Giải quyết việc làm thông qua phối hợp, vận hành, khai thác sàn giao dịch việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 65 - 68)

dch vic làm v tinh

Trên cơ sở mạng lưới quy hoạch theo nghịđịnh số 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 4883/QĐ-UBND, ngày 22/3/2014 về việc phê duyệt đề án tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020 theo đó năm 2016-2017, Sở Lao động Thương binh xã hội sẽđề xuất thành lập Sàn giao dịch việc làm vệ tinh của huyện Ba Vì để tổ chức cung cấp thông tin cung, cầu lao động và giao dịch việc làm của địa phương và khu vực lân cận cũng như dự báo với độ tin cậy cao về thông tin thị trường lao động trên địa bàn thủđô phục vụ công tác phát triển thị trường lao động.

Hàng năm huyện xây dựng Chương trình giải quyết việc làm trên cơ sở số liệu điều tra cung cầu lao động của năm trước, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cho năm sau, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phấn đấu cung cấp thông tin dịch vụ việc làm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cùng với hoạt động của Trung tâm

DVVL Hà Nội kết hợp với, các phương tiện thông tin, kết nối cung cầu lao động đồng bộ với nhiệm vụ chính là:

Tổ chức công tác dịch vụ việc làm, tư vấn cho 15.000 - 17.000 lao động/năm, tổ chức tư vấn ngoại khóa về lao động việc làm, xuất khẩu lao động và tư vấn về pháp luật cho người lao động, học sinh các trường THPT cấp 3 trên địa bàn đểđịnh hướng phát triển nguồn nhân lực.

Tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ, định kỳ mỗi tháng 1 lần, tổ chức phiên giao dịch di động ít nhất 1 lần/năm kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành các xã, thị trấn về việc làm, dạy nghề và học nghề, thị trường lao động.

Điều tra, xây dựng lược đồ lao động để thông tin trên cổng thông tin điện tử của huyện phục vụ công tác quản lý, điều tra về cầu lao động đối với doanh nghiệp và người lao động.

Tổ chức công tác dự báo về thị trường lao động định kỳ trên địa bàn huyện thông qua điều tra về cung cầu lao động để định hướng phát triển và có chính sách phát triển thị trường lao động theo hướng tích cực,thực hiện các nhiệm vụ khác do Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố giao cho.

3.2.7.Gii quyết vic làm thông qua vay vn quc gia gii quyết vic làm

Vốn quốc gia giải quyết việc làm đã và đang góp phần không nhỏ vào giải quyết việc làm cho người lao động huyện Ba Vì. Trước đây, người lao động thường không chủđộng, chưa hiểu rõ về nguồn vốn vay và các thủ tục vay vốn nhưng đến nay lao động huyện đã chủ động hơn, tự tìm hiểu các thông tin để hiểu rõ hơn về các thủ tục cho vay và các dự án được vay nhằm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần nâng cao đời sống và ổn định thu nhập của người lao động.

Bảng 3.11 : Tình hình sử dụng quỹ quốc gia giải quyết việc làm huyện Ba Vì giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: dự án, tỷđồng, người Năm Toàn thành phố Huyện Ba Vì 2017 Dự án 385 35 Vốn 35.163 4.845 Lao động 14.115 2.512 2018 Dự án 296 38 Vốn 16.819 3.921 Lao động 9.433 1.763 2019 Dự án 284 41 Vốn 28.755 5.814 Lao động 6.743 1.900 Nguồn: Sở LĐTB$XH thành phố Hà Nội

Trong 3 năm qua, Quỹ quốc gia về việc làm đã giúp cho khoảng 2.085 lao động có việc làm với thu nhập bình quân từ 2 - 5 triệu đồng/người/tháng, góp phần tạo việc làm, ổn định sản xuất, cải thiện thu nhập và đời sống của người lao động. Từ nguồn vốn vay, các hộđã đầu tư nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả với các dự án vốn vay như: vay vốn phát triển làng nghề, phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, vốn vay cho người lao động đi XKLĐ... góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp. Cơ cấu lao động được chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng lao động thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn mục tiêu quốc gia vào các chương trình, dự án sao cho phù hợp và hiệu quả cũng rất quan trọng. Trong thời gian qua, huyện tập trung và chú trọng vào phân bổ vốn MTQG về việc làm và dạy nghề. Với việc phân bổ nguồn vốn như vậy, chứng tỏ trong giai đoạn vừa qua, huyện đã rất chú trọng vào công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động, giúp người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn không chỉ trong địa bàn huyện mà có thể làm việc ở các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, việc cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm trên địa bàn huyện còn một số tồn tại. Đó là, nguồn vốn vay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân. Công tác vay vốn mới tập

trung ở các hộ gia đình, số cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay vốn còn hạn chế; mức cho vay thấp, chưa phù hợp với nhu cầu đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập ở một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh, thương mại, tiểu thủ công nghiệp. Một số dự án sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích, chưa thực sự tạo việc làm cho người lao động. Hơn nữa, việc kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng vốn chưa được chú trọng nên cũng chưa có đánh giá chính xác về tính hiệu quả của quỹ vốn vay đó.

3.3. Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)