Bài học kinh nghiệm rút ra cho giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 39)

đề một cách cơ bản và hệ thống về giải quyết việc làm phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội thôn tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội

Từ những kinh nghiệm tạo việc làm ở một số huyện, địa phương trong nước vận dụng vào điều kiện cụ thể của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội có thể thấy rằng bài học quan trọng nhất cho huyện Ba Vì là cần tập trung phát triển kinh tế nhằm tạo việc làm cho người lao động huyện, cụ thể như sau:

-Huyện vẫn phải chú trọng tới phát triển ngành nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ;

-Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp vì đây chính là khu vực tạo được nhiều việc làm và việc làm có chất lượng, tăng thu nhập cho NLĐ.

-Thúc đẩy xuất khẩu lao động thông qua chính sách hỗ trợ cho người lao động vay vốn để đi XKLĐ, hoặc chính sách hỗ trợ khi NLĐ đi XKLĐ trở về nước.

-Hỗ trợ thành lập các tổ chức kinh tế như tổ hợp tác, HTX, các DN vừa và nhỏ tạo việc làm dựa trên phát huy các lợi thếđặc trưng của địa phương

Bên cạnh đó, trên cơ sở chương trình mục tiêu quốc gia về tạo việc làm, gắn tạo việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tạo nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động như: tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiêp và dịch vụ, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư . Khuyến

khích người lao động tự do làm ăn, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người.

Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, dạy nghề gắn với phát triển thị trường lao động. Đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Để công tác tạo việc làm đạt hiệu quả cao thì các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần phải xác định tạo việc làm là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cần có chính sách hỗ trợ tạo việc làm hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điu kin t nhiên

- Vị trí địa lý

Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km. Huyện có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ;

Phía Đông giáp huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây;

Phía Nam giáp huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hòa Bình;

Phía Tây giáp huyện Ba Vì, Lâm Thao và huyện Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ.

Huyện Ba Vì có 31 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 42.300,5ha.

Trên địa bàn huyện có tuyến đường Quốc lộ 32 quan trọng chạy qua giúp cho Ba Vì trở thành đầu mối và cầu nối giao thương quan trọng giữa ThủĐô với các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh vùng Tây Bắc.

- Đặc điểm địa hình

Huyện Ba Vì thuộc vùng bán sơn địa ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội. Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc được chia làm ba vùng rõ rệt: Vùng núi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng ven sông. Vùng núi chiếm 47,5% diện tích, có các núi cao trên 700m, trong đó cao nhất là Tản Viên cao 1,296m, đỉnh Vua và Ngọc Hoa cao trên 1000m. Vùng đồng bằng lại được bao bọc bởi hai con sông là sông Hồng và sông Đà nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ. Huyện có hồ Suối Hai rất lớn và vườn quốc gia Ba Vì.

- Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Ba Vì cùng chung vùng khí hậu của thành phố Hà Nội với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng,

lạnh: Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10).

- Mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10): khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, hướng gió chủđạo là Đông Nam, nhiệt độ trung bình là 27-290C, mùa mưa tháng 7-9, lượng mưa trung bình là 1.676mm.

- Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): thời kỳđầu khô lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa ẩm ướt, hướng gió chủđạo là Đông Bắc, nhiệt độ trung bình là 230C tháng thấp nhất là 6-80C, độẩm thấp nhất 84%, cao nhất 95 %.

- Đặc điểm thuỷ văn

Huyện Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh gần như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra, trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mừa mưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh… Đứng trên đỉnh núi Ba Vì ta có thể quan sát được toàn cảnh non nước của vùng. Phía Tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi, phía Bắc là hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng. Tất cả tạo nên cảnh trí non nước hữu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì.

2.1.2. Ðiu kin kinh tế xã hi

Những năm gần đây, nền kinh tế của huyện Ba Vì đã có mức tăng trưởng cao. Năm 2019, tổng giá trị sản xuất đạt 27.120 tỷđồng, bằng 103% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ; Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất: Nhóm ngành dịch vụ - du lịch chiếm 41,2%; Nông, lâm nghiệp chiếm 36,6%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 22,2%. Cụ thể:

Nhóm ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 9.940 tỷ đồng, bằng 103% KH, tăng 11% so với năm 2018;

Nhóm ngành dịch vụ - du lịch ước đạt 11.170 tỷđồng, bằng 101% KH, tăng 17,6% so với năm 2018;

Nhóm ngành Công nghiệp - xây dựng ước đạt 6.010 tỷđồng, bằng 104% KH, tăng 19% so với năm 2018.

Mạng lưới chợ nông thôn được đầu tư phát triển rộng khắp ở các khu vực tập trung ở các khu đông dân cư ở các xã, đảm bảo nhu cầu giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân.

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất của huyện Ba Vì giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính:Tỷ đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng giá trị sản xuất % 100 100 100 Nông -lâm -ngư % 50,5 37,8 36,6 CN -xây dựng % 16,8 21,6 22,2 Dịch vụ % 32,7 40,6 41,2 GDP/người (giá thực tế) Tr.đồng 8,6

Nguồn: Báo cáo UBND huyện Ba Vì năm 2019

Từ năm 2017 -2019 Ba Vì đã tạo thêm bình quân khoảng 3.700 -4.800 việc làm mới. Nếu không tính những người không có khả năng lao động, đang đi học, nội trợ và không có nhu cầu lao động thì tỷ lệ lao động không có việc làm chỉ trên dưới 2%. Đây là chỉ tiêu khá tích cực đối với nền kinh tế còn nặng về sản xuất nông nghiệp như Ba Vì.

Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 17,1 triệu đồng năm 2010 đến 30,1 triệu đồng năm 2018. Nhờ thu nhập tăng nên mức chi tiêu cho tiêu dùng bình quân tăng theo các năm, mức sống được cải thiện như tỷ lệ học sinh đến trường, tỷ lệ người lớn biết chữ, các chỉ tiêu về y tế, giáo dục, sức khỏe cộng đồng.

2.1.3. Đánh giá nhng thun li, khó khăn v điu kin t nhiên, kinh tếhi huyn Ba Vì, thành ph Hà Ni trong gii quyết vic làm cho lao động hi huyn Ba Vì, thành ph Hà Ni trong gii quyết vic làm cho lao động nông thôn

* Thuận lợi:

Quỹđất của Ba Vì là lợi thế hàng đầu của huyện trong quá trình đô thị hóa và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Vị trí của Ba Vì là điều kiện thuận lợi

để huyện hợp tác, giao lưu với các quận, huyện khác của Hà Nội và với các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy của Ba Vì rất thuận lợi với các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc chạy trên địa bàn. Ba Vì liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, là đầu mối giao thông hàng không lớn nhất khu vực phía Bắc, cửa ngõ giao lưu quốc tế của thủ đô và đất nước. Đó là những thuận lợi to lớn để phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.

Nguồn lao động khá dồi dào, nhiệt huyết là yếu tố thuận lợi để Ba Vì thu hút đầu tư, phát triển các ngành nghề, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tiềm năng về thị trường hàng hóa, dịch vụ của huyện khá lớn, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nhân tố có tính động lực trong thu hút đầu tư, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

* Khó khăn

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện còn yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng khiến cho xuất phát điểm của huyện khá thấp trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Nguồn lao động của Ba Vì khá đông đảo nhưng chất lượng lao động không cao, chậm thích nghi với cơ chế thị trường, chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới. Điểm hạn chế này có thể khiến Ba Vì mất đi lợi thế trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nhà đầu tư lớn.

Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mang tính tự phát thời gian qua đang đặt ra những thách thức không nhỏđối với Ba Vì. Kinh tế tăng trưởng là kết quả của các hoạt động sản xuất gia tăng, nhưng sự gia tăng các hoạt động sản xuất nhất là tại các làng nghề mà thiếu sự kiểm soát đã dẫn đến môi trường

sinh thái, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân và sự phát triển bền vững kinh tế xã hội tại các khu vực này.

Quá trình đô thị hóa mặc dù chỉ mới bắt đầu ở Ba Vì nhưng do thiếu các định hướng quy hoạch và chậm xử lý các vấn đề phát sinh nên đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp, đặc biệt là vấn đề người dân không có việc làm, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Đây là thách thức lớn đối với Ba Vì trong quá trình đô thị hóa những năm tới nếu mà không được giải quyết sẽ xóa nhòa những thành quả của quá trình phát triển là lợi thế hàng đầu của huyện trong quá trình đô thị hóa và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Vị trí của Ba Vì là điều kiện thuận lợi để huyện hợp tác, giao lưu với các quận, huyện khác của Hà Nội và với các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy của Ba Vì rất thuận lợi với các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc chạy trên địa bàn. Ba Vì liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, là đầu mối giao thông hàng không lớn nhất khu vực phía Bắc, cửa ngõ giao lưu quốc tế của thủ đô và đất nước. Đó là những thuận lợi to lớn để phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.

Nguồn lao động khá dồi dào, nhiệt huyết là yếu tố thuận lợi để Ba Vì thu hút đầu tư, phát triển các ngành nghề, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tiềm năng về thị trường hàng hóa, dịch vụ của huyện khá lớn, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nhân tố có tính động lực trong thu hút đầu tư, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu 3 nội dung chủ yếu sau đây:

- Thực trạng về việc làm của lao động nông thôn tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

- Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tốảnh hưởng đến giải quyết việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

-Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.3.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cu c th

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin a, Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập và tính toán từ những số liệu của các cơ quan thống kê Trung ương, Tỉnh, huyện Ba Vì; các báo cáo chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan thành phố Hà Nội cung cấp (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục thống kê), của huyện và các xã; những số liệu này chủ yếu được thu thập ở Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp, phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng địa chính, Phòng Môi trường.

b, Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu - Chọn vùng nghiên cứu: Phân ra 3 vùng;

- Vùng phía Bắc : có lợi thế về sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi

- Vùng phía Tây: có thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp và nuôi trồng thủy - Vùng phía Nam : chủ yếu là những vùng đất bằng phẳng có lợi thế về phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Chọn xã nghiên cứu: Huyện có 31 xã và 1 thị trấn, chọn những xã mang tính đặc trưng nhất của vùng.

+ Xã Vặn Thắng đại diện cho vùng phía Bắc + Xã Ba Vì đại diện cho vùng phía Tây

+ Xã Khánh Thượng đại diện cho vùng phía Nam

- Chọn hộ nghiên cứu: Chọn hộđiều tra trong xã và mang tính đặc trưng, số phiếu mỗi vùng là 30 phiếu.

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn địa điểm, chọn hộ, chọn ngành tiến hành lựa chọn từ các đơn vịđiều tra trong vùng được chọn, tổng số hộđiều tra là 90. Trong đó tỷ lệ dân tộc, tôn giáo, tỷ lệ lao động có việc làm, không có việc làm trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Chọn hộđiều tra đại diện cho cả huyện theo tỷ lệ hộ giàu, trung bình, hộ nghèo và hộ thuần nông, hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề, hộ ngành nghề chuyên kiêm dịch vụ buôn bán, hộ nông nghiệp kiêm dịch vụ buôn bán.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia: Tiếp xúc với người dân tại địa điểm nghiên cứu:

+ Phỏng vấn cá nhân.

+ Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ ếu. + Phỏng vấn theo nhóm.

+ Thảo luận nhóm có trọng tâm.

Thông qua phương pháp này để hiểu biết thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, nghiên cứu về việc làm của người lao động. Từđó đề xuất những giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)