3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.4.1. Giải pháp về quản lý
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường, theo vùng lãnh thổ, đặc biệt đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, đôn đốc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về sử dụng đất, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi
trường tại các cơ sở khai thác khoáng sản.
- Tăng cường công tác truyền thông, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường nhằm giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở khai thác khoáng sản nhận thức được tầm quan trọng và các trách nhiệm phải thực hiện trong hoạt động khai thác của mình.
- Xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở vi phạm pháp luật về đất đai, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở khai thác khoáng sản vi phạm nghiêm trọng có hành vi dây dưa, chây ì, không tự giác thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định tại Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
- Lập bản đồ chi tiết các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện, làm cơ sở quản lý, đề xuất cấp phép khai thác khoáng sản phù hợp với phát triển KT-XH. Xây dựng và ban hành Quy hoạch khai thác tổng thể tài nguyên khoáng sản huyện Hòa Vang để phục vụ thuận lợi cho công tác quản lý.
- Đẩy mạnh công tác thẩm định, phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Nâng cao năng lực, trách nhiệm cho bộ máy thực hiện quản lý khoáng sản từ cấp huyện đến cấp xã, thường xuyên tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và cấp xã.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng bản đồ quy hoạch, tiềm năng về khoáng sản, hiện đại hóa công tác quản lý khai thác khoáng sản, sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.