Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tím trên thị trường thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã bình hải, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 26)

L ỜI CẢM ƠN

5. Ý nghĩa thực t iễ n:

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tím trên thị trường thế giới

Hành cũng được trồng khắp nơi trên cả nước, thường dùng để làm gia vị, đồng

thời để làm thuốc. Còn được trồng ở nhiều nước khác ở châu Á và châu Âu. Hành

cũng được trồng ở khoảng 175 quốc gia có điều kiện ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới.

Mùa chủ yếu là vào tháng 10 - 11 nhưng có thể có quanh năm. Dùng tươi hay khô đều

được (Mike Nichols, 2009) .

Hành tím là một loại rau củ quan trọng, nhu cầu sử dụng rất rộng lớn khắp nơi

trên thế giới. Nó được trồng đặc biệt là ở miền Nam và miền Trung Ấn Độ. Hành tím là cây trồng chính ở nhiều nước nhiệt đới, được đánh giá cao vì giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị. Nó có nguồn gốc từ châu Á, có lẽ từ Palestine đến Ấn Độ. Khu vực sản xuất hành tím được tìm thấy ở Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Đông

Nam Á, cũng như các bộ phận phía bắc và phía nam châu Phi và một số bộ phận của Mỹ, Latinh. Được sử dụng trong nhiều món ăn, bổ dưỡng và cung cấp nhiều chất

dinh dưỡng cho con người trong các bữa ăn. Hành tím rất giàu vitamin A, B, C và E

(Mike Nichols, 2009) .

Đối với các loại rau củđược sản xuất trên toàn thế giới, thì sản xuất hành tím vị trí thứ hai chỉ sau sản xuất khoai tây và được xem là loại rau củ được tiêu thụ

nhiều nhất. Theo báo cáo năm 2000, Mexico là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu

hành tươi, tiếp theo là New Zealand và Pháp, Mexico sở hữu 87% tổng sản lượng;

trong đó Mexico chiếm 50% sản xuất trên thế giới, Pháp tổng cộng chỉ có 3% (http://faostat3.fao.org/search/milion%20tons%20onion/E).

Hành tím được trồng và phân phối tại tất cảcác nơi trên thế giới. Các quốc gia quan trọng ngày càng phát triển xuất khẩu hành tím trên thế giới bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thỗ Nhĩ Kỳ, Brazil và Ai Cập. Trung Quốc và Ấn Độ là những nước sản xuất hàng đầu củ hành.

Trên thế giới hiện nay có 175 nước trồng hành và 5 nước đứng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan. Theo thống kê của FAO năm 2012 diện tích trồng hành trên thế giới là 1.370.588 ha, năng suất trung bình đạt 16,26 tấn/ha, sản lượng đạt 22,28 triệu tấn (FAO, 2012).

Tình hình sản xuất và tiêu thụhành lá năm 2012 của các nước trên thế giới như:

Trung Quốc, Hoa Kỳ, Indonesia, Argentina có sản lượng nhiều nhất. Trong đó Trung

Quốc là nước có diện tích và sản lượng cao nhất (947.611 ha với năng suất 22,2 tấn/ha và sản lượng 21.046.969 tấn năm 2012). Tiếp đến là Hoa Kỳ (60.120 ha, 56,6 tấn/ha,

3.400.560 tấn năm 2012). Ở nước ta, diện tích trồng hành năm 2012 cũng đạt khoảng 86.234 ha với sản lượng 14,5 tấn/ha và sản lượng 1.205.393 tấn, xong khối lượng hành chế biến xuất khẩu chưa nhiều. Diện tích qua các năm có tăng nhưng tăng không

nhiều, do còn hạn chế về khâu kỹ thuật nên năng suất còn thấp hơn các nước khác trên thế giới (FAO, 2012).

Bảng 1.2. Sản lượng hành của một số nước dẫn đầu trên thế giới (năm 2012)

Quốc gia Sản lượng

(tấn) Trung Quốc 21.046.969 Hoa Kỳ 400.560 Argentina 77.987 Chile 85.000 Thái Lan 58.114 Việt Nam 250.393 ( Nguồn: FAO, 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã bình hải, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 26)