Bón và che phủ luống bằng thân xác thực vật:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã bình hải, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 44 - 45)

L ỜI CẢM ƠN

5. Ý nghĩa thực t iễ n:

2.7.3. Bón và che phủ luống bằng thân xác thực vật:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoai + toàn bộ tro bếp + toàn bộ bánh dầu đậu

phộng + 30% urê + toàn bộ phân lân + 30% Kaliclorua.

+ Bón thúc: Số phân bón còn lại chia đều bón làm 3 lần.

Lần 1: Sau trồng 10 - 12 ngày, 1/3 lượng ure cò lại và 1/3 lượng kali

Lần 2: 1/3 lượng ure còn lại và 1/3 lượng kali

Lần 3: 1/3 lượng ure còn lại và 1/3 lượng kali còn lại

Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân khác như: phân hữu cơ sinh học Bio Plant

Flora, phân bón qua lá, vi lượng: Komix, Atonix, Supermix, Baypholan…

Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm và vào chiều mát, khi bón cần trộn thêm cát

mịn để rãi đều trên ruộng, bón phân kết hợp với tưới nước.Lượng dùng 10 tấn khô/ha.

Các phế phụ phẩm từ thân xác thực vật được băm nhỏ, phơi khô về độ ẩm <15%, cất

trữ ở nơi khô ráo. Nếu xử lý để bón vùi vào đất thì ủ trước khi trồng hành từ 1,5 – 2,0 tháng với chế phẩm vi sinh chức năng EMINA - E, nếu ủ để che phủ mặt luống thì ủ trước trồng từ 20 - 30 ngày.

Sau khi ủ có thể đem bón trước khi trồng (thay phân hữu cơ) hoặc phủ lên mặt luống sau khi trồng, khi phủ trên bề mặt cần đảm bảo rải đều và kín bề mặt

ruộng (thay cho phương thức rải cát san hô trước đây), phủ xong tưới ẩm thêm và

có thể rải thêm 1 lớp đất bột mỏng nhằm giữ cho lớp thảm không bị gió bay hoặc

bị dồn thành từng đám nhỏ.

* Tưới nước, chăm sóc

+ Làm cỏ kịp thời, tránh để cỏ lấn át Hành. Phải thường xuyên nhổ cỏ dại. Xới

đất quanh gốc cây hành, không xới gần gốc cây hành vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới rễ

+ Tưới phun cho hành lá, hoặc tưới rãnh đủ ẩm cho cây sinh trưởng tốt. Không

để hành bị úng, hoặc hạn. Trước khi mọc tưới 1 lần/ngày tùy theo độ ẩm đất và thời

tiết. Trong thời gian này tưới bằng thùng vòi sen là chủ yếu. Đến khi cây mọc và khi

có 3 - 4 lá thật thì tưới nước vào rãnh, để nước thấm lên dần.

* Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu bệnh hại chính gồm: Dòi đục lá; bọ trĩ; bệnh đốm vòng…

- Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ

- Nguyên tắc phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học: Sử dụng luân phiên các loại

thuốc hóa học, ưu tiên sử dụng các loại thuốc vi sinh, gốc cúc tổng hợp.

- Khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu xanh da láng thì không thể dùng 1 loại thuốc cho mỗi lần phun mà phải dùng hỗn hợp theo khuyến cáo.

- Không sử dụng furadan 3H trên hành lá và hạn chế padan.

- Sâu xanh da láng: phun định kỳ và luân phiên thay đổi với các loại thuốc khác

nhau như regent 800 WG, bulldock 025 EC, decis 2.5 EC…

- Ruồi đục lá: Sử dụng các loại thuốc: regent, bullstar…

- Bọ trĩ và nhện trắng: Sử dụng confidor 700 WG, admire OTEQ, solomon

OTEQ phun định kỳ.

Lưu ý: Đối với các loại sâu hại có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học BT, hoặc

dùng các loại bẫy như bẫy đèn, bẫy bã chua ngọt, bẫy feramol để bẫy.

- Với bệnh đốm vòng, bệnh khô đầu lá dùng antracol 50WP, dithan M45, nếu

bệnh chớm xuất hiện phun nativo 750 WG.

- Đối với bệnh sương mai: Làm lá gãy ngục, thối nhũn. Phòng trừ bằng các loại

thuốc như melody duo, antracol 70 WP, aovral 50 WP, nativo 750 WG định kỳ 7 - 10

ngày/ lần.

* Thu hoạch

+ Thu hoạch khi thấy ngọn hành vàng, ngã cổ thì bắt đầu thu hoạch.

+ Hành được nhổ len và phơi khô trong vòng 7 - 10 ngày, khô rồi bó lại thành

từng bó nặng khoảng 3,5 - 4 kg. Các bó được phơi tiếp, mặt trên được phơi hai nắng

rồi trở lại phơi mặt dưới tiếp hai nắng. Sau đó đem cất giữ vào chỗ khô ráo, thoáng mát để bảo quản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã bình hải, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 44 - 45)