Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố quảng ngãi (Trang 44 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp chính thức thành lập theo Luật đất đai chưa bao lâu nên rất ít công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này, có một số đề tài như sau:

Theo tác giả Phan Duy Hạnh (2017) cho rằng: “ Sau khi sáp nhập về mô hình một cấp, trong thời gian đầu, Văn phòng ĐKĐĐ đã gặp nhiều khó khăn về cơ chế,

chính sách. Tuy nhiên, từ đó tới nay, tổ chức của Văn phòng ĐKĐĐ đã dần được kiện

toàn và phát triển về số lượng, chất lượng. Việc phân công nghiệm vụ cụ thể và sự chỉ đạo sát sao đến từng cá nhân đã giúp cho người lao động nắm chắc chuyên môn và chủ động trong công việc. Sở TN&MT đã chủ động luân chuyển, điều động, bổ nhiệm

viên chức lãnh đạo, quản lý đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn. Bảo đảm

việc vận hành và hoạt động của VPĐKĐĐ được liên tục trên cơ sở kế thừa nhân lực và các điều kiện làm việc của Văn phòng đăng ký 02 cấp trước đây để giảm thiểu chi

phí. Mặc khác có hướng chỉ đạo tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát

sinh do việc chuyển đổi thẩm quyền thực hiện; việc giải quyết thủ tục đăng ký, cấp

GCN trên phạm vi địa bàn được duy trì ổn định và đã bước đầu có một số chuyển biến

tích cực. Thời gian thực hiện thủ tục rút ngắn hơn, chất lượng giải quyết thủ tục được

nâng lên, tình hình biến động đất đai được kiểm soát chặt chẽ hơn. Cải cách tổ chức,

lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiều người dân

- VPĐKĐĐ một cấp đã thống nhất cao về mặt chuyên môn và đúng quy định

của pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại các Chi nhánh. Cán bộ, viên chức của các Chi nhánh được tập huấn, hướng dẫn thống nhất về chuyên môn, nghiệp

vụ đăng ký, đo vẽ, lập hồ sơ địa chính và hướng dẫn lập hồ sơ công việc, chỉnh lý hồ sơ lưu trữ. Hồ sơ được kiểm tra chặt chẽ về tính pháp lý, cơ sở dữ liệu địa chính.

- VPĐKĐĐ một cấp trực thuộc Sở TN&MT đã khắc phục được những hạn chế

của hệ thống VPĐKĐĐ ở hai cấp, phù hợp với điều kiện công nghệ hiện đại hơn,

ngoài ra còn thuận tiện cho người dân trong việc đăng ký, các giao dịch hành chính công quy về một mối” [11].

Theo tác giả Nguyễn Luôn (2014), tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2009-2014, toàn huyện đã cấp được 8.802 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo tác giả này, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Mộ Đức có một số hạn chế là chưa đáp ứng được sự mong đợi của người dân, theo kết quả điều tra tỷ lệ hồ sơ trể hẹn còn tương đối cao (17,8%). Công tác đăng ký biến động đất đai chưa được người dân quan tâm thực hiện, theo kết quả điều tra có đến 83,8% hộ dân chưa đăng ký biến động đất đai. Quy trình thực hiện giải quyết hồ sơ còn chậm chiếm tỷ lệ 26,2 %; chính sách pháp luật đất đai trong công tác cấp GCNQSD đất, việc xác định lại diện tích đất ở, quy hoạch sử dụng đất một số trường hợp chưa hợp lý [14].

Theo tác giả Nguyễn Anh Kiệt (2015) cho rằng: “Theo quy định của pháp luật

đất đai, Văn phòng đăng ký QSDĐ thành phố giải quyết việc đăng ký QSDĐ của các

hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ, viên chức của đơn vị vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu, trình độ quản lý, năng lực chuyên môn còn hạn chế. Do vậy, có một số thời điểm Văn phòng phải giải quyết một lượng công việc

quá tải, dẫn đến thời gian xử lý các công việc về quản lý đất đai nói chung và việc

thực hiện các QSDĐ nói riêng bị chậm trễ, thời gian giải quyết kéo dài” [13].

Những đề tài nghiên cứu nêu trên đã chỉ rõ những ưu điểm và phân tích được những hạn chế của từng địa phương về mặt chuyên môn. Tuy vậy, hoạt động tại các chi nhánh của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi nói chung và do đặc thù tại chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Quảng Ngãi nói riêng, chưa có công trình nghiên cứu nào nhằm đánh giá hiệu quả và những khó khăn tồn tại trong quy trình, thủ tục giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan phòng ban trong cả hệ thống quản lý đất đai một cấp; về nhân sự; phân công và theo dõi nhiệm vụ được giao; về trang thiết bị phục vụ công tác của mô hình mới này chưa được đảm bảo và hoàn thiện. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố quảng ngãi (Trang 44 - 46)