Đánh giá sự hài lòng của người dân về công tác tiếp dân giải quyết khiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai tại thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2016 2019 (Trang 58 - 63)

Bảng 3.10. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phốĐiện Biên Phủ

STT Mức độ hài lòng Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Không hài lòng 9 30,0

2 Hài lòng 8 26,7

3 Rất hài lòng 13 43,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phiếu điều tra)

Trên cơ sở các phiếu điều tra mức độ hài lòng của người dân về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phốĐiện Biên Phủ

cho thấy:

- Mức độ rất hài lòng: Có 13/30 phiếu đạt 43,3%. Người dân cho biết: Hiện nay, thành phố Điện Biên Phủ đã chú trọng đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Ban tiếp công dân, cải tạo hệ thống ánh sáng, điều hòa không khí, camera giám sát, y tế...phục vụ công dân đến khiếu nại, tố cáo. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chấn chỉnh năng lực và thái độ phục vụ công dân cho đội ngũ công chức trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; bộ phận điều tra thu thập ý kiến và trả lời đối với công dân. Thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động, giải thích, hướng dẫn nhân dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo một cách có trật tự, đúng chỗ, đúng pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị có liên quan, UBND các phường, xã trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Mức độ hài lòng: Có 08/30 phiếu đạt 26,7%. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân định kỳ (hoặc đột xuất)

để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, trực tiếp chỉđạo xử lý những phản ánh, kiến nghị, cũng như giải đáp tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với thái độ chân thành, cởi mở, thẳng thắn, bình đẳng và thể hiện sự tôn trọng dân. Chủ động

những kiến nghị, khiếu nại tố cáo của dân vừa có lý, vừa có tình.

- Không hài lòng: Có 09/30 phiếu chiếm 30%. Các cơ quan có thẩm quyền

đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, tỷ lệ các vụ việc được coi là đã giải quyết luôn đạt tỷ lệ rất cao, thường trên 80% những vụ việc thuộc thẩm quyền nhưng số vụ việc khiếu nại vềđất đai không có chiều hướng giảm mà lại tăng lên không ngừng. Điều đó có thể lý giải bởi tình trạng tiếp khiếu. Nói cách khác, dù vụ việc khiếu nại đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nhưng nó không được chấm dứt mà người khiếu nại tiếp tục khiếu nại

đến cấp cao hơn. Điều này cho thấy chất lượng và hiệu quả giải quyết khiếu nại còn chưa “bền vững” hay nói cách khác chất lượng giải quyết không cao.

Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều trong đó có việc người có thẩm quyền, do sức ép về trách nhiệm giải quyết, đã chỉ quan tâm đến ban hành quyết

định giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn luật định mà chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả của việc giải quyết, chưa quan tâm đến phương án giải quyết của mình có khả thi hay không? Có được người khiếu nại chấp nhận hay không? Trong quá trình hòa giải chưa quan tâm đến sự đồng thuận giữa các bên trong tranh chấp. Đặc biệt là chưa cố gắng thuyết phục người khiếu nại chấp nhận phương án giải quyết của chính mình. Người khiếu nại không thỏa mãn với kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền tiếp khiếu hoặc phát sinh khiếu nại khác.

Bảng 3.11. Các nguyên nhân phát sinh đơn thư, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phốĐiện Biên Phủ

STT Nguyên nhân Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Sự biến động lớn về chủ sử dụng đất 2 10

2

Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp

luật về đất đai 1 5

chức 4 Công tác hòa giải ở cơ sở 3 15 5 Sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân 9 45 6

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính

sách pháp luật về đất đai 1 5

7 Do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ 2 10

Tổng 20 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phiếu điều tra cán bộ công chức)

Trên cơ sở các phiếu điều tra về các nguyên nhân phát sinh đơn thư, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phốĐiện Biên Phủ, công chức làm công tác tiếp công dân, công chức được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp vềđất đai cho rằng:

- Nguyên nhân chủ yếu phát sinh đơn thư, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn là do sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân (09 phiếu, chiếm 45%). Một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật, lại bị kích động nên khiếu kiện gay gắt đối với những trường hợp đã được giải quyết đúng pháp luật. Một số trường hợp lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để kéo dài thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết

đã có hiệu lực pháp luật. Nhiều trường hợp mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành những quyết định đã giải quyết đúng pháp luật; cố tình gây rối, coi thường pháp luật, một số trường hợp bị kích động hoặc lợi dụng việc khiếu kiện để kích động khiếu nại đông người, gây sức ép

đối với cơ quan Nhà nước nhưng việc xử lý không nghiêm.

- Công tác hòa giải ở cơ sở (03 phiếu, chiếm 15%). Công tác hòa giải ở cấp cơ

sở chưa được quan tâm đúng mức, một số phường, xã không bố trí cán bộ có

đến việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác hòa giải dẫn đến kết quả đạt thấp, nhiều vụ việc giải quyết không triệt để dẫn đến khiếu kiện đông người, kéo dài, tiếp khiếu.

- Sự biến động lớn về chủ sử dụng đất (02 phiếu, chiếm 10%). Người sử

dụng đất thực hiện các quyền của mình không thông qua cơ quan có thẩm quyền, tự mua bán với nhau bằng giấy viết tay, trong giấy tờ đó không có số

liệu chính xác về số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, ranh giới. Do đó, người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau cùng không biết ranh giới của mình đến đâu. Khi thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất hoặc trong quá trình sử dụng đất sẽ phát sinh tranh chấp.

- Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật vềđất đai (01 phiếu, chiếm 5%). Việc chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử, thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo tạo ra bất cập, nhất là trong chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo ra những điểm mờ trong quan hệ về đất đai, dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết; một số địa phương chất lượng giải quyết các vụ, việc chưa cao dẫn đến tình trạng khiếu nại không có

điểm dừng, không rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về cơ quan nào.

- Sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức (02 phiếu, chiếm 10%). Trước sự tác động mặt trái của cơ chế

thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên không những không giữ gìn được vai trò tiên phong, gương mẫu của người cộng sản, mà còn có biểu hiện sa sút ý chí phấn đấu, không làm tròn chức trách, nhiệm vụđược giao. Né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả và thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật vềđất đai (01 phiếu, chiếm 5%). Việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật vềđất đai đã được

làm thường xuyên, tuy nhiên chưa đổi mới các hình thức, chủ yếu vẫn là tuyên truyền miệng chưa thật sự thu hút nhiều tầng lớp nhân dân nên hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được vai trò là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống.

- Do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ (02 phiếu, chiếm 10%). Để đạt các tiêu chí của đô thị loại II, thành phố đã thực hiện Quy hoạch thu hồi đất nông nghiệp đểđầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển thương mại dịch vụ…Việc chưa điều chỉnh kịp thời giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thực hiện dự

án có liên quan đến nhiều tỉnh hoặc việc cho người có nhu cầu sử dụng đất phát triển các dự án tự thoả thuận bồi thường với người dân đang sử dụng đất, người

được giao đất muốn giải phóng mặt bằng nhanh đã chấp nhận giá bồi thường cao hơn quy định của Nhà nước làm cho mức đền bù chênh lệch trên cùng một khu vực, từ đó phát sinh đơn thư, khiếu nại.

3.3. Đánh giá những ưu điểm, những tồn tại và đề xuất giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai tại thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2016 2019 (Trang 58 - 63)