Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai tại thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2016 2019 (Trang 33)

Nội dung 1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Điện Biên Phủ

- Điều kiện tự nhiên;

- Điều kiện kinh tế - xã hội; - Tình hình quản lý đất đai;

Nội dung 2: Đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016– 2019

- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai giai đoạn 2016– 2019.

Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phốĐiện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên - Đánh giá ưu điểm; - Tồn tại hạn chế và nguyên nhân; - Đề xuất giải pháp. 2.4. Phương pháp nghiên cứu: 2.4.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước như:

- Tài liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phốĐiện Biên Phủ giai đoạn 2016 - 2019 tại Chi cục Thống kê thành phố.

- Tài liệu, số liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2016 - 2019 tại phòng Tài nguyên Môi trường, Thanh tra thành phố, Ban Tiếp công dân – Văn phòng HĐND-UBND thành phốĐiện Biên Phủ.

- Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai trên các trang web của UBND tỉnh Điện Biên, Bộ Tài nguyên Môi trường, Thanh tra Chính phủ...

2.4.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

- Sử dụng Bộ phiếu điều tra để điều tra, phỏng vấn người dân nhằm xác

định sự hài lòng của người dân và các yếu tốảnh hưởng tới công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai. Số lượng phiếu điều tra là 30 phiếu, đối tượng là những cá nhân đến làm việc tại trụ sở Ban Tiếp công dân thành phố, UBND các phường, xã (Thanh Trường, Thanh Minh, Him Lam, Noong Bua). Thời gian thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020.

- Phỏng vấn công chức làm công tác tiếp công dân, công chức được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại những khu vực điểu tra để xác định các nguyên nhân chính gây nên tình hình gia tăng đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp vềđất đai và ảnh hưởng của nó

đến tình hình quản lý đất đai ởđịa phương.

Số lượng phiếu điều tra là 20 phiếu, đối tượng là công chức làm công tác tiếp công dân, công chức được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại phòng Tài nguyên & Môi trường, Thanh tra thành phố, Ban Tiếp công dân thành phố và trên địa bàn 04 phường, xã (Thanh Trường, Thanh Minh, Him Lam, Noong Bua).

2.4.3. Phương pháp thng kê, phân tích và x lý s liu

Đây là phương pháp tiến hành tổng hợp số liệu dựa trên tài liệu, số liệu đã thu thập được. Qua đó phân tích được thực trạng, nguyên nhân tồn tại hạn chế

trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất

đai. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp vềđất đai.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bànthành phốĐiện Biên Phủ 3.1.1. Điu kin t nhiên 3.1.1.1.Vị trí địa lý

Thành phốĐiện Biên Phủ là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa của tỉnh Điện Biên. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 6.444,10 ha. Có toạ độđịa lý từ 21024' 52” vĩđộ trung tâm vùng hành chính và 103002' 31'' kinh độ trung tâm vùng hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Điện Biên;

- Phía Nam giáp huyện Điện Biên Đông;

- Phía Đông huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông; - Phía Tây giáp huyện Điện Biên.

Là thành phố miền núi có các tuyến Quốc lộ 12 và Quốc lộ 279 chạy qua thông suốt với tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và Quốc phòng - An ninh, là điều kiện thuận lợi

để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao thông với các huyện, tỉnh lân cận.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố chủ yếu là dạng địa hình đồi núi và đồng bằng nghiêng dần theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo

địa chất nên địa hình bị chia cắt, cấu trúc núi cao, đồi và đồng bằng. Độ cao trung bình từ 488-1.130m so với mực nước biển. Núi ở đây bị bào mòn mạnh thành những thung lũng và đồng bằng: Địa hình của thành phốĐiện Biên Phủ

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu thành phốĐiện Biên Phủ là khí hậu nhiệt đới, gió mùa vùng cao, mùa Đông lạnh mưa ít; mùa Hè nóng mưa nhiều.Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23oC, nhiệt độ không khí bình quân cao nhất vào tháng 6 là 26,3oC và thấp nhất vào tháng 1 là 11oC. Lượng mưa bình quân năm 1.800 mm, phân bố

không đều, vùng núi lượng mưa có thể lên đến 1.900 mm/năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6 đến tháng 10. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau.

3.1.2. Các ngun tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất đai

Theo số liệu thống kê đến hết tháng 12 năm 2019, thành phố Điện Biên phủ có tổng diện tích tự nhiên là 6.444,10 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 4.867,38 ha chiếm 79,02% - Đất phi nông nghiệp: 1.529,55 ha chiếm 23,74ha; - Đất chưa sử dụng: 47,17 chiếm 0,13%

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Hệ thống sông suối trên địa bàn thành phố có sông Nậm Rốm, suối Nậm Khâu Hu thuộc lưu vực sông Mê Kông, do chịu ảnh hưởng của địa hình nên các suối không liên tục mà bị chia cắt thành từng đoạn, hệ thống các suối chính

ởđây có hướng chảy phụ thuộc theo địa hình từng khu vực, có lưu lượng dòng chảy lớn nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu,… nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh. Tuy nhiên, tại thành phốĐiện Biên Phủ chỉ có mỏ chì kẽm, cát, đá làm vật liệu xây dựng thông thường phân bố tại các bản Nà Nghè, Tà Lèng, xã Thanh Minh, nhưng

hộ gia đình, cá nhân khai thác thủ công nhỏ lẻ và các doanh nghiệp khai thác tận thu phục vụ xây dựng các dự án trên địa bàn.

3.1.3. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

3.1.3.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người 3.825 USD/người/năm; thu nhập bình quân đầu người 76,18 triệu đồng/người/năm.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụước đạt 5.110,68 tỷđồng, đạt 103,25 % kế hoạch(tăng 396,39 tỷ đồng so với năm 2018)

- Giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 1.114,98 tỷ đồng, đạt 101,4% kế

hoạch (tăng 64,58 tỷ đồng so với năm 2018)

- Tổng giá trị xây dựng cơ bản trên địa bàn ước đạt 1.604 tỷ đồng, đạt 103,5% kế hoạch (tăng 140 tỷ so với năm 2018).

Tổng giá trị Nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 200 tỷđồng, đạt 95,3% kế

hoạch (giảm 10 tỷ so với năm 2018).

- Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 275,940 tỷđồng, đạt 100% kế hoạch.

- Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế năm 2019:Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: 63,65%;Công nghiệp - Xây dựng: 33,86 %;Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản: 2,49% (UBND thành phốĐiện Biên Phủ, 2019)

Hình 3.1. Cơ cu kinh tế các ngành kinh tế TP. Đin Biên Ph năm 2019

Năm 2019

Thương mại, dịch vụ du lịch 63,65% Công nghiệp - Xây dựng 33,86% Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 2,49%

3.1.3.2. Dân số, lao động

- Dân số

Theo số liệu điều tra dân số, năm 2019 dân số toàn thành phố là 59.630 người trong đó có 55.251nhân khẩu tại đô thị và 3.268khẩu tại nông thôn. Với 14.896 hộ trong đó hộ nông nghiệp 817 hộ và14.079 hộ phi nông nghiệp (bảng 3.1)

Bảng 3.1. Dân số và lao động giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Dân số Người 56.205 57.121 57.747 58.519 Đô thị Người 50.832 51.339 51.628 55.251

Nông thôn Người 5.372 5.782 6.119 3.268

2. Lao động Lao động 35.899 36.757 38.1330 39.041

Lao động NN Lao động 8.714 8.506 8.392 8.297

Lao động PNN Lao động 27.185 28.251 29.738 30.744

3. Tổng số hộ Hộ 15.970 16.363 16.727 17.058

4. Một số chỉ tiêu

Quy mô hộ Người/ hộ 3,52 3,49 3,45 3,43

Bình quân đất

SXNN/người m

2/người 0,05 0,05 0,04 0,05

Nguồn: UBND thành phốĐiện Biên Phủ, 2019

- Lao động

Lao động trong độ tuổi hiện có 39.041 lao động trong đó lao động nông nghiệp là 8.297 lao động và30.744 lao động tham gia vào các ngành khác: Công nghiệp xây dựng và dịch vụ, làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, số lao động chưa có việc làm vẫn còn, tỷ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật qua đào tạo cơ bản đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội.

3.1.4.1. Hiện trạng sử dụng đất Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 TT Mục đích sử dụng đất Tổng DT (ha) cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 6.444,10 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 5.099,29 79,13 1.1 Đất sn xut nông nghip SXN 2.763,96 42,89 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.477,54 38,45 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 857,28 13,30 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.620,26 25,14 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 288,55 4,48 1.2 Đất lâm nghip LNP 2.144,79 33,28 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 466,13 7,23 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.678,66 26,05 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trng thu sn NTS 181,95 2,82 1.5 Đất nông nghip khác NKH 6,46 0,10

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 1.297,59 20,14

2.1 Đất OCT 431,48 6,70

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 81,5 1,26

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 349,98 5,43

2.2 Đất chuyên dùng CDG 696,52 10,81

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 22,56 0,35

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 96,43 1,50

2.2.3 Đất an ninh CAN 9,04 0,14

TT Mục đích sử dụng đất Tổng DT (ha) cấu (%) 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 37,21 0,58 2.2.6 Đất phát triển hạ tầng DHT 434,3 6,74 2.2.7 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 3,57 0,06 2.2.8 Đất di tích lịch sử văn hóa DDT 80,76 1,25 2.2.9 Đất bải thải, xử lý chất thải DRA 7,84 0,12 2.3 Đất cơ s tín ngưỡng TIN 5,3 0,08 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang l NTD 17,03 0,26

2.5 Đất sông, ngòi, kênh, rch, sui SON 117,05 1,82 2.6 Đất có mt nước chuyên dùng MNC 29,85 0,46 2.7 Đất phi nông nghip khác PNK 0,36 0,01

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 47,22 0,73

Nguồn: UBND thành phốĐiện Biên Phủ, 2019

Theo số liệu thống kê năm 2019, toàn thành phốĐiện Biên Phủ có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.444,1 ha.

Đất nông nghiệp có 5.099,29 ha, chiếm 79,13% diện tích đất tự nhiên, cụ

thể:

Đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp có diện tích 2.763,96 ha, chiếm 42,89% diện tích đất tự nhiên.Có tiềm năng trong việc phát triển ngành trồng trọt, đặc biệt là phát triển cây trồng hàng hoá.Đất sử dụng vào mục

đích lâm nghiệp có diện tích 2.144,79 ha, chiếm 33,28% diện tích đất tự nhiên, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nông lâm kết hợp và chăn nuôi bảo vệ

rừng.Quỹ đất này cần được sử dụng một cách triệt để, phủ xanh đất trống đồi núi trọc để sớm đưa ngành lâm nghiệp, nông lâm kết hợp trở thành một ngành

có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và chức năng phòng hộđầu nguồn cho toàn khu vực.

Đất phi nông nghiệp có 1.297,59 ha, chiếm 20,14% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất phục vụ vào mục đích chuyên dùng 696,52ha, chiếm 10,81% diện tích đất tự nhiên; đất ở 431,48 ha, chiếm 6,7% diện tích đất tự nhiên; đất sông ngòi, suối 117,05 ha, chiếm 1,82% và các loại đất khác.

Đất chưa sử dụng 47,22 ha, chiếm 0,73%, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử

dụng.

3.1.4.2. Công tác quản lý đất đai

- Vic ban hành các văn bn quy phm pháp lut vđất đai

Căn cứ chức năng, thẩm quyền, UBND thành phố không có chức năng, thẩm quyền để ban hành Văn bản quy phạm pháp luật về đất đai mà chỉ thực hiện ban hành các văn bản chỉđạo quản lý, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật vềđất đai. Nhìn chung công tác ban hành các văn bản đã kịp thời,

đúng thẩm quyền được giao, đầy đủ nội dung và bám sát tình hình thực tế của

địa phương (UBND thành phốĐiện Biên Phủ, 2019).

- Lp mi, điu chnh quy hoch, trình xét duyt quy hoch, kế hoch s dng đất giai đon 2016 – 2020

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lập đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số số 208/QĐ-UBND ngày 01/4/2014 và kế hoạch sử

dụng đất hàng năm của thành phố cơ bản phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng

đất;

Sau khi quy hoạch sử dụng đất phê duyệt, UBND tỉnh đã phê duyệt các đồ

án quy hoạch chi tiết Trung tâm hành chính, chính trị của Tỉnh; Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đa chức năng dọc trục đường 60 m; Khu đô thị

mới Nam Thanh Trường; Khu trung tâm hiện hữu thành phốĐiện Biên Phủ từ Đồi E đến cầu Trắng; Khu hai bên tuyến đường Thanh Minh- Độc lập; Điều

chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Điện Biên giai đoạn đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030....Quy hoạch phân khu Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa thuộc khu đô thị mới phía Đông thành phố Điện Biên Phủ ....tại một số điểm không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt trước đó (UBND thành phốĐiện Biên Phủ, 2019).

- Công tác thng kê, kim kê, chnh lý biến động đất đai, qun lý h sơđịa chính

+ Thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai 5 năm một lần được UBND thành phố chỉ đạo thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư

28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014.

+ Đăng ký lần đầu vào sổđịa chính: Thực hiện theo quy định và hướng dẫn tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMTngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đăng ký biến động: Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính được thực hiện cùng với việc chuyển thông tin cho người sử dụng đất khi chuyển nhượng, tặng cho,…, và gửi thông báo chỉnh lý đến Văn phòng đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND xã (phường).

+ Xây dựng hệ thống thông tin về đất đai: Thực hiện dự án xây dựng cơ

sở dữ liệu đất đai của sở Tài nguyên & Môi trường, số hồ sơđã được quét làm cơ sở dữ liệu là 30.406 hồ sơ. Hiện tại, cấp GCNQSD đất đến đâu thì thực hiện quét, câp nhật cơ sở dữ liệu đến đó theo quy định (UBND thành phốĐiện Biên Phủ, 2019).

- Công tác cp giy chng nhn quyn s dng đất

Thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai tại thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2016 2019 (Trang 33)