Tình hình đăng ký đất đai, cấp GCN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố quảng ngãi (Trang 36 - 38)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Tình hình đăng ký đất đai, cấp GCN tại Việt Nam

1.2.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1979.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đặc biệt là sau cải cách ruộng đất năm 1957, Nhà nước đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo. Ngày 09/11/1979, Chính phủ đã ban hành Nghị định 404-CP về việc thành lập tổ chức quản lý ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất trên toàn bộ lãnh thổ.

Hệ thống tài liệu đất đai chủ yếu gồm có 2 loại: bản đồ giải thửa (đo đạc bằng thước dây các loại, bằng bàn đạc cải tiến hoặc chỉnh lý trên các bản đồ củ), sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất [7].

1.2.2.2. Giai đoạn từnăm 1980 đến năm 1988.

Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhà nước mới chỉ quan tâm đến việc quản lý đất nông nghiệp cho nên mới xảy ra tình trạng giao đất, sử dụng đất tuỳ tiện đối với các loại đất khác.

Ngày 1/7/1980, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 201-CP về việc thống nhất quản lý đất đai và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.

Ngày 10/11/1980, Thủ tướng chính phủ ra Chỉ thị 299/TTg, trên cơ sở đó Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành văn bản đầu tiên quy định thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất theo Quyết định số 56/ĐKTK ngày 5/11/1981.

Việc triển khai Chỉ thị 299/TTg kéo dài từ năm 1981 đến cuối năm 1988 mới thực hiện được khoảng 6500 xã, kết quả đạt được còn khá nhiều hạn chế. Các khu dân cư hầu hết còn đo bao và để người dân tự kê khai, không xác định được vị trí sử dụng cụ thể trên bản đồ. Việc xét duyệt xác định quyền sử dụng hợp pháp của người kê khai đăng ký gần như không được thực hiện [7].

1.2.2.3. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1987đến nay

Năm 1988, Luật Đất đai lần đầu tiên được ban hành nhằm đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp. Tiếp đó Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành Quyết định số 201/ĐKTK kèm theo đó là Thông tư số 302/TT-ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành Quyết định số 201. Chính việc ban hành các văn bản này mà công tác quản lý đất đai đã có bước phát triển mới, công tác ĐKĐĐ có thay đổi mạnh mẽ và chúng được thực hiện đồng loạt vào những năm tiếp theo trên phạm vi cả nước.

Thời kỳ từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời đến trước khi Luật Đất đai 2003 ra đời. Luật Đất đai 1993 ra đời khẳng định đất đai có giá trị và người dân có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp. Tuy nhiên, công tác cấp GCNQSDĐ vẫn còn nhiều vướng mắc dù Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị về việc cấp GCNQSDĐ cho người dân và đã không hoàn thành theo yêu cầu của Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg và Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành cấp GCNQSDĐ cho nông thôn vào năm 2000 và thành thị vào năm 2001.

Từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Tài nguyên và Môi trường tới cấp xã, các địa phương trong cả nước đã tổ chức các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm Phát triển quỹ đất, nên các nguồn thu từ đất tăng lên, giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn và phát hiện những điều chưa hoàn thiện trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót cần khắc phục và sữa chữa như: Về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đôi lúc chưa đảm bảo đúng thời gian quy định, một số trường hợp cấp xong còn sai về diện tích, sai về nguồn gốc đất, …

Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai nhiều năm trước khi có Luật Đất đai năm 2003 bị buông lỏng, hồ sơ địa chính bị thất lạc nhiều, công tác đo đạc còn thủ công nên khó tránh khỏi sai sót.

Ngày 24/8/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1474/CT-TTg về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây

dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn toàn quốc.

Để tăng cường quản lý đất đai, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai bền vững và bảo đảm tăng tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận đối với những địa phương có loại đất cấp Giấy chứng nhận đạt thấp, Bộ TN&MT yêu cầu các địa phương đẩy mạnh việc đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp đổi Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội; trong hai năm 2014 - 2015, ưu tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện và hoàn thành cơ bản việc cấp đổi Giấy chứng nhận ở những nơi đã có bản đồ địa chính, đồng thời hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho mỗi tỉnh ít nhất một đơn vị cấp huyện để làm mẫu nhằm rút kinh nghiệm để triển khai diện rộng trong những năm tới [7].

1.2.2.4. Thời kỳ từ khi có luật đất đai 2003 đến năm 2013

Luật đất đai năm 2013 ra đời đã thể chế hoá đúng và đầy đủ những quan điểm, định hướng của Nghị quyết số 19/NQ-TƯ tại Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003 [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố quảng ngãi (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)