Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin a, Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập và tính toán từ những số liệu của các cơ quan thống kê Trung ương, Tỉnh, huyện Ba Vì; các báo cáo chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan thành phố Hà Nội cung cấp (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục thống kê), của huyện và các xã; những số liệu này chủ yếu được thu thập ở Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp, phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng địa chính, Phòng Môi trường.

b, Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu - Chọn vùng nghiên cứu: Phân ra 3 vùng;

- Vùng phía Bắc : có lợi thế về sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi

- Vùng phía Tây: có thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp và nuôi trồng thủy - Vùng phía Nam : chủ yếu là những vùng đất bằng phẳng có lợi thế về phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Chọn xã nghiên cứu: Huyện có 31 xã và 1 thị trấn, chọn những xã mang tính đặc trưng nhất của vùng.

+ Xã Vặn Thắng đại diện cho vùng phía Bắc + Xã Ba Vì đại diện cho vùng phía Tây

+ Xã Khánh Thượng đại diện cho vùng phía Nam

- Chọn hộ nghiên cứu: Chọn hộđiều tra trong xã và mang tính đặc trưng, số phiếu mỗi vùng là 30 phiếu.

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn địa điểm, chọn hộ, chọn ngành tiến hành lựa chọn từ các đơn vịđiều tra trong vùng được chọn, tổng số hộđiều tra là 90. Trong đó tỷ lệ dân tộc, tôn giáo, tỷ lệ lao động có việc làm, không có việc làm trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Chọn hộđiều tra đại diện cho cả huyện theo tỷ lệ hộ giàu, trung bình, hộ nghèo và hộ thuần nông, hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề, hộ ngành nghề chuyên kiêm dịch vụ buôn bán, hộ nông nghiệp kiêm dịch vụ buôn bán.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia: Tiếp xúc với người dân tại địa điểm nghiên cứu:

+ Phỏng vấn cá nhân.

+ Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ ếu. + Phỏng vấn theo nhóm.

+ Thảo luận nhóm có trọng tâm.

Thông qua phương pháp này để hiểu biết thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, nghiên cứu về việc làm của người lao động. Từđó đề xuất những giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động góp phần cho sự phát triển kinh tế nông thôn.

- Phương pháp điều tra: Nhằm thu thập số liệu về các yếu tố về đời sống vật chất, về việc làm, về hoạt động sản xuất, văn hoá tư tưởng, nghiên cứu của hộ nông dân thông qua phương pháp điều tra việc làm hộ nông dân khu vực nông thôn.

Kết hợp 2 phương pháp trên tôi đưa ra kết quả chọn hộđiều tra như sau:

Bảng 2.2: Phân vùng chọn mẫu điều tra Đvt: hộ Tên xã Số lượng Vạn Thắng 30 Ba Vì 30 Khánh thượng 30 Tổng 90

2.3.1.2. Phương pháp xử lý thông tin

-Đối với thông tin thứ cấp: Số liệu được phân nhóm theo nội dung của đề tài, từđó tính toán các chỉ tiêu tùy theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

-Đối với thông tin sơ cấp: Phân nhóm theo các tiêu thức phân tổ và tính toán các chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel.

2.3.1.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp phân tích so sánh: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian và so sánh các chỉ tiêu tính toán giữa các ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm lao động có ưu thế và ngược lại, từ đó có những giải pháp cụ thể.

- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế. Dựa vào các số liệu thống kê được, mô tả sự biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

- Phương pháp dự báo thống kê: Dựa vào tốc độ phát triển bình quân hàng năm của các chỉ tiêu nghiên cứu và các điều kiện kinh tế xã hội có thể diễn ra trong thời gian tới, từ đó đưa ra dự báo cho các chỉ tiêu nghiên cứu trong các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)