 Trung bình toàn kỳ

(g/con/ngày)

4.1.3. Sinh trưởng tương đối

Trên cơ sở kết quả theo dõi về khối lượng ở các thời điểm khảo sát, em đã tính toán sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.3 và biểu đồ hình 4.3:

Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi (%)

STT Diễn giải Số lượng (con) 𝐑 (%)

1 Tháng nuôi 1 11 13,81

2 Tháng nuôi 2 11 14,06

3 Tháng nuôi 3 11 12,90

Số liệu ở bảng 4.3 cho thấy: Sinh trưởng tương đối của dê có sự biến đổi qua các tháng nuôi.

Cụ thể là ở sau 1 tháng nuôi, sinh trưởng tương đối là 13,81%, ở sau 2 tháng nuôi là 14,06% và ở sau 3 tháng nuôi sinh trưởng tương đối của dê là 12,90%.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và dê nói riêng.

Em đã minh họa sự thay đổi sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi bằng đồ thị hình 4.3.

Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi

13.81 14.06 12.9 12 12.5 13 13.5 14 14.5

Tháng nuôi 1 Tháng nuôi 2 Tháng nuôi 3

R (%)

Hình 4.3. Cho thấy: Đồ thị sinh trưởng tương đối của dê là có xu hướng giảm về sau. Điều đó có nghĩa là: Sinh tưởng tương đối của dê giảm dần qua các tháng nuôi về sau.

4.1.4. Kết quả theo dõi về thức ăn

Thông qua lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khỏe đàn dê, chất lượng thức ăn và trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng của con người. Khả năng thu nhận thức ăn của dê phụ thuộc vào các yếu tố: giống, tuổi, tính chất khẩu phần ăn, loại thức ăn (thức ăn tươi, thơm ngon sẽ kích thích tính thèm ăn của dê và ngược lại…) và điều kiện ngoại cảnh khác.

Thức ăn cho dê là thức ăn tự phối trộn (giữa cỏ voi và thức ăn hỗn hợp) và được theo dõi về số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày. Em tiến hành cân lượng thức ăn cho ăn và khối lượng thức ăn còn lại trong máng ăn của dê để xác định lượng thức ăn đã tiêu thụ. Thức ăn tiêu thụ trong ngày bằng lượng thức ăn cho ăn trong ngày (kg) trừ đi lượng thức ăn thừa (kg). Sau đó, em tiến hành tính toán, kết quả được trình bày ở bảng 4.4:

Bảng 4.4. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của dê qua các tháng nuôi (kg/con/ngày)

Stt Diễn dải Loại thức ăn Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày) VCK

(kg/con/ngày) 1 Tháng nuôi 1 TĂ xanh 1,71 0,27 TĂ tinh 0,19 0,16 Tổng 1,90 0,43 2 Tháng nuôi 2 TĂ xanh 1,96 0,31 TĂ tinh 0,22 0,19 Tổng 2,18 0,50 3 Tháng nuôi 3 TĂ xanh 2,26 0,36 TĂ tinh 0,25 0,22 Tổng 2,51 0,58 4 TB Toàn kỳ TĂ xanh 1,98 0,31 TĂ tinh 0,22 0,19 Tổng 2,2 0,50 download by : skknchat@gmail.com

Số liệu ở bảng 4.4 cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận của dê tăng dần qua các tháng nuôi. Ở sau 1 tháng nuôi, lượng thức ăn thu nhận là 1,90 kg do lúc này khối lượng dê còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì là chưa quá lớn và dê có phần chưa quen với thức ăn, môi trường mới. Càng về sau, khối lượng dê càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và sinh trưởng ngày càng cao nên khả năng thu nhận thức ăn tăng lên theo thời gian. Đến sau 3 tháng nuôi, lượng thức ăn thu nhận bình quân/con/ngày đạt 2,51kg.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn dê

4.2.1. Công tác vệ sinh chuồng trại

Việc vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh trang trại là việc làm cần thiết và thường xuyên để ngăn chặn và hạn chế những tác động xấu nhất từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài chuồng nuôi. Do đó việc thực hiện vệ sinh sát trùng thường xuyên rất quan trọng để hạn chế dịch bệnh và tạo cho dê môi trường nuôi tốt nhất trong quá trình nuôi dưỡng. Công tác vệ sinh chuồng trại ở trại gia cầm được thực hiện như sau:

- Vệ sinh sát trùng trước khi đưa dê vào nuôi: dọn, rửa sạch sẽ toàn bộ trong và bên ngoài chuồng nuôi. Làm cỏ sạch sẽ bên ngoài chuồng. Phun thuốc sát trùng Han Iodin 10% (khi phun pha với nước thành dung dịch 1%).

- Sau khi đưa dê vào nuôi: hàng ngày quét dọn khu chế biến thức ăn, đường đi lại. Hàng tuần phun khử trùng toàn bộ khu vực quanh chuồng trại Han Iodin 10% (khi phun pha với nước thành dung dịch 0,5%), đường đi. Phun toàn bộ những phương tiện ra vào trại. Phun khử trùng khu vực chuồng nuôi 3 ngày 1 lần.

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc phòng bệnh cho dê được thực hiện hết sức nghiêm túc và đúng quy trình kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn nuôi khoa chăn nuôi thú y (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)