3.1.3.1. Công tác quản lý nhà nước vềđất đai của huyện Vân Đồn
* Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất:
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành, UBND huyện Vân Đồn đã tổ chức triển khai tập huấn những nội dung cơ bản của Luật và Nghị định của Chính phủ cho cán bộ chủ chốt, chuyên môn của các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Ban hành các văn bản lãnh, chỉ đạo và thực hiện việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về đất đai. Do vậy, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vân Đồn được củng cố, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ và kế hoạch đề
ra theo đúng quy định của pháp luật. * Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, huyện, xã; Nghị định số 52/2007/NĐ-CP ngày 02/4/2007 của Chính phủ về việc
điều chỉnh địa giới hành chính xã, đến nay huyện Vân Đồn đã hoàn thành việc phân
định ranh giới hành chính giữa các xã, thị trấn trong huyện và với các huyện trong tỉnh, lập lại hồ sơ và chôn mốc giới.
* Khảo sát, đo đạc, lập bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thực hiện Kế hoạch đo đạc lập hồ sơđịa chính huyện Vân Đồn tổ chức triển khai từ năm 2007 (đối với thị trấn Cái Rồng) và từ năm 2010 đối với các xã còn lại, đến nay
đã hoàn thành việc đo đạc lập hồ sơđịa chính với 12 xã, thị trấn. Cụ thể kết quả như sau: - Bản đồđịa chính tỷ lệ 1/1.000: diện tích 10.359,26 ha, thực hiện đo đạc lập bản đồđịa chính trên 12 xã, thị trấn. Trong đó: thị trấn Cái Rồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt năm 2009, 11 xã còn lại được phê duyệt năm 2013.
- Bản đồđịa chính tỷ lệ 1/2000: diện tích 1.082,77 ha, thực hiện đo đạc lập bản đồ
11 xã, riêng thị trấn Cái Rồng không thực hiện đo đạc tỷ lệ bản đồ này.
- Bản đồ tỷ lệ 1/10.000: diện tích 35.717,84 ha chủ yếu là đất lâm nghiệp do đơn vị
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Năm 2019, huyện Vân Đồn thực hiện kiểm kê đất đai đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho huyện và 12 xã, thị trấn.
* Công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Vân Đồn giai đoạn 2010-2020 đã
được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số: 1454/QĐ-UBND ngày 29/5/2015. Đến nay, huyện đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2020 và công bố, công khai theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ
cũng ban hành Quyết định số 266/QĐ-TTg ngày 17/2/2020 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040, xác định Vân Đồn sẽ là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế để tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương
hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế; xây dựng đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh, bền vững; có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh…
Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi vào nền nếp, hàng năm UBND các xã, thị trấn lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt trước tháng 11. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cơ
bản thực hiện theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
- Công tác giao đất: Tính đến 31/12/2019, UBND huyện Vân Đồn đã có Quyết định giao đất cho các hộ gia đình cá nhân và các tổ chức sử dụng đất với tổng diện tích 36.267,55 ha, chiếm 62,1% tổng diện tích tự nhiên (Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 15.621,70 ha; Các tổ chức kinh tế sử dụng 13.791,20 ha; Cơ quan đơn vị của nhà nước 6.612,50 ha).
- Công tác cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Từ năm 2017 đến nay, huyện Vân Đồn tạm dừng thủ tục cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho
đến khi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng Vân Đồn theo định hướng là đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Thu hồi đất:Từ năm 2015 đến nay, UBND huyện Vân Đồn đã thực hiện thu hồi đất 2.581,4 ha với 3.399 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng do giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Việc thu hồi đất trên đã đảm bảo đúng trình tự thủ
tục, người có đất bị thu hồi được bồi thường thiệt hại theo chế độ, chính sách của Nhà nước.
* Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận:
Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐđược quan tâm thực hiện ngày càng có hiệu quả. Công tác lập và quản lý hồ sơđịa chính đã được tiến hành cơ bản theo
đúng quy định. Hồ sơ sau khi nghiệm thu được quản lý, lưu trữ theo quy định. Tính luỹ kế đến tháng 6 năm 2019, diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân là 11.353,09 ha, trong đó Đất ở đô thị đã cấp 48,93 ha đạt 99,03% diện tích cần cấp; Đất ở nông thôn đã cấp 272,69 ha đạt 87,82 % diện tích cần cấp; Đất nông nghiệp đã cấp 11.031,5 ha đạt 95,8 % diện tích cần cấp.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Hàng năm, các xã, thị trấn trong huyện đều thu thập và cập nhật số liệu về
diện tích đất đai theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng. Trong đó, công tác kiểm kê đất đai được tiến hành định kỳ 5 năm một lần, công tác thống kê, cập nhật biến động đất đai được tiến hành hàng năm. Năm 2019, huyện đã hoàn thành việc tổng kiểm kê đất đai, chính thức đưa số liệu, tài liệu và bản đồ vào sử dụng. Nhìn chung chất lượng công tác kiểm kê, thống kê đất đai qua các đợt đã được nâng cao.
* Công tác quản lý tài chính vềđất đai:
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật. Huyện đã thực hiện ban hành nhiều văn bản và tổ chức thực hiện việc quản lý thu, chi ngân sách như: tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân từ
chuyển quyền bất động sản, lệ phí trước bạ, …
* Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất:
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt
động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất,... góp phần bảo
Tuy nhiên, trong những năm qua là thời điểm giá đất tăng cao, vì vậy tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật diễn ra phổ biến; tình trạng tự chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến công tác quản lý đất đai rất khó khăn.
* Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai:
Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử
dụng đất đai được huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật đất đai bảo đảm việc thi hành pháp luật đất đai, từng bước chấn chỉnh và đưa công tác quản lý đất đai dần vào nền nếp. Các phòng ban đã tham mưu xử lý một số vi phạm như: tự ý chuyển
đổi mục đích sử dụng đất ở xã Đài Xuyên, xây dựng công trình trái phép ở xã Thắng Lợi, Lấn chiếm đất đai tại Vạn Yên,....; Giải quyết kịp thời các đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo vềđất đai, giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: số lượng vụ việc thanh tra thực hiện hàng năm còn ít và bị động theo các vụ việc mà báo chí, dư luận phản ánh; việc kiểm tra chấp hành pháp luật đất đai chưa thực hiện thường xuyên, chất lượng chưa cao; việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai còn chậm, chưa dứt điểm dẫn đến nhiều vụ
việc kéo dài làm giảm hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra.
* Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo:
Trong giai đoạn 2015-2019 tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng lên theo chiều hướng phức tạp, chủ yếu liên quan đến giải phóng mặt bằng. Trước tình hình đó, huyện Vân Đồn đã có những chủ trương, chính sách triển khai với quy mô rộng trên toàn bộ địa bàn huyện như: Tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật, trong đó có phổ biến pháp luật khiếu nai, tố cáo; Thành lập Ban tiếp công dân, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ liên quan xử lý đơn thư khiếu nại, tố cấp xã, thị trấn; Định kỳ ngày mùng 1, 15 hàng tháng trực tiếp lãnh đạo huyện, trưởng hoặc phó các ban, nghành sẽ tiếp công dân tại trụ sở UBND huyện để
Với những nỗ lực đó tình hình tranh chấp đất đai; khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai từng bước được giảm thiểu, khiến tình hình chính trị ổn định, kinh tế - xã hội càng ngày phát triển hơn.
* Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai:
Huyện Vân Đồn hiện có 01 tổ chức dịch vụ công vềđất đai là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường. Đây là cơ quan duy nhất được cung cấp thông tin có giá trị pháp lý về thửa đất và người sử dụng đất, là nơi tiếp nhận, xử lý các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai. VPĐKQSDĐ được đảm bảo về chính sách, tài chính, cơ sở vật chất và con người nhằm phát huy tối đa sức mạnh của cơ quan hoạt động dịch vụ công này.
3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vân Đồn
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 58.391,38 ha, bao gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 11 xã. Đơn vị hành chính cấp xã có diện tích lớn nhất là xã Vạn Yên (10.582,8 ha, chiếm 18,12% diện tích toàn huyện), đơn vị hành chính cấp xã có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Cái Rồng (257,7ha, chiếm 0,44% diện tích tự nhiên). Huyện Vân Đồn có diện tích đất đai đã được đưa vào khai thác sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội khá triệt để (chiếm 83,69% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện). Hiện trạng sử dụng đất huyện Vân Đồn năm 2019 thể hiện chi tiết tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của huyện Vân Đồn Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 58.391,38 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 42.438,38 72,68 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.857,01 3,18 1.2 Đất Lâm nghiệp 39.301,17 67,31 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.272,85 2,18 1.4 Đất nông nghiệp khác 7,35 0,01
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 6.427,54 11,01
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,09 0,03
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 78,76 0,13
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.332,00 3,99
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,96 0,00
3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 9.525,45 16,31
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 6.882,75 11,80
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 72,96 0,12
3.3 Đất núi đá không có rừng cây 2.569,74 4,40
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Đồn)
Theo bảng 3.1 đất đai của huyện Vân Đồn được chia làm 3 nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp: có diện tích 42.438,38 ha chiếm 72,68% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm 4 loại đất sau:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: có diện tích 1.857,01ha chiếm 4,37% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, bao gồm 2 loại đất là đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
+ Đất lâm nghiệp: có diện tích 39.301,17 ha chiếm 92,61% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, bao gồm 2 loại đất là đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: có diện tích 1.272,85 ha chiếm 3,0% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất nông nghiệp khác: có diện tích 7,35 ha chiếm 0,02% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: có diện tích 6.427,54 ha chiếm 11,01% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Với 6 loại đất sau:
+ Đất ở: có diện tích 554,8 ha chiếm 8,63% tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất chuyên dùng: có diện tích 3445,93ha chiếm 53,61% tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: có diện tích 15,09 ha chiếm 0,24% tổng diện đất phi nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có diện tích 78,76 ha chiếm 1,23% tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: có diện tích 2.332,0 ha chiếm 36,28 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất phi nông nghiệp khác: có diện tích 0,96 ha chiếm 0,01% tổng diện tích
đất phi nông nghiệp toàn huyện.
- Nhóm đất chưa sử dụng: có diện tích 9.525,45 ha chiếm 16,31% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm 3 loại đất:
+ Đất bằng chưa sử dụng: có diện tích 6.882,75 ha chiếm 72,2% tổng diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: có diện tích 72,96 ha chiếm 0,8% tổng diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện.
+ Đất núi đá không có rừng cây: có diện tích 2.569,74 ha chiếm 27,0% tổng diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện.
3.1.4. Đánh giá chung
* Các lợi thế và cơ hội phát triển
Vân Đồn có vị trí thuận lợi cho việc xây dựng một Khu kinh tế du lịch biển -
đảo chất lượng cao, góp phần khai thác tốt vùng biển phía Bắc.
Vân Đồn có tiềm năng tài nguyên thiên nhiên tương đối lớn để phát triển các ngành dịch vụ và du lịch biển - đảo chất lượng cao, bao gồm tài nguyên vềđất rừng, tài nguyên về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên biển. Dân cư và các giá trị văn hóa
độc đáo không chỉ là tiềm năng phát triển du lịch mà còn là điều kiện tốt để phát triển kinh tếđa dạng.
Chủ trương của Nhà nước là xây dựng vành đai kinh tế Hạ Long - Vân Đồn - Hải Hà - Móng Cái trở thành lãnh thổđộng lực của cả nước ở phía Bắc
* Hạn chế và thách thức:
Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, hiện nay Vân Đồn đang thiếu một tầm nhìn chiến lược về mặt không gian phát triển đô thị, do đó mặc dầu có được sự cải thiện đáng kể nhưng sẽ không tránh khỏi tình trạng xây dựng tự phát, lộn xộn, chắp