Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 84 - 90)

sách xã hi

- Đảm bảo nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phốủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội; trong trường hợp không đáp ứng đủ nguồn lực cần có cơ chế linh hoạt tạo thuận lợi cho Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huy động các nguồn lực để tăng nguồn vốn vay; tăng cường nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác cho vay hỗ trợ tạo việc làm qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội.

- Tập trung các nguồn lực Trung ương và địa phương triển khai có hiệu quả, chất lượng tín dụng ưu đãi trên địa bàn, đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước đến nhân dân; hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những tiêu cực có nguy cơ xảy ra, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế phát sinh. Đảm bảo quy trình chặt chẽ trong các khâu thẩm định, xét duyệt việc sử dụng nguồn vốn, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội có ý nghĩa rất quan trong trong việc đảm bảo phát triển kinh tế và an sinhh xã hội.Những thuận lợi trong công tác giải quyết việc làm là: các cấp lãnh đạo địa phương đã quan tâm đúng mức đến vấn đề tạo việc làm cho lao động tại địa phương; các xã có Trung tâm học tập cộng đồng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các lớp đào tạo, tập huấn nghề nghiệp; địa phương có nhiều doanh nghiệp và làng nghề, mở ra cơ hội tạo việc làm cho lao động tại địa phương; địa phương nằm trên các giao lộ giao thông thuận tiện, là cơ hội tốt để tạo việc làm cho lao động trên địa bàn huyện; nông nghiệp trên địa bàn đang chuyển dịch theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, mở ra nhiều cơ hội mới cho lao động địa phương; các xã thuần nông của huyện đang chuyển dịch sang hướng làng nghề và đoàn thanh niên hoạt động tích cực là những cơ hội tốt giúp cho việc giải quyết việc làm cho lao động địa bàn thuận lợi. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn, thách thức tron vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương như: lao động tại địa phương chủ yếu chưa qua đào tạo, tay nghề thấp, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng như các làng nghề; địa phương chưa làm tốt công tác hỗ trợ cho các hộ gia đình trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm; thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh; địa phương và các tổ chức đào tạo nghề cũng như các nhà tuyển dụng chưa làm tốt công tác hỗ trợ việc làm sau đào tạo; công tác tư vấn việc làm tại địa phương yếu; công tác khảo sát nhu cầu phục vụ cho việc đào tạo nghề chưa được thực hiện tổt, chưa sát với nhu cầu; công tác đào tạo nghề tại địa phương là yếu, còn chạy theo số lượng, chưa chú trọng vào chất lượng nên lao động đào tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng; lĩnh vực nông nghiệp có tính thời vụ cao và phần lớn lao động trẻ thường đi ra thành phố hoặc tìm đến các khu công nghiệp để tìm việc làm, ở lại địa phương chủ yếu là các lao động cao tuổi và phụ nữ.

2.Kiến nghị

Chính quyền địa phương cần phối kết hợp tốt hơn nữa với các đơn vị sử dụng lao động để nắm bắt tốt hơn nhu cầu của các đơn vị này để có hướng và kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương. Kết nối thông tin nhu cầu việc làm đến người lao động và các đơn vị đào tạo ngành nghề cho người lao động. Tạo ra một cổng thông tin về việc làm là một việc trong tầm tay của huyện.

Các đơn vị đào tạo ngành nghề cho người lao động cần làm tốt hơn nữa việc đánh giá nhu cầu lao động xã hội. Cụ thể, cần có sự phối kết hợp với các đơn vị sử dụng lao động cũng như bản thân người lao động để nắm bắt nhu cầu cả về số lẫn chất lượng, phối kết hợp với chính quyền địa phương để nắm bắt được các chính sách và chương trình hỗ trợ việc làm để thiết kế các chương trình đào tạo ngành nghề cho phù hợp.

Bản thân người lao động cần chủ động hơn nữa trong việc tìm việc làm. Chủ động học tập, đào tạo, tự đào tạo, bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. Chủđộng khởi nghiệp nếu có thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011), Cuốn sách trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam năm 2011.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), hệ thống văn bản về người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

3. Bộ Luật lao động 2012 (sửa đổi, bổ sung), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007, 2012) hiệu lực từ 01/5/2013, NXB giao thông vận tải, Hà Nội.

4. Tổng cục thống kê, Báo cáo việc làm, năm 2020, Hà Nội

5. Nghị định số 03/2014/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Bộ luật lao động về việc làm.

6. Niên giám thống kê huyện Yên Dũng giai đoạn 2010-2014.

7. Nguyễn Thị Thơm, ThS. Phí Thị Hằng (2009), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình thị trường lao động, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Sinh Cúc (2003), “Con số và sự kiện”, Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra, (8).

11. Trần Xuân Cầu (2013), giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. Phòng Lao động – TB&XH, Các văn bản báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác ngành LĐ-TBXH từ năm 2010 đến năm 2014.

13. Quyết định số 1201/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 – 2015.

14. Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủvề cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm;

15. Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủvề sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm.

16. Trần Việt Tiến (2012 ), “Tạp chí kinh tế và phát triển”, Chính sách việc làm ở

Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện, (181).

17. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Đình Chín, ThS. Nguyễn Dũng Anh (2014), “Việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở vùng kinh tế trọng

điểm Trung bộ”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)