Tình hình khai thác khoáng sản và quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 55 - 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. Tình hình khai thác khoáng sản và quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

sản trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

3.2.2.1. Tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Hòa Vang

Tính đến cuối năm 2015, huyện Hòa Vang có 60 mỏ khoáng sản được thành phố cấp phép khai thác, trong đó có 25 mỏ khoáng sản đã hoàn thành việc khai thác và đã có Quyết định chấm dứt khai thác và 35 mỏ còn hiệu lực đang khai thác.

- Đối với 25 mỏ khoáng sản đã hoàn thành khai thác thì có 19 mỏ đất đồi, 04 mỏ đá, 02 mỏ đất sét được UBND thành phố Đà Nẵng cấp phép từ giai đoạn 2002-2013.

- Đối với 35 mỏ còn trong hiệu lực và đang tiến hành khai thác, trong đó có 22 mỏ khai thác đá, 07 mỏ khai thác đất đồi, 02 mỏ khai thác đất sét, 04 mỏ khai thác cát. Chia theo từng xã: xã Hòa Nhơn có 16 mỏ, gồm 12 mỏ đá và 04 mỏ đất đồi; xã Hòa Sơn có 05 mỏ, gồm 04 mỏ đá và 01 mỏ đất đồi; xã Hòa Ninh có 06 mỏ, gồm 05 mỏ đá và 01 mỏ đất đôì; xã Hòa Khương có 01 mỏ đá; xã Hòa Phong có 02 mỏ gồm 01 mỏ đất đồi, 01 mỏ đất sét; xã Hòa Phú có 02 mỏ gồm 01 mỏ đất sét và 01 mỏ cát; xã Hòa Bắc có 03 mỏ cát.

Bảng 3.4. Các mỏ khoáng sản đang được UBND thành phố cấp phép khai thác trên

địa bàn huyện Hòa Vang chia theo loại khoáng sản ở từng xã

Stt Loại khoáng sản Tổng số mỏ Trong đó Hoà Nhơn Hoà Sơn Hoà Ninh Hoà Khương Hoà Phong Hoà Phú Hoà Bắc 01 Khai thác đá 22 mỏ 12 04 05 01 - - - 02 Khai thác đất đồi 07 mỏ 04 01 01 - 01 - - 03 Khai thác đất sét 02 mỏ - - - - 01 01 - 04 Khai thác cát 04 mỏ - - - 01 03 Tổng 35 16 05 06 01 02 02 03

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hòa Vang, 2015)

3.2.2.2. Tình hình quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Trong thời gian qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Huyện uỷ, UBND huyện, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, các hoạt động khoáng sản về cơ bản đã từng bước được chấn chỉnh, đi vào nề nếp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan, UBND huyện đã kịp thời ban hành các văn bản quản lý thuộc thẩm quyền để chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các ngành thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, đặc biệt trong việc kiểm tra, xử lý, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Công tác triển khai, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về khoáng sản được quan tâm thực hiện; Phối hợp chặt chẽ với các sở ngành liên quan trong thực hiện thẩm định, cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn; công tác thanh tra, kiểm tra từng bước được tăng cường, hằng năm đều duy trì đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động các mỏ khoáng sản, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm, đồng thời đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các chế độ chính sách và quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Các ngành, UBND các xã đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp để tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn quản lý. Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, mặt trận tổ quốc đã thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép.

Các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khoáng sản đã chấp hành các quy định của Luật Khoáng sản và các pháp luật có liên quan; thực hiện đúng các nội dung của giấy phép, tuân thủ quy trình, quy phạm an toàn lao động, thiết kế mỏ và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Các doanh nghiêp cũng thực hiện đóng thuế phí đúng quy định. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân nơi có khoáng sản được khai thác thông qua việc sử dụng nhân lực tại địa phương, đóng góp đầu tư cơ sở hạ tầng...

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản vẫn còn một số tồn tại, đó là:

- Tồn tại trong công tác quản lý nhà nước:

Công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản còn mang nặng tính lợi ích kinh tế và tư tưởng nhiệm kỳ, chưa thực sự chú trọng yếu tố phát triển bền vững. Cơ chế xin cho còn tồn tại trong hoạt động quản lý hành chính về cấp phép hoạt động khoáng sản. Công tác chủ động, kịp thời phát hiện xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản của các ngành, xã còn chậm, chưa quyết liệt. Địa bàn huyện rộng lớn, chế độ thông tin, báo cáo và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng (phòng Tài nguyên và Môi trường và chính quyền địa phương các xã) chưa chặt chẽ. Sự chỉ đạo quản lý trực tiếp từ địa phương cấp xã còn lỏng lẻo, chưa có sự phân công phân nhiệm một cách rõ ràng trong công tác quản lý, giám sát tạo kẽ hở buông lỏng quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản để các tổ chức, cá nhân lợi dụng khai thác, không kiểm soát được sản lượng khai thác, không tuân thủ quy trình kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa đạt được kết quả như mong muốn. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các cấp đối với các hoạt động khoáng sản đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép hoặc lợi dụng chủ trương cho phép cải taọ mặt bằng để tận thu khoáng sản ở một số nơi vẫn còn xảy ra gây thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan. Chưa có biện pháp khai thác hiệu quả nguồn thu phí, lệ phí từ hoạt động khai thác khoáng sản để sử dụng vào mục đích phát triển của địa phương. Những tác động của việc khai thác tài nguyên khoáng sản trong thời gian qua chưa được đánh nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc để có cơ sở xác định tầm nhìn chiến lược trong khai thác sử dụng lâu dài và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Việc sử dụng nguồn ký quỹ môi trường để phục hồi môi trường sau khai thác ở cơ sở còn nhiều khó khăn do địa phương không quản lý trực tiếp nguồn kinh phí này nên muốn triển khai phải kiến nghị thành phố can thiệp với các đơn vị khai thác.

- Tồn tại từ các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản:

Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vì lợi ích kinh tế trước mắt chỉ chú trọng đầu tư cho khai thác (kể cả sử dụng công nghệ lạc hậu) để khai thác nhằm thu hồi vốn nhanh. Các tổ chức hoạt động khoáng sản thường có xu hướng tăng cường khai thác vượt cả kế hoạch trong giấy phép, xem nhẹ trách nhiệm BVMT và quyền lợi người dân vùng mỏ. Việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ quy định, tiêu chuẩn về kỹ thuật, BVMT của các doanh nghiệp còn tuỳ tiện, chưa thực hiện đầy đủ những nội dung quy định trong dự án đầu tư và ĐTM. Nhiều mỏ khai thác không đúng thiết kế mỏ, công tác thu hồi đất chi tiết trước khi khai thác chưa được triển khai đồng bộ theo quy trình. Hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản ở nhiều khu vực gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng cuộc sống người dân và mất đất sản xuất của người dân (như ở thôn

Phước Thuận, Phước Hậu xã Hòa Nhơn, các tuyến đường chính ADB5, QL14G, đường vào mỏ đá Hòa Nhơn...).

Một số tổ chức, cá nhân sau khi được cấp phép khai thác, cải tạo mặt bằng đã thuê hoặc liên kết với các đơn vị khác khai thác. Chủ giấy phép khai thác chỉ quan tâm kiểm tra, giám sát khối lượng sản phẩm, mà ít chú trọng việc các đơn vị khai thác thuê có tuân thủ pháp luật hay không. Các đơn vị khai thác thuê chỉ quan tâm vào khối lượng khai thác, khai thác chỗ thuận lợi như vùng quặng giàu, thuận tiện vận chuyển…Vì vậy những trường hợp thuê hoặc liên kết khai thác thường gây thất thoát, lãng phí tài nguyên khoáng sản, huỷ hoại cảnh quan và môi trường. Mặc dù có sự rang buộc về cải tạo, phục hồi môi trường song hầu hết các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa có hoặc chưa chuẩn bị đầy đủ quy trình và kế hoạch cải tạo phục hồi môi trường. Do vậy việc cải tạo và phục hồi môi trường không được quan tâm, hoặc có thực hiện nhưng mới chỉ mang tính cải tạo lại mặt bằng, trồng cây lâm nghiệp nhưng tỷ lệ cây sống thấp và phát triển kém, chưa thực hiện đúng nghĩa phục hồi môi trường. Nhiều khu vực đã khai thác xong nhưng chưa thực hiện hoàn thổ, để lại nhiều mặt bằng nham nhở, gây tác động xấu đến địa phương nhưng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.

- Tồn tại từ cộng đồng và các tổ chức xã hội vùng khai khoáng

Nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về pháp luật còn thấp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền lợi người dân vùng có khai thác khoáng sản. Vì vậy khi có vấn đề bức xúc người dân chỉ biết phản ánh lên chính quyền địa phương (trực tiếp là UBND xã), trong khi họ có quyền được biết thông tin về môi trường, quyền được yêu cầu giải trình - đối thoại với các bên quản lý và gây ra tác động bất lợi, cũng như được hưởng quyền lợi vùng khai thác khoáng sản. Nhiều người dân chạy theo lợi thuận kinh tế tự thỏa thuận đền bù, hỗ trợ với doanh nghiệp để bán đất thu lợi nhuận gây lãng phí tài nguyên khoáng sản, đất đai và khó khăn cho công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 55 - 59)