Đánh giá công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai giai đoạn tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố quảng ngãi (Trang 99 - 115)

1. Khí hậu

3.3.2. Đánh giá công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai giai đoạn tháng

6/2012 đến tháng 6/2017.

3.3.2.1. Tiến độ thực hiện công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên địa

bàn thành phố Quảng Ngãi.

Từ khi thực hiện mô hình VPĐKĐĐ một cấp tại tỉnh Quảng Ngãi được triển khai thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến tháng 6/2017 sau hơn 2 năm thực hiện Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Quảng Ngãi đã tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai với số lượng nhiều so với giai đoan từ tháng 6/2012 đến 01/01/2015.

Thời gian đầu triển khai, việc giải quyết hồ sơ vẫn còn trường hợp chậm trễ. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay loại hồ sơ cấp giấy chứng nhận lần đầu còn lại

trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi hầu hết thuộc các trường hợp phức tạp mà từ trước đến nay chưa xử lý được. Tuy nhiên, giai đoạn sau khi sáp nhập một cấp thời gian giải quyết được rút ngắn, cụ thể như sau:

Bảng 3.23. Một số thay đổi trong thời hạn giải quyết hồ sơ cấp GCN giữa hai giai

đoạn trước và sau khi sáp nhập một cấp tạiChi nhánh văn phòng đăng ký đất đai

thành phố Quảng Ngãi STT Loại thủ tục Giai đoạn trước khi sáp nhập (Ngày) Giai đoạn sau khi sáp nhập (Ngày) Thời gian rút ngắn (Ngày)

1 Đăng ký đất đai, cấp GCN lần đầu 45 30 15

2 Đăng ký, cấp GCN bổ sung đối

với tài sản gắn liền với đất 45 20 25

3 Cấp đổi, cấp lại GCN 30 15 15

4 Tách thửa, hợp thửa 30 20 10

5 Gia hạn quyền sử dụng đất 20 15 5

6

Đăng ký và xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

5 3 2

Việc cấp GCNQSDĐ lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố đã cơ bản hoàn thành. Số còn lại thường là những hồ sơ không đủ điều kiện, chủ yếu là do việc mua bán, chuyển nhượng bằng giấy tay giữa các cá nhân với nhau; do người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng trên đất nông nghiệp; nhiều nội dung về nguồn gốc sử dụng đất do người dân kê khai trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSD đất không trùng khớp với sổ sách, hồ sơ địa chính… Tuy nhiên, trong giai đoạn này đã khắc phục được nhờ sự phối hợp và đôn đốc kịp thời giữa các cơ quan có liên quan đến công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.

3.3.2.2 So sánh và phân tích hiệu quả công tác của Văn phòng Đăng ký đất đai theo

mô hình hai cấp và Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp tại chi nhánh thành phố

Quảng Ngãi (Giai đoạn từ tháng 6/2012 đến 01/01/2015 và giai đoạn 01/01/2015 đến

6/2017) .

*So sánh về số lượng thủ tục hành chính đất đai đã giải quyết xong

Bảng 3.24. Tổng hợp kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại thành phố

Quảng Ngãi giai đoạn từ năm tháng 6/2012 đến 6/2017

Thời gian 6 tháng cuối năm 2012 2013 2014 2015 2016 6 tháng đầu năm 2017 Tổng Đăng ký, cấp GCN 4553 5022 4537 9972 25647 10037 59768 Đăng ký giao dịch đảm bảo 1747 4060 6106 7574 8343 4517 32347 Tổng 6300 9082 10643 17546 33990 14554 92115

Hình 3.11. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính đất đai tại chi nhánh thành phố

Từ kết quả điều tra trên cho thấy:

- Giai đoạn từ tháng 6/2012 đến 01/01/2015 và giai đoạn 01/01/2015 đến 6/2017, toàn thành phố Quảng Ngãi đạt kết quả đăng ký, cấp GCN rất lớn là 92115 hồ sơ. Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN lần đầu trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đến nay tương đối hoàn thành, số lượng hồ sơ chưa đăng ký và chưa được cấp GCN còn lại là rất ít và đa số thuộc trường hợp vướng mắc từ nhiều năm chưa xử lý được.

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai các năm 2012, 2013, 2014 (trước khi sáp nhập Một cấp) còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân cụ thể do:

+ Quy trình thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trong giai đoạn này vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc dẫn đến chất lượng hồ sơ và thời gian xử lý chưa đảm bảo, cụ thể như:

Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc bộ phận một cửa chưa có cán bộ có năng lực, chưa nắm vững chuyên môn quản lý đất đai nên chất lượng hồ sơ tiếp nhận phải bổ sung và pháp lý chưa đảm bảo. Đều này ảnh hưởng nhiều đến thời gian, năng suất giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.

Sau khi hồ sơ được chuyển về VPĐK thì Lãnh đạo trực tiếp phân công ngẫu nhiên cho từng cán bộ thực hiện xử lý. Tuy nhiên, nhân viên thực hiện giải quyết hồ sơ là không đồng đều về tuổi tác, về năng lực chuyên môn,.... Đều này ảnh hưởng rất lớn đến số lượng hồ sơ giải quyết của toàn cơ quan. Mặc khác, do công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo và tham gia một số công tác khác nên việc theo dõi quản lý về chất lượng, hiệu quả làm việc của từng nhân viên không được chú trọng nhiều, chưa chặt chẽ. Dẫn đến, một số hồ sơ vướng mắc thì nhân viên không kịp thời báo cáo để xử lý, tình trạng hồ sơ kéo dài từ 1 đến 2 năm vẫn thường xuyên xảy ra. Ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín và tạo sự nhũng nhiễu trong công tác quản lý đất đai tại thành phố Quảng Ngãi.

Về nhân sự của Phòng TNMT thành phố (lúc này chỉ có 01 Phó trưởng phòng phụ trách đất đai và một chuyên viên thẩm định hồ sơ) và của VPĐK (01 Giám đốc và

02 phó giám đốc) còn hạn chế để thẩm định và ký duyệt hồ sơ. Do vậy, công đoạn

thẩm định và ký duyệt hồ sơ tại Phòng TNMT là chưa kịp thời với số lượng hồ sơ đăng ký cấp GCNQSD đất biến động hàng ngày.

Quy trình luân chuyển thực hiện nghĩa vụ tài chính được thực hiện sau khi đã được cơ quan nhà nước ký cấp GCN trong giai đoạn này chưa phù hợp dẫn đến tình trạng thời gian giải quyết trả kết quả chậm, người dân phải đi lại, bổ sung nhiều lần. Đặc biệt, người dân ở những địa bàn xã ven biển như Nghĩa An, Tịnh Kỳ, Nghĩa Phú thì phương tiện và thời gian đi lại mất rất nhiều chi phí.

+ Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN và đăng ký biến động đất đai áp dụng hệ thống Luật đất đai năm 2003 đã từ rất lâu và hoạt động ổn định. Tuy nhiên, một số vướng mắc từ nhiều năm trước vẫn chưa xử lý được.

+ Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đăng ký đất đai và cấp GCN chưa được mạnh mẽ nên số lượng hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCN lần đầu vẫn còn nhiều.

+ Tổng số hồ sơ đất đai giải quyết được từ 01/01/2015 đến tháng 6/2017 tăng đột biến so với giai đoạn 2,5 năm liền trước đó là 66090 hồ sơ/26025 hồ sơ (gấp hơn 2.5 lần). Nguyên nhân do địa bàn thành phố thực hiện dự án cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân theo hình thức đại trà và hồ sơ nhận bàn giao từ các xã, phường mới sáp nhập.

+ Hầu hết các hồ sơ trước đây không cấp được GCN do gặp một số vướng mắc như giấy tờ mua bán viết tay về quyền sử dụng đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất...nay đã được hướng dẫn giải quyết tại Luật đất đai 2013, Nghị định 43/NĐ-CP. Ngoài ra, một số trường hợp khó khăn, vướng mắc chưa được quy định nhưng có hướng giải quyết đảm bao tính chất pháp lý trong các loại hồ sơ đăng ký sỡ hữu tài sản gắn liền với đất, xác định lại diện tích đất ở...được Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn giải quyết cụ thể tại Công văn số 3752/STNMT-QLĐĐ ngày 02/11/2016; Quyết định số 54/2015/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh Qảng Ngãi. Từ đó, số lượng hồ sơ đăng ký đất đai, cấp GCN tiếp nhận và giải quyết năm 2015, 2016, 6 tháng năm 2017 tăng lên đáng kể.

+ Việc ban hành Quyết định số 493/2015/QĐ-STNMT ngày 30/10/2015 của Sở TN&MT ban hành quy định trách nhiệm thực hiện hồ sơ đăng ký biến động đất đai, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư giữa các cơ quan thuộc Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi góp phần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể là rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính so với trước đây. Từ đó, số lượng hồ sơ tồn đọng, vướng mắc không kịp thời xử lý đối với hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Quảng Ngãi đã được xử lý kịp thời, đạt kết quả cao.

+ Kể từ sau khi thành lập hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp, thành phố được lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, VPĐKĐĐ tỉnh, UBND thành phố Quảng Ngãi đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.

+ Kết quả giải quyết thủ tục hành chính tăng dần theo từng năm từ 2012 đến 2017. Hiệu quả từ việc thay đổi công tác quản lý đất đai, quản lý nhân sự và phân giao nhiệm vụ cùng mức độ đầu tư trang thiết bị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, giảm bớt áp lực công việc cho cán bộ, viên chức và người lao động.

* So sánh về hiệu quả của công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ

Đã khắc phục được những hạn chế của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình 02 cấp: hồ sơ chỉ cần lưu trữ và bảo quản ở một cấp, nguồn lực đầu tư cho hệ thống được thực hiện tập trung mà không phải san sẻ cho cả hai cấp hành chính. Thông tin quản lý thống nhất dễ cập nhật, theo dõi hạn chế được những phức tạp, rủi ro trong việc liên kết, chuyển đổi và cập nhật thông tin đất đai giữa hai cấp quản lý nhất là khi có giao dịch liên quan đến cả hai loại chủ thể thuộc hai cấp quản lý khác nhau. Đối với hồ sơ thực hiện theo mô hình 01 cấp, loại hồ sơ dạng giấy thì được lưu trữ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Quảng Ngãi, dữ liệu được sao quét và quản lý tập trung tại VPĐKĐĐ tỉnh.

Trên cơ sở theo dõi trực tiếp tại Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Quảng Ngãi bản thân nhận thấy việc quản lý hồ sơ theo mô hình Văn phòng đăng ký một cấp nếu thực hiện tốt sẽ cho hiệu quả cao tiết kiệm đầu tư, giúp cho công tác quản lý hồ sơ được chặt chẽ. Theo đó dễ dàng kiểm tra, chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời công tác chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính của phòng chuyên môn đối với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Quảng Ngãi.

* So sánh về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Kết quả từ ngày 01/01/2015 đến 20/12/2015 (Chi nhánh Quảng Ngãi thực hiện luân chuyển hồ sơ điện tử đến Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh kiểm tra, in GCN và trình sở TNMT): tỷ lệ sớm hẹn, đúng hẹn 85%, tỷ lệ trễ hẹn 15% [25].

Kết quả từ ngày 01/01/2016 đến 07/11/2016 (Chi nhánh Quảng Ngãi thực hiện luân chuyển hồ sơ điện tử đến Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh kiểm tra, in GCN và trình sở TNMT): tỷ lệ sớm hẹn, đúng hẹn 90,2%, tỷ lệ trễ hẹn 9,8% [26].

Qua theo dõi trực tiếp thời gian xử lý hồ sơ giai đoạn sau khi sáp nhập một cấp rất nhanh chóng, còn rất ít trường hợp trễ hẹn kéo dài nhiều năm,..

Số liệu trên cho thấy, thời gian giải quyết các loại hồ sơ theo mô hình một cấp được thực hiện nhanh hơn, cụ thể đó là các loại hồ sơ: bổ sung tài sản, thế chấp, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận tại các dự án, đăng ký biến động. Tuy nhiên, hiện nay số lượng hồ sơ đã giải quyết hoàn thành rất lớn nhưng công dân chưa đến Bộ phận một cửa của UBND thành phố để nhận kết quả giải quyết hồ sơ, Chi nhánh thành phố đã nhiều lần gửi văn bản đến UBND xã, phường thông báo cho công dân đến nhận hồ sơ hoặc gọi điện trực tiếp cho người dân và hướng dẫn thủ tục khai nhận kết quả. Nhờ đó, công tác quản lý đất đai được tốt hơn, tạo được lòng tin của người dân.

* Sự hài lòng của người dân đối với cơ quan chức năng khi đi làm thủ tục hành chính về đất đai

a. Trình tự thủ tục đăng ký đất đai

Bảng 3.25. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về trình tự thủ tục đăng ký đất đai tạiChi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Quảng Ngãi

Số lượng và tỷ lệ

Mức độ Tổng số hộ trả lời Tỷ lệ (%)

Đơn giản 80 77,67

Bình thường 19 18,45

Phức tạp gây phiền hà 4 3,88

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)

Hình 3.12. Ý kiến của người dân về trình tự thủ tục đăng ký đất đai tạiChi nhánh văn

Qua bảng tổng hợp kết quả cho thấy người dân đa số người dân đồng ý với trình tự thủ tục ngày càng đơn giản, tỷ lệ người dân cảm thấy còn phức tạp và phiền hà chỉ là 3,9%, cho thấy chất lượng và hiệu quả của mô hình một cấp mang lại.

Tuy nhiên, ở phường Nghĩa Lộ, Lê Hồng Phong và phường Nghĩa Chánh người dân có ý kiến khác về thủ tục đăng ký đất đai nhiều nhất về thái độ phục vụ của UBND phường là rất chậm. Kết quả nghiên cứu tại phường Lê Hồng Phong cho thấy khi người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất, trước hết phải liên hệ bộ phận cán bộ địa chính phường để nộp đơn xin đề nghị tổ chức họp khu dân cư để xác minh nguồn gốc sử dụng đất, sau đó bộ phận địa chính có đơn đề nghị giải quyết cho công dân trình Lãnh đạo UBND phường để được xem xét và ký xác nhận. Tiếp theo người sử dụng đất phải liên hệ tổ dân phố để tổ chức họp khu dân cư xác định nguồn gốc sử dụng đất của mình. Như vậy, trước khi người sử dụng đất đến bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ tại bộ phận “một cửa” thuộc UBND thành phố để nộp hồ sơ đăng ký đất đai thì họ đã phải mất nhiều lần và thời gian cho việc xác nhận về nguồn gốc sử dụng đất của mình tại UBND phường.

Phần lớn thửa đất do người dân sử dụng ổn định từ trước đến nay nhưng di phát sinh hàng thừa kế khi thực hiện thủ tục đăng ký cấp GCN lần đầu thì gặp rất nhiều khó khắn, mặc dù theo quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn đi kèm đã quy định rất cụ thể đối với trường hợp này.

* Về thái độ phục vụ của cán bộ trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký đất đai Bảng 3.26: Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về thái độ phục vụ của bộ phận

giải quyết hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Quảng Ngãi.

Số lượng và tỷ lệ Mức độ Tổng số hộ trả lời Tỷ lệ (%) Nhiệt tình 92 89,32 Chưa nhiệt tình 11 10,68 Ý kiến khác 0 0 Tổng 103 100

0.00% 89.32% 10.68% Nhiệt tình Chưa nhiệt tình Ý kiến khác

Hình 3.13. Ý kiến của người dân về thái độ phục vụ của bộ phận giải quyết hồ sơ tại

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Quảng Ngãi

Trong quá trình nghiên cứu đề tài khi hỏi người dân đến làm thủ tục đăng ký đất đai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” đa số người dân hài lòng với thái độ hướng dẫn, tiếp nhận và trả hồ sơ cho người dân, số liệu trên cho thấy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố quảng ngãi (Trang 99 - 115)