Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hòa Vang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 59 - 62)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hòa Vang

Tổng diện tích đất huyện Hoà Vang là 73,488.8 ha, chiếm 74,8% tổng diện tích đất liền của thành phố Đà Nẵng. Diện tích đất đã được sử dụng của huyện chiếm 98.8% cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi nông nghiệp khác, cụ thể thể hiện ở Bảng 3.5 về cơ cấu tài nguyên đất huyện Hòa Vang chia theo mục đích sử dụng:

Bảng 3.5. Cơ cấu tài nguyên đất huyện Hòa Vang chia theo mục đích sử dụng năm 2015

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Đất nông nghiệp 64.879,5 88.28

Đất phi nông nghiệp 7.726,2 10.51

Đất chưa sử dụng 883,1 1.20

Tổng 73.488,8 100.00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hòa Vang, 2015)

Tính theo đơn vị hành chính từng xã thì diện tích đất được phân chia theo biểu đồ 3.5

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu diện tích đất huyện Hòa Vang chia theo xã 3.3.1.1. Đất nông nghiệp

Hòa Vang là một huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng do đó diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn với tổng diện tích là 64.879,5 ha chiếm 88,28% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp với diện tích 58.901,3ha, chiếm 80,15% so với tổng diện tích tự nhiên và chiếm 91% so với tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp tương đối cao. Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc. Thu nhập thuần trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 32 triệu đồng/ ha. Đối với lâm nghiệp, theo ước tính, chỉ số này chỉ vào khoảng 2 triệu đồng/ ha rừng sản xuất.

Bảng 3.6. Cơ cấu đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang năm 2015

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Đất trồng cây hằng năm 4.575,5 7

Đất trồng cây lâu năm 1.286,7 1,98

Đất lâm nghiệp 58.901,3 91

Đất nuôi trồng thủy sản 105,6 0,16

Đất nông nghiệp khác 10,3 0,01

Tổng 64.879,5 100.00

Biểu đồ 3.6. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Hòa Vang 3.2.1.2. Đất phi nông nghiệp

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện có xu hướng ngày càng tăng. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp hiện nay của toàn huyện là 7.726,2 ha, chiếm 10,51% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất khu dân cư nông thôn. Đất khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang có diện tích 5.395,6 ha; chiếm 7,34% diện tích tự nhiên, bao gồm 11 xã trên địa bàn huyện, Chủ yếu là đất để xây dựng nhà ở (2.676,2ha), các công trình công cộng (2.719,4 ha). Từ năm 2005 đến nay đất khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện có nhiều biến động do việc chia tách ranh giới hành chính giữa quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang. Tuy nhiên việc sử dụng đất khu dân cư nông thôn ngày càng được sử dụng hiệu quả do việc thực hiện các công trình dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các khu dân cư mới, đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực đó là chuyển đổi tích cực các loại đất sử dụng ít hoặc kém hiệu quả sang sử dụng có hiệu quả.

Bảng 3.7. Cơ cấu đất phi nông nghiệp huyện Hòa Vang năm 2015

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Đất ở nông thôn 2.676,2 34,6

Đất chuyên dùng (cơ quan nhà nước,

quốc phòng, công cộng) 2.719,4 35,1

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 37,8 0,48

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 537,6 6,95

Đất sông suối, mặt nước, PNN khác 1.755,2 22,7

Tổng 7.726,2 100.00

3.2.1.3 Đất chưa sử dụng

Nhờ quá trình đô thị hóa, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, nhà nước thu hồi đất để giao cho nhân dân địa phương sản xuất nông nghiệp và thu hồi để thực hiện dự án quy hoạch nên đã khai thác triệt để phần diện tích đất chưa sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Hiện nay nhóm đất chưa sử dụng có diện tích rất thấp 883,1 ha, chiếm 1,2% tổng diện tích tự nhiên. So với thời điểm năm 2010 nhóm đất chưa sử dụng giảm 9.263,5ha. Sự biến động này là hợp lý với tình hình phát triển của địa phương. Đến nay diện tích đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây đã được sử dụng triệt để, chỉ còn loại đất bằng chưa sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)