Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tí mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã bình hải, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 29)

L ỜI CẢM ƠN

5. Ý nghĩa thực t iễ n:

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tí mở Việt Nam

Ở nước ta, hành tím được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửa Long, nhất là

huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, Quảng Ngãi và vùng ngoại thành Hà Nội

cũng sản xuất lượng hành tím khá lớn

Có hai loại: củ to tròn và củ nhỏ dài. Đa số các loại giống có thời gian sinh

trưởng 60 – 65 ngày. Khi trồng nên chọn củ già (củ ngừng tăng trưởng) có màu tím

sậm. Lượng giống để sản xuất hành thương phẩm cần 60 - 90 kg/1000m². Thời vụ: ở

Sóc Trăng thời vụ giống giữ giống vào 4 - 5 âm lịch, vụ mùa trồng hành thương phẩm

tháng 9 - 10 - 11 âm lịch, thu hoạch tháng 11 - 12 - 1 âm lịch, ở Bến Tre thường

xuống giống vào giữa tháng 9 - 10 âm lịch và thu hoạch tháng 11 - 12 âm lịch [34].

Hành một trong ba loại sản phẩm (cùng với ớt và hạt tiêu) giữ vai trò chính trong mặt hàng gia vị xuất khẩu của Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu hơn 2.000

tấn/năm. Trong đó, Hải Dương là tỉnh có diện tích trồng hành tỏi lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng, hàng năm diện tích trồng hành đạt tới 5.000 ha, với tổng sản lượng

hơn 51.000 tấn. Hành là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hành lá dễ trồng, vốn

đầu tư thấp và nhanh cho thu hoạch, khoảng 45 ngày sau khi trồng. Mỗi 1.000 m2 hành có thể thu hoạch 4 tấn (đông xuân) và đạt 2 tấn (hè thu). Ước tính mỗi năm, vùng màu

Tân Thới - Bình Minh - Vĩnh Long sản xuất từ 720 – 780 tấn hành, doanh thu từ 2,3 - 3,0 tỷđồng (Nguyễn Thanh Huy, 2014).

Lượng xuất khẩu hành của Việt Nam chưa nhiều; giai đoạn 1986 - 1990 mới chỉ

xuất khẩu được 2.000 tấn/năm sau ớt và tiêu sang Indonesia. Khó khăn chính là do

thiếu thị trường và chất lượng sản phẩm chưa cao. Chất lượng sản phẩm có thể cải thiện được bằng khâu giống và biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho các vùng để

nâng cao hiệu quả kinh tế của loại rau này. Hành là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế

cao, hành lá dễ trồng, vốn đầu tư thấp và nhanh cho thu hoạch khoảng 40 - 50 ngày sau khi trồng (Bùi Mai Hoàng Tùng, 2007).

Ởnước ta, hành tím được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửa Long, nhất là huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Hành được trồng khắp nơi trong nước ta,

thường được dùng để làm gia vị, chế biến các món ăn trong gia đình, các món ăn

truyền thống như hành tím chua ngọt, hành tím ngâm dấm, hành tím muối chua, dưa

hành, kim chi…

Bên cạnh đó, hành là một trong 3 loại sản phẩm (cùng với ớt và hạt tiêu) giữ

vai trò chính trong mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu hơn

2000 tấn/năm.

Đầu năm 2013, nông dân trồng hành tím ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã được cấp chứng nhận sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn GlobalGAP, góp phần đem đến sự

tin cậy cũng như mở rộng thịtrường xuất khẩu hành tím của nước ta trên thế giới. Vì vậy, mặt hàng nông sản này đã trở thành đặc sản độc đáo của của Vĩnh Châu, hiện

nay đã có thương hiệu “hành tím Vĩnh Châu” nổi tiếng trong và ngoài nước, mỗi

năm cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang Nhật Bản, Indonesia trên

dưới 50.000 tấn (http://nongnghiep.vn/hanh-tim-globalgap-post107162.html). Sản

lượng hành tím bình quân của Việt Nam khoảng trên 100.000 tấn/năm. Trong đó,

tiêu thụ trong nước 20%, xuất khẩu khoảng 80%, chủ yếu là xuất khẩu sang

Indonesia. Năm 2015, tình hình tiêu thụ hành tím rất chậm do doanh nghiệp hàng

năm thu mua để xuất khẩu sang Indonesia không thu mua nữa, hành tím tiêu thụ tại nội địa rất ít (http://www.tinmoitruong.vn/kinh-te/nong-dan-dao-toi-ly-son-thu-lai- 100-trieu-dong-ha-tu-hanh-tim_47_19037_1.html)

Ở Việt Nam, hành tím được trồng ở các nơi khác như huyện đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi, huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận, huyện Gò Công - tỉnh Tiền Giang, huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre, huyện Duyên Hải - tỉnh Trà Vinh và thành phố Bạc Liệu - tỉnh Bạc Liêu…

Bng 1.3. Tình hình sản xuất hành tím ở Việt Nam qua các năm 2010 – 2016 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ) Sản lượng (tấn) 2010 87733 34,512 302786 2011 89294 35,091 313300 2012 90000 36,111 325000 2013 92000 35,870 330000 2014 93985 36,090 339195 2015 95056 36,273 344796 2016 96105 36,719 352884 ( Nguồn: Faostat.fao.org)

Qua Bảng 1.3 và biểu đồ 1.1 cho thấy diện tích sản xuất hành tím ở Việt Nam

tăng lên đáng kể qua các năm, năng suất và sản lượng cũng tăng vượt bật qua các

năm. Năm 2010 diện tích 87733 ha, năng suất đạt 34,512 tạ và sản lượng 302786 tấn

nhưng đến năm 2016 diện tích 96105 ha (tăng 8372 ha), năng suất 36,719 tạ (tăng

2,207 tạ), sản lượng 352884 tấn (tăng 50098 tấn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã bình hải, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 29)