Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tốcáo trên địa bàn tỉnh Điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai tại thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2016 2019 (Trang 29)

Đin Biên

Năm 2018, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có tăng so với năm 2017, thể hiện trên các tiêu chí: Số lượt công dân đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng 2,72%, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tăng 17,7%, tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền

đông người giảm 62,06% so với năm 2017. Nội dung khiếu nại chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực đất đai với các nội dung có liên quan đến việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất ở, đất nương, đất nông nghiệp. Nội dung đơn tố cáo phản ánh chủ yếu về hành vi của cán bộ, công chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Phân tích kết quả giải quyết cho thấy khiếu nại, tố cáo

đúng chiếm 10%; khiếu nại, tố cáo sai chiếm 75%; khiếu nại, tố cáo đúng một phần chiếm 15% (UBND tỉnh Điện Biên, 2018).

1.3.2.1. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư: Công tác tiếp công dân Công tác tiếp công dân

Trong năm 2018, các cơ quan hành chính nhà nước tiếp 1.454 lượt với 1.671 người, số vụ việc cũ 60; số vụ việc mới phát sinh 1.396. So với cùng kỳ

năm trước số lượt tiếp công dân tăng 2,72% (1.396/1.359). Trong đó có 11

đoàn đông người, giảm so với cùng kỳ năm trước 62,06% (11/29).

Qua công tác tiếp công dân, Lãnh đạo các cấp, các ngành đã tiếp nhận

đơn, tiếp thu và ghi nhận những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân để xem xét, giải quyết, trả lời theo thẩm quyền hoặc hướng dẫn công dân

đến đúng cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết; đồng thời UBND tỉnh chỉ đạo Thủ trưởng các cấp, các ngành có thẩm quyền tăng cường đối thoại với công dân để giải thích, trả lời những bức xúc, vướng mắc, kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật. Tại các buổi tiếp công dân định kỳ, Lãnh đạo UBND tỉnh đều ban hành thông báo kết luận để chỉđạo các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền có văn bản trả lời hoặc chỉđạo các cấp, các ngành liên quan xem xét, giải quyết, trả lời các khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền theo quy định (UBND tỉnh Điện Biên, 2018).

Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị

- Tiếp nhận đơn, phân loại đơn: Trong năm 2018, toàn tỉnh tiếp nhận: 1.422 đơn thư, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (1.422/1.208). Trong đó:

Đơn khiếu nại 49 đơn, chiếm tỷ lệ 3,44% đơn tiếp nhận; Đơn tố cáo 75 đơn, chiếm tỷ lệ 5,27%; còn lại là đơn thư kiến nghị, thỉnh cầu.

- Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo: Trong tổng số 124 đơn khiếu nại, tố cáo nhận được, đơn đủđiều kiện xử lý 80 đơn. Trong đó số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết 48 vụ (khiếu nại 26 vụ; tố cáo 22 vụ) (UBND tỉnh Điện Biên, 2018).

1.3.2.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền: Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền:

- Tổng sốđơn khiếu nại 35 đơn (trong đó có 09 đơn tồn kỳ trước chuyển sang); số vụ việc thuộc thẩm quyền 29 vụ, đã giải quyết 17/29 vụ đạt 58,62% (giải quyết bằng quyết định hành chính 15 vụ, giải quyết thông qua hòa giải 02 vụ); còn 12 vụ mới phát sinh đang giải quyết.

- Kết quả giải quyết: Khiếu nại đúng 01/17 vụ chiếm 06%; khiếu nại sai 13/17 vụ chiếm 76%; khiếu nại đúng một phần 03/17 vụ chiếm 18%.

Giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:

- Tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền: 25 đơn (số đơn tồn kỳ trước chuyển sang 03 đơn); số vụ việc thuộc thẩm quyền 25 vụ; đã giải quyết 23/25 vụđạt 92%. Còn 02 vụ mới phát sinh đang kiểm tra, xác minh.

- Kết quả giải quyết: Tố cáo đúng 03/23 vụ chiếm 13%; tố cáo sai 17/23 chiếm 74%; tố cáo đúng một phần: 03/23 vụ chiếm 13%.

- Qua giải quyết tố cáo đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 146,031 triệu

đồng và trả lại 36 gam giấy A4.

Vụ việc khiếu nại, tố cáo tiếp tục giải quyết: 14 vụ (khiếu nại 12 vụ, tố cáo 02 vụ), trong đó: Cấp huyện 12 vụ khiếu nại, 01 vụ tố cáo; cấp sở 01 vụ tố cáo (UBND tỉnh Điện Biên, 2018).

1.4. Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan

Nhìn chung, tổ chức và cơ chế giải quyết tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo về đất đai còn một số bất cập so với yêu cầu thực tế. Giải quyết một vụ khiếu nại đòi hỏi phải có các bước điều tra, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận, do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách. Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo lĩnh vực đất đai, nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn dẫn

đến tình trạng người đi khiếu kiện lúng túng, mất nhiều thời gian, công sức khi phải đi hết nơi này đến nơi khác.

Công tác thanh tra chưa được thực hiện thường xuyên, còn thiếu tính chủ động, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Việc xử lý sau thanh tra của các cấp, các ngành chưa kiên quyết, triệt để, kịp thời làm hạn chế hiệu quả hoạt động thanh tra. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn mang nặng về mệnh lệnh hành chính. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài. Hình thức văn bản giải quyết một số vụ

việc chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật như việc ban hành công văn, thông báo... để thay thế quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cu

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại thành phốĐiện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

2.2.2. Phm vi nghiên cu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn 04 phường, xã (Thanh Trường, Thanh Minh, Him Lam, Noong Bua) của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2016 – 2019.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tại phòng Tài nguyên Môi trường, Thanh tra thành phố, Ban Tiếp công dân thành phốĐiện Biên Phủ

- Thời gian tiến hành

Từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020

2.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Điện Biên Phủ

- Điều kiện tự nhiên;

- Điều kiện kinh tế - xã hội; - Tình hình quản lý đất đai;

Nội dung 2: Đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016– 2019

- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai giai đoạn 2016– 2019.

Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phốĐiện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên - Đánh giá ưu điểm; - Tồn tại hạn chế và nguyên nhân; - Đề xuất giải pháp. 2.4. Phương pháp nghiên cứu: 2.4.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước như:

- Tài liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phốĐiện Biên Phủ giai đoạn 2016 - 2019 tại Chi cục Thống kê thành phố.

- Tài liệu, số liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2016 - 2019 tại phòng Tài nguyên Môi trường, Thanh tra thành phố, Ban Tiếp công dân – Văn phòng HĐND-UBND thành phốĐiện Biên Phủ.

- Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai trên các trang web của UBND tỉnh Điện Biên, Bộ Tài nguyên Môi trường, Thanh tra Chính phủ...

2.4.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

- Sử dụng Bộ phiếu điều tra để điều tra, phỏng vấn người dân nhằm xác

định sự hài lòng của người dân và các yếu tốảnh hưởng tới công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai. Số lượng phiếu điều tra là 30 phiếu, đối tượng là những cá nhân đến làm việc tại trụ sở Ban Tiếp công dân thành phố, UBND các phường, xã (Thanh Trường, Thanh Minh, Him Lam, Noong Bua). Thời gian thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020.

- Phỏng vấn công chức làm công tác tiếp công dân, công chức được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại những khu vực điểu tra để xác định các nguyên nhân chính gây nên tình hình gia tăng đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp vềđất đai và ảnh hưởng của nó

đến tình hình quản lý đất đai ởđịa phương.

Số lượng phiếu điều tra là 20 phiếu, đối tượng là công chức làm công tác tiếp công dân, công chức được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại phòng Tài nguyên & Môi trường, Thanh tra thành phố, Ban Tiếp công dân thành phố và trên địa bàn 04 phường, xã (Thanh Trường, Thanh Minh, Him Lam, Noong Bua).

2.4.3. Phương pháp thng kê, phân tích và x lý s liu

Đây là phương pháp tiến hành tổng hợp số liệu dựa trên tài liệu, số liệu đã thu thập được. Qua đó phân tích được thực trạng, nguyên nhân tồn tại hạn chế

trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất

đai. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp vềđất đai.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bànthành phốĐiện Biên Phủ 3.1.1. Điu kin t nhiên 3.1.1.1.Vị trí địa lý

Thành phốĐiện Biên Phủ là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa của tỉnh Điện Biên. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 6.444,10 ha. Có toạ độđịa lý từ 21024' 52” vĩđộ trung tâm vùng hành chính và 103002' 31'' kinh độ trung tâm vùng hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Điện Biên;

- Phía Nam giáp huyện Điện Biên Đông;

- Phía Đông huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông; - Phía Tây giáp huyện Điện Biên.

Là thành phố miền núi có các tuyến Quốc lộ 12 và Quốc lộ 279 chạy qua thông suốt với tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và Quốc phòng - An ninh, là điều kiện thuận lợi

để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao thông với các huyện, tỉnh lân cận.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố chủ yếu là dạng địa hình đồi núi và đồng bằng nghiêng dần theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo

địa chất nên địa hình bị chia cắt, cấu trúc núi cao, đồi và đồng bằng. Độ cao trung bình từ 488-1.130m so với mực nước biển. Núi ở đây bị bào mòn mạnh thành những thung lũng và đồng bằng: Địa hình của thành phốĐiện Biên Phủ

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu thành phốĐiện Biên Phủ là khí hậu nhiệt đới, gió mùa vùng cao, mùa Đông lạnh mưa ít; mùa Hè nóng mưa nhiều.Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23oC, nhiệt độ không khí bình quân cao nhất vào tháng 6 là 26,3oC và thấp nhất vào tháng 1 là 11oC. Lượng mưa bình quân năm 1.800 mm, phân bố

không đều, vùng núi lượng mưa có thể lên đến 1.900 mm/năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6 đến tháng 10. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau.

3.1.2. Các ngun tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất đai

Theo số liệu thống kê đến hết tháng 12 năm 2019, thành phố Điện Biên phủ có tổng diện tích tự nhiên là 6.444,10 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 4.867,38 ha chiếm 79,02% - Đất phi nông nghiệp: 1.529,55 ha chiếm 23,74ha; - Đất chưa sử dụng: 47,17 chiếm 0,13%

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Hệ thống sông suối trên địa bàn thành phố có sông Nậm Rốm, suối Nậm Khâu Hu thuộc lưu vực sông Mê Kông, do chịu ảnh hưởng của địa hình nên các suối không liên tục mà bị chia cắt thành từng đoạn, hệ thống các suối chính

ởđây có hướng chảy phụ thuộc theo địa hình từng khu vực, có lưu lượng dòng chảy lớn nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu,… nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh. Tuy nhiên, tại thành phốĐiện Biên Phủ chỉ có mỏ chì kẽm, cát, đá làm vật liệu xây dựng thông thường phân bố tại các bản Nà Nghè, Tà Lèng, xã Thanh Minh, nhưng

hộ gia đình, cá nhân khai thác thủ công nhỏ lẻ và các doanh nghiệp khai thác tận thu phục vụ xây dựng các dự án trên địa bàn.

3.1.3. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

3.1.3.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người 3.825 USD/người/năm; thu nhập bình quân đầu người 76,18 triệu đồng/người/năm.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụước đạt 5.110,68 tỷđồng, đạt 103,25 % kế hoạch(tăng 396,39 tỷ đồng so với năm 2018)

- Giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 1.114,98 tỷ đồng, đạt 101,4% kế

hoạch (tăng 64,58 tỷ đồng so với năm 2018)

- Tổng giá trị xây dựng cơ bản trên địa bàn ước đạt 1.604 tỷ đồng, đạt 103,5% kế hoạch (tăng 140 tỷ so với năm 2018).

Tổng giá trị Nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 200 tỷđồng, đạt 95,3% kế

hoạch (giảm 10 tỷ so với năm 2018).

- Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 275,940 tỷđồng, đạt 100% kế hoạch.

- Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế năm 2019:Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: 63,65%;Công nghiệp - Xây dựng: 33,86 %;Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản: 2,49% (UBND thành phốĐiện Biên Phủ, 2019)

Hình 3.1. Cơ cu kinh tế các ngành kinh tế TP. Đin Biên Ph năm 2019

Năm 2019

Thương mại, dịch vụ du lịch 63,65% Công nghiệp - Xây dựng 33,86% Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 2,49%

3.1.3.2. Dân số, lao động

- Dân số

Theo số liệu điều tra dân số, năm 2019 dân số toàn thành phố là 59.630 người trong đó có 55.251nhân khẩu tại đô thị và 3.268khẩu tại nông thôn. Với 14.896 hộ trong đó hộ nông nghiệp 817 hộ và14.079 hộ phi nông nghiệp (bảng 3.1)

Bảng 3.1. Dân số và lao động giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Dân số Người 56.205 57.121 57.747 58.519 Đô thị Người 50.832 51.339 51.628 55.251

Nông thôn Người 5.372 5.782 6.119 3.268

2. Lao động Lao động 35.899 36.757 38.1330 39.041

Lao động NN Lao động 8.714 8.506 8.392 8.297

Lao động PNN Lao động 27.185 28.251 29.738 30.744

3. Tổng số hộ Hộ 15.970 16.363 16.727 17.058

4. Một số chỉ tiêu

Quy mô hộ Người/ hộ 3,52 3,49 3,45 3,43

Bình quân đất

SXNN/người m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai tại thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2016 2019 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)