Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xãhộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

nông thôn

* Thuận lợi:

Quỹđất của Ba Vì là lợi thế hàng đầu của huyện trong quá trình đô thị hóa và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Vị trí của Ba Vì là điều kiện thuận lợi

để huyện hợp tác, giao lưu với các quận, huyện khác của Hà Nội và với các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy của Ba Vì rất thuận lợi với các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc chạy trên địa bàn. Ba Vì liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, là đầu mối giao thông hàng không lớn nhất khu vực phía Bắc, cửa ngõ giao lưu quốc tế của thủ đô và đất nước. Đó là những thuận lợi to lớn để phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.

Nguồn lao động khá dồi dào, nhiệt huyết là yếu tố thuận lợi để Ba Vì thu hút đầu tư, phát triển các ngành nghề, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tiềm năng về thị trường hàng hóa, dịch vụ của huyện khá lớn, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nhân tố có tính động lực trong thu hút đầu tư, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

* Khó khăn

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện còn yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng khiến cho xuất phát điểm của huyện khá thấp trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Nguồn lao động của Ba Vì khá đông đảo nhưng chất lượng lao động không cao, chậm thích nghi với cơ chế thị trường, chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới. Điểm hạn chế này có thể khiến Ba Vì mất đi lợi thế trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nhà đầu tư lớn.

Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mang tính tự phát thời gian qua đang đặt ra những thách thức không nhỏđối với Ba Vì. Kinh tế tăng trưởng là kết quả của các hoạt động sản xuất gia tăng, nhưng sự gia tăng các hoạt động sản xuất nhất là tại các làng nghề mà thiếu sự kiểm soát đã dẫn đến môi trường

sinh thái, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân và sự phát triển bền vững kinh tế xã hội tại các khu vực này.

Quá trình đô thị hóa mặc dù chỉ mới bắt đầu ở Ba Vì nhưng do thiếu các định hướng quy hoạch và chậm xử lý các vấn đề phát sinh nên đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp, đặc biệt là vấn đề người dân không có việc làm, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Đây là thách thức lớn đối với Ba Vì trong quá trình đô thị hóa những năm tới nếu mà không được giải quyết sẽ xóa nhòa những thành quả của quá trình phát triển là lợi thế hàng đầu của huyện trong quá trình đô thị hóa và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Vị trí của Ba Vì là điều kiện thuận lợi để huyện hợp tác, giao lưu với các quận, huyện khác của Hà Nội và với các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy của Ba Vì rất thuận lợi với các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc chạy trên địa bàn. Ba Vì liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, là đầu mối giao thông hàng không lớn nhất khu vực phía Bắc, cửa ngõ giao lưu quốc tế của thủ đô và đất nước. Đó là những thuận lợi to lớn để phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.

Nguồn lao động khá dồi dào, nhiệt huyết là yếu tố thuận lợi để Ba Vì thu hút đầu tư, phát triển các ngành nghề, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tiềm năng về thị trường hàng hóa, dịch vụ của huyện khá lớn, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nhân tố có tính động lực trong thu hút đầu tư, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu 3 nội dung chủ yếu sau đây:

- Thực trạng về việc làm của lao động nông thôn tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

- Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tốảnh hưởng đến giải quyết việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

-Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.3.Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)