Điều kiện kinh tế xã hội huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 48 - 52)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a) Tăng trưởngkinh tế

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Hòa Vang

từ năm 2011 đến năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014

1. Diện tích tự nhiên km2 734,89 734,89 734,89 734,89 2. Dân số trung bình người 122.292 123.880 125.445 128.151

3. Mật độ dân số người/km2 167 170 172 174

4. Dân số trong độ tuổi lao động người 75.926 77.528 78.439 79.642 5. Lao động đang làm việc trong các

ngành kinh tế người 67.042 69.384 70.960 72.491

a. Nông, lâm, thuỷ sản người 25.811 25.082 21.642 18.732 b. Công nghiệp, xây dựng người 18.168 19.663 22.374 24.364 c. Thương mại, dịch vụ người 23.062 24.638 26.944 29.395

6. Tỷ lệ thất nghiệp % 1,5 1,3 1,2 1,1

7.Tỷ lệ thiếu việc làm % 1,1 1,4 1,5 1,4

8. GTSX các ngành kinh tế

(giá so sánh 2010) Tỷ đồng 4.141,2 4.580,5 4.968,8 5.480,8 - GTSX ngành Nông, lâm, thuỷ sản Tỷ đồng 746,4 785,6 824,2 873,5 - GTSX ngành CN – TTCN và xây dựng Tỷ đồng 1.901,8 2.105.5 2.236,4 2.459,7 - GTSX ngành Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 1.493,0 1.689,4 1.908,4 2.147,1 9. Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 16,32 18,75 20,86 24,68

Trong những năm qua, giá trị sản xuất của huyện tăng khá nhanh, giá trị sản xuất tăng từ 4.141,2 tỷ đồng năm 2011 lên 5.480,8 tỷ đồng năm 2014, tăng 32%; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện bình quân giai đoạn 2011 - 2014 đạt 16,32%/năm, trong đó ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,84%/năm (tăng từ 746,4 tỷ đồng năm 2010 lên 873,5 tỷ đồng năm 2014), công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 22,53%/năm và thương mại - dịch vụ tăng 16,43%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 27,24 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010 (thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 14,18 triệu đồng/người).

b) Cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, cụ thể tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 22% năm 2011 xuống còn 19% năm 2014, trong khi tỷ trọng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 48% năm 2010 lên 51% năm 2014, ngành công nghiệp, xây dựng duy trì ổn định 30% qua các năm.

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của thành phố, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND, được sự giúp đỡ của các ngành, nỗ lực của nhân dân, nền kinh tế của huyện đã có những bước phát triển khá toàn diện, trong đó giá trị sản xuất năm sau luôn cao hơn năm trước, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, là một huyện ngoại thành, đóng vai trò là vựa lúa cung cấp một phần lương thực và hàng nông sản cho toàn thành phố nên ngành nông nghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm

a) Dân số

Dân số trung bình của huyện Hòa Vang đến đầu năm 2015 là 128.151 người ,

tỉ lệ tăng tự nhiên là 9.25‰. Mật độ dân số bình quân là 174 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện, chủ yếu tập trung ở xã Hòa Phước (1.899 người/km2), Hòa Tiến (1.159 người/km2), Hòa Châu (1.541 người/km2), nhưng rất thưa thớt ở xã Hòa Bắc (12 người/km 2), Hòa Phú (51 người/km2)…

Bảng 3.2. Mật độ phân bố dân cư huyện Hòa Vang đầu năm 2015

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn huyện 734,89 128.151 174 1 Hòa Bắc 343,34 4.145 12 2 Hòa Liên 39,50 13.741 348 3 Hòa Ninh 105,20 5.298 50 4 Hòa Sơn 24,26 13.263 547 5 Hòa Nhơn 32,59 14.860 456 6 Hòa Phú 90,05 4.580 51 7 Hòa Phong 18,54 16.009 863 8 Hòa Châu 9,10 14.025 1.541 9 Hòa Tiến 14,50 16.810 1.159 10 Hòa Phước 6,94 13.182 1.899 11 Hòa Khương 50,87 12.238 241

Biểu 3.3. Mật độ dân số huyện Hòa Vang đầu năm 2015

b) Lao động và việc làm

Tính đến đầu năm 2015, dân số toàn huyện Hòa Vang là 128.151 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15%, tương đương 78.439 người2, trong đó số lượng lao động có việc là 70.108 người.

Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nên lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm dần. Năm 2010 lao động trong ngành nông nghiệp là 29.802 người chiếm 45,6%, đến năm 2015 giảm xuống còn 21.642 người, chiếm 30,5% tổng số lao động, bình quân giai đoạn 2010- 2013 giảm 10,1%/năm. Trong khi lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng tăng lên, cụ thể lao động ngành CN-XD năm 2010 là 15.947 người (chiếm 24,4%), đến năm 2014 tăng lên 22.374 người (chiếm 31,53%) và ngành dịch vụ tăng từ 30,0% năm 2010 lên 37,97% năm 2014.

Bảng 3.3. Cơ cấu lao động của huyện bình quân giai đoạn 2010 - 2014 Năm Chỉ tiêu 2010 2014 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Phân theo ngành nghề 65.356 100 72.491 100

- Nông, lâm, thủy sản 29.802 45,60 21.642 30,50 - Công nghiệp, xây dựng 15.947 24,40 22.374 31,53

- Dịch vụ 19.607 30,00 26.944 37,97

Phân theo trình độ 65.356 100 72.491 100

- Công nhân kỹ thuật 4.392 6,72 5.328 7,35

- TH chuyên nghiệp 3.588 5,49 4.857 6,7

- Cao đẳng, đại học trở lên 4.215 6,45 5.589 7,71

- Khác 53.161 81,34 56.717 78,24

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2014)

Bên cạnh đó, những năm qua các cấp các ngành ở huyện Hòa Vang đã chú trọng nâng cao trình độ lực lượng lao động bằng nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày một tăng lên. Đến nay tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã đạt 55%. Nhìn chung, dân số và lao động của huyện Hòa Vang khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khỏe, lao động có trình độ. Mặt khác, dân số dưới độ tuổi lao động còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn (chiếm 25,57%), đây là lực lượng bổ sung vào nguồn lao động cho những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 48 - 52)