Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 40 - 43)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp:

Thu thập các báo cáo, số liệu, tài liệu tại các Sở, Phòng, Ban thuộc huyện Hòa Vang và thành phố Đà Nẵng để có được thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu. Thu thập các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và địa phương về chính sách liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản và quản lý sử dụng đất sau khi khai thác khoáng sản.

Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, báo cáo, tài liệu hội thảo, thu thập thông tin từ Internet để có số liệu về tình hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản đến đời sống kinh tế - xã hội, môi trường trong nước, của thành phố và của huyện Hòa Vang.

- Số liệu sơ cấp:

Chọn 03 xã có nhiều mỏ đất đồi và đất sét đang hoạt động khai thác để điều tra, khảo sát thực địa. Đồng thời chọn một số mỏ đất đồi, đất sét điển hình để đánh giá hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất khi khai thác khoáng sản, gồm: Nhóm mỏ khai thác đất đồi tại xã Hòa Nhơn (2 mỏ đã kết thúc khai thác, 2 mỏ đang khai thác và 1 khu vực khai thác trái phép) và nhóm mỏ khai thác đất sét tại xã Hòa Phú, Hòa Phong (2 mỏ đang khai thác, 1 mỏ đã kết thúc khai thác và 1 khu vực khai thác trái phép).

Bảng 2.1. Các mỏ đất đồi điển hình trên địa bàn huyện Hòa Vang chọn phân tích

đánh giá thực trạng

STT Đơn vị được cấp phép Địa điểm khai thác Thời gian

khai thác

Thời gian kết thúc

I Mỏ đã kết thúc khai thác

1 DNTN Văn Tân Phước Thuận,

xã Hòa Nhơn 10/2010 10/2012

2 Công ty TNHH Đại Hồng Tín Thạch Nham Tây,

xã Hòa Nhơn 10/2010 10/2012

II Mỏ đang khai thác

1 Công ty TNHH Phúc Đặng Thạch Nham Đông,

xã Hòa Nhơn 01/2015 01/2017

2 Công ty Cổ phần Tập đoàn Nguyễn Phan Chánh

Phước Thuận,

xã Hòa Nhơn 08/2015 01/2017

Bảng 2.2. Các mỏ đất sét điển hình trên địa bàn huyện Hòa Vang chọn phân tích

đánh giá thực trạng

STT Đơn vị được cấp phép Địa điểm khai thác

Thời gian khai thác Thời gian kết thúc I Mỏ đã kết thúc khai thác

1 Công ty TNHH Minh Tân Thôn An Châu,

xã Hòa Phú 4/2012 6/2014

2 Công ty Cổ phần Cao Hoàng Lực Thôn Nam Thành,

xã Hòa Phong 10/2010 10/2012

II Mỏ đang khai thác

1 Công ty Cổ phần Hiệp Đại Hưng Thôn An Châu,

xã Hòa Phú 6/2014 6/2017

III Khu vực khai thác trái phép tại xứ đồng Bàu Tong, thôn An Châu, xã Hòa Phú

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hòa Vang, 2015)

Điều tra dân cư sở tại về hiện trạng sử dụng đất, các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của khai thác khoáng sản đến đời sống nhân dân. Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu, trong đó mỗi xã có 30 phiếu. Những hộ dân đại diện được lựa chọn tham gia trả lời bảng hỏi là những hộ gần khu vực nghiên cứu, trực tiếp chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản.

Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, quan sát và phỏng vấn nhằm xác định rõ hiện trạng khai thác, hiện trạng sử dụng đất và các tác động môi trường đất, cụ thể:

- Khảo sát hiện trạng phân bố và khai thác thực tế các mỏ, điểm khoáng sản (đang khai thác hoặc đã đóng cửa) trên địa bàn;

- Khảo sát tình trạng phục hồi đất sau khai thác khoáng sản: Hoàn thổ, không hoàn thổ, tỷ lệ thực hiện hoàn thổ đất theo phương án.

- Khảo sát về các hiện tượng, tai biến địa chất, sinh thái tài nguyên đất, nước, rừng…Đánh giá thực bì trên đất sau khai thác khoáng sản.

- Khảo sát công tác quản lý, các giải pháp bảo vệ môi trường mà các mỏ áp dụng; tình hình đổ thải,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 40 - 43)