Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tí mở tỉnh Quảng Ngãi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã bình hải, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 29)

L ỜI CẢM ƠN

5. Ý nghĩa thực t iễ n:

1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tí mở tỉnh Quảng Ngãi:

Hành tím được xem là một trong những đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi, có giá trị

kinh tế cao và có một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Bên cạnh tỏi, hành tím là một trong những cây trồng đặc sản nổi tiếng của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.. Hành tím Lý Sơn là một loại hành quý ở Việt Nam một trong những mặt hàng nông sản nổi tiếng và có giá trịcao, được trồng mỗi năm hai vụ. Đây vùng đất được hình thành do quá trình hoạt động núi lửa và sự bồi đắp của cát biển, đá san

hô biển tạo nên, với sựđặc biệt về thổnhưỡng và kinh nghiệm truyền thống bao đời từ khi khai sinh vùng đất đảo, đã làm cho hành Lý Sơn có hương vị riêng và đặc biệt. Hành ở đây củđều nhau và không to như hành ởcác vùng khác, nhưng lại thơm ngon hơn nhiều. Vài năm trở lại đây, có thể nói cây hành là cứu cánh cho người dân Lý Sơn.

Tuy giá thành và lợi nhuận không cao như trồng tỏi, nhưng hành dễ trồng, lại ngắn vụ hơn nên mỗi năm trồng được hai vụ. Hành tím Lý Sơn ít hăng, cây dịu nhẹvà đặc biệt là cực kì thơm ngon. Hành không chỉ sử dụng như gia vị mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học (http://www.tinmoitruong.vn/kinh- te/nong-dan-dao-toi-ly-son-thu-lai-100-trieu-dong-ha-tu-hanh-tim_47_19037_1.html)

Huyện Bình Sơn có truyền thống canh tác hành tím từ lâu và có diện tích trồng

hành tím nhiều nhất trong tỉnh. Toàn huyện có diện tích trồng màu là 1.562,3 ha; trong

đó diện tích hành tím là 180 ha, chiếm 11,5% diện tích trồng màu của huyện và chủ

yếu tập trung ở xã Bình Hải, sản lượng khoảng 1200 tấn (Báo cáo Hội đồng nhân dân

huyện Bình Sơn, 2016). Xã Bình Hải là xã nằm ven biển của huyện Bình Sơn nơi được

biết đến với những làng nghề chài lưới có từ lâu đời. Diện tích đất sản xuất nông

nghiệp càng ngày càng thu hẹp do hàng năm một diện tích không nhỏ đất bị xâm nhập

mặn và sa mạc hóa. Cây hành tím được xem là một trong những cây trồng chủ lực, có

vị thế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của xã, với điều kiện sinh trưởng, phát

triển phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu… cộng với giá trị kinh tế

của cây hành tím ở thời điểm hiện tại nên người nông dân ở đây luôn xem cây hành

Bảng 1.4. Diện tích và năng suất trung bình cây hành tím ở Quảng Ngãi. Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2012 214 17 3638 2013 200 16 3200 2014 203 19 3857 2015 200 19,5 3900

(Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi, 2016)

1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: 1.3.1 Bón phân:

Phân hữu cơ ngoài khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng do trong thành

phần có chứa các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng đến vi lượng. Đồng thời, phân hữu cơ

còn có vai trò điều hòa dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm

canh cây trồng và duy trì độ phì nhiêu đất.

Hàm lượng lân dễ tiêu của đất tăng khi bón phân hữu cơ vào đất. Chất hữu cơ

có vai trò quan trọng trong việc điều hòa dinh dưỡng không chỉ với lân mà ngay cả với

sắt. Đất mất chất hữu cơ trở nên cứng do đó khả năng giữ nước, thấm nước kém. Chất

hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nguồn dinh dưỡng, giảm rửa trôi, phân

giải mùn, giải phóng dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng, tăng lân dễ tiêu, tăng các hợp

chất hữu cơ với N, P, Fe.

Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của phân, nước tiểu của trâu, bò, heo, gà và

chất độn. Nó không những cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn bổ sung chất

hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng

phân hóa học. Việc sử dụng phân chuồng làm phân bón mang tính truyền thống trong

quản lý đất đai và hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Chúng được sử dụng có

hiệu quả nhất khi kết hợp với các biện pháp khác bao gồm việc luân canh, trồng cỏ

phủ mặt đất để làm phân xanh, sử dụng vôi bột và các nguyên liệu tự nhiên khác, các

loại phân bón với sự điều chỉnh thích hợp cho các hoạt động của vi sinh vật. Theo (Bùi

Đình Dinh và ctv 2009), hàng năm nôngdân nước ta sử dụng khoảng 60 - 65 triệu tấn

Hình thức thông dụng nhất khi sử dụng phân chuồng dưới dạng thô (còn tươi

hoặc đã khô) hoặc dưới dạng đã ủ hoai mục. Chúng ta đã biết rằng việc sử dụng không

đúng cách phân chuồng thô có thểlàm đảo lộn hiệu quảảnh hưởng đến chất lượng các loại rau màu như: Khoai tây, dưa leo, bầu bí, củ cải, bông cải, cải bắp. Khi phân chuồng phân hủy trong đất, những hợp chất Phenol được phóng thích ra và được cây trồng hấp thu. Những chất này có thể làm mất hương vị tự nhiên và có mùi hôi khi các loại rau quả này được nấu nướng để ăn. Vì lý do này, không nên bón trực tiếp phân chuồng thô vào các loại rau màu đang phát triển. Ngoài ra, một vài loại phân chuồng có chứa các dư lượng độc tốnhư các chất kích thích, các kháng sinh, thuốc sát trùng, vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố hữu cơ khác. Nhiều chất trong số các độc tố này có thể khửđi được qua kỹ thuật ủ háo khí có nhiệt độ cao. Việc sử dụng phân chuồng thô còn gây ra tình trạng mất cân đối dinh dưỡng trong đất canh tác. Một số phân chuồng

tươi có chứa một lượng lớn đạm và muối khoáng. Khi dùng bón cho các loại cây trồng

đang canh tác, những muối khoáng này có thể gây hậu quảtương tự như việc bón quá nhiều các phân bón hóa học. Với số lượng quá dư thừa chúng có thể làm cháy rễ các cây con, giảm khảnăng chống chịu sâu bệnh và làm giảm thời gian bảo quản của nông sản (Bùi Huy Hiền và ctv, 2009).

Nói chung, phân chuồng phát huy tác dụng mạnh nhất khi được bón ngay trước khi trồng tỉa. Tuy nhiên, nếu đã được ủ cho hoai mục và đúng kỹ thuật thì an toàn hơn

và có thể dùng bón dặm khi cây rau đang phát triển. Phân chuồng ủhoai được coi là loại phân an toàn vì nó không làm cháy rễ cây trồng và cũng không gây nên hiện

tượng mất cân đối dinh dưỡng ngắn hạn. Theo kinh nghiệm của một nông gia trồng rau màu kinh doanh thì các loại cây trồng như bí, bắp, các loại đậu phát triển tốt và hiệu quả nhất khi phân chuồng đã được ủ cho hoai mục được trải đều và cày độn vào đất

ngay trước khi trồng. Đối với các loại rau ăn lá cũng cho kết quảtương tự và người ta khuyến cáo chỉ nên dùng phân chuồng đã ủ hoai. Các loại rau như cải bắp, cà chua,

khoai tây và các rau ăn củ thì lại phát triển tốt và hiệu quả nhất nếu phân chuồng được sử dụng từ vụtrước (Ngô Văn Khang và ctv, 2009).

Theo Bùi Đình Dinh và ctv (2009), để tận dụng tối đa lượng dinh dưỡng trong phân chuồng, phương pháp cày vùi cho kết quả tốt nhất. Theo phương pháp này người ta trải đều phân chuồng trên mặt đất rồi ngay sau đó cày hoặc cuốc vùi vào trong đất. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu trải phân chuồng trên mặt đất và để lâu quá 4 ngày thì lượng dinh dưỡng bị mất đi 21%. Nếu cày vùi phân vào đất ngay sau khi trải thì lượng thất thoát này giảm xuống chỉ còn 5%.

Theo Nagar (1985), bón kết hợp phân khoáng với phân chuồng tăng hiệu quả sử

Bánh dầu làm phân bón cho cây phát triển xanh tốt, mượt lá, cho năng suất cao. Lý do: Trong bánh dầu ngoài hàm lượng đạm hữu cơ (protein) rất cao từ 28-51% thì nó còn chứa nhiều muối khoáng, vitamin. Đặc biệt sau khi ngâm ủ protein khó tan được thủy phân thành amino axit giúp cây trồng nhanh hấp thu một cách hiệu quả.

Dinh dưỡng có trong bánh dầu đã qua quy trình xử lý và được chuyển hóa dưới dạng dễ hấp thu cho cây, hạn chế tối đa côn trùng cơ hội và mầm bệnh gây hại cho cây trồng và môi trường. Là nguồn dinh dưỡng rất thích hợp cho cây mai, hoa kiểng, bonsai, phong lan, rau màu, cây ăn quả…

Bánh dầu đậu phộng là một loại phân hữu cơ truyền thống, được sử dụng phổ biến

và đạt hiệu quả cao trong việc chăm bón cho cây trồng. Dinh dưỡng có trong bánh dầu đã qua quy trình xử lý và được chuyển hóa dưới dạng dễ hấp thu cho cây, hạn chế tối đa côn

trùng cơ hội và mầm bệnh gây hại cho cây trồng và môi trường

(https://muadaudauphongnguyenchat.blogspot.com/2016/06/banh-dau-au-phong-dung- e-lam-gi.html).

Phân bón có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho cây trồng những dinh

dưỡng cần thiết mà đất không đủ khảnăng đáp ứng, đồng thời góp phần vào việc duy trì độ phì nhiêu đất trong quá trình canh tác. Trong các nhân tốtác động đến năng suất cây trồng, dinh dưỡng khoáng chiếm vị trí quan trọng. Dinh dưỡng cho cây hành lá

cũng được chia làm 3 nhóm chính: đa lượng, trung lượng và vi lượng. Tuy nhiên, dinh

dưỡng mà cây hành lá sử dụng nhiều là các yếu tốdinh dưỡng đa lượng như đạm, lân và kali (Cục trồng trọt, 2011) .

Đạm là một nguyên tố quan trọng cho sự phát triển của cây vì nócó trong thành phần tất cảcác protein đơn giản và phức tạp, là thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit nucleic. Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, thiếu nó cây xanh không có khảnăng quang hợp và ở một mức độnào đó nó có

tác dụng đểđạt năng suất cao nhất (Naruka, 2009) . Cây đủđạm, lá có màu xanh tối, lá thẳng và tròn. Nếu thừa đạm sẽthúc đẩy sinh trưởng lá, lá mỏng, ống lá không tròn, lá biến dạng, dễ bị gãy. Bón đạm quá liều lượng cây dễ dàng bị bệnh hại xâm nhiễm. Thiếu đạm, cây hành lá sinh trưởng phát triển chậm, năng suất thấp.

Lân là loại phân đa lượng cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng của cây hành. Lân ởtrong đất tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ và hợp chất khoáng. Lân là loại phân khó tiêu phải có thời gian mới phân hủy hết và ít bị rửa trôi. Cây con đặc biệt mẫn cảm với sự thiếu hụt lân trong đất. Thiếu lân làm giảm năng suất vì lân xúc tiến sự hình thành, phát triển của cây. Phân lân làm tăng khảnăng bảo quản của hành tỏi. Theo (Kim Chung Woo and Sa Tong Min, 2002), khi bổsung 100 kg lân/ ha vào đất sẽ phát triển chiều cao cây, chiều dài lá và trọng lượng cây.

Kali là một trong ba yếu tốdinh dưỡng quan trọng đối với cây hành. Kali là yếu tố phân bón mà cây hút nhiều nhất và nhu cầu của kali kéo dài suốt thời gian sinh

trưởng. Kali không tham gia vào cấu trúc tếbào nhưng lại rất cần trong quá trình hình thành tế bào. Cần thiết trong quá trình đồng hóa cacbon khi quang hợp, trong quá trình tổng hợp protein. Kali giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển protein và đường, giữ sự cân bằng nước trong cây, làm giảm xu hướng héo rũ, tăng khảnăng chống hạn và chống đổ của cây. Kali tham gia trong việc tạo thành và trung hòa các axit hữu cơ,

tạo thành sự cân bằng giữa đường và các axit hữu cơ. Vùng đất cát ven biển Duyên hải Miền Trung, các tỉnh miền núi thì kali ít được chú trọng dẫn đến năng suất và chất

lượng nông sản thấp (Vũ Văn Tân, 2009).

Theo Cục Trồng trọt (2011), bón quá nhiều kali có thểgây tác động xấu lên rễ

cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất

cân đối với Na, Mg. Khi thiếu kali xuất hiện các triệu chứng và biểu hiện trước hết ở lá

già như úa vàng dọc mép lá, đỉnh lá bịsém và nâu, sau đó lan dần vào phía trong. Cây

phát triển chậm và còi cọc, thân yếu. Thiếu K còn làm tăng khảnăng bị bệnh gây ra do

các tác nhân như virut, vi khuẩn, nấm.

1.3.2. Nhu cầu phân bón của cây hành tím:

Cây hành tím yêu cầu lượng phân bón cao hơn nhiều so với các cây màu khác. Theo Tạ Thu Cúc (2005), khi áp dụng NPK tương ứng với 100 kg N/ha, 40 kg P2O5/ha và 50 kg K2O/ha ảnh hưởng đến năng suất hành. Độ ẩm và trọng lượng chất khô cũng

tăng khi tăng tỷ lệ P nhưng ở các liều lượng K khác nhau thì không có ảnh hưởng khác

biệt đến chất lượng hành. Đối với cây hành tím một vấn đề quan trọng là kỹ thuật bón

và công thức phối hợp giữa các loại phân có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng.

Phân bón là một trong những điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến năng suất và

chất lượng của cây hành tím. Việc bón phân cho hành phụ thuộc nhiều vào từng loại

đất và thành phần cơ giới của đất, phụ thuộc vào thời vụ trong năm.

Kết quả nghiên cứu của Hilman và Noordiyati (1988) cho thấy phân đạm là chất

dinh dưỡng đứng vịtrí hàng đầu vềlượng hấp thụ với tầm quan trọng cao nhất đối với cây trồng. Trong cây đạm được tích lũy nhiều ở thời kỳđầu, nhưng nhu cầu đạm tăng

nhiều nhất khi cây bước vào giai đoạn hình thành củ. Cây hành thiếu đạm lá chuyển thành màu xanh vàng, lá nhỏ, cong queo, cây còi cọc. Thời kỳ cây vào giai đoạn hình thành củ, thiếu đạm củ nhỏnăng suất củ giảm. Tuy nhiên đây lại là loại phân bón dễ

thất thoát, đặc biệt qua con đường bay hơi khiến lượng đạm cây trồng hấp thụđược chỉ

từ 30 - 40% lượng cung cấp.

Khi đạm vào trong cây sẽđược tổng hợp để giúp tạo thành các loại protein từ đơn giản đến phức tạp, hay còn gọi là chất thịt, thành phần cơ bản của cơ thể sống. Nó

tham gia vào cấu tạo của axit nucleic và có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể cây trồng. Ngoài ra, đạm còn là thành phần của diệp lục tố tạo nên màu

xanh cho lá cây, đây chính là yếu tố thiết yếu giúp thực vật quang hợp, biến đổi năng lượng của ánh sáng để chuyển đổi nước và cacbonic thành đường bột, nuôi sống toàn thể giới động vật (Hilman và Noordiyati, 1988).

Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có kích

thước to sẽ tăng khảnăng quang hợp từđó làm tăng năng suất cây trồng. Thiếu đạm, cây sẽ sinh trường còi cọc, lá già toàn thân biến vàng, toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị trì trệ do thiếu chất hình thành tế bào, các quá trình sinh hóa cũng bị

ngưng trệ (Hilman và Noordiyati, 1988).

Theo Bùi Đình Dinh và ctv (2009), khi bón thừa phân đạm, cây trồng sẽ lớn

nhanh, đẻ nhánh nhiều, dễ bịđổ ngã, cây chậm ra hoa và khó đậu quả. Mặt khác, thừa

đạm làm tăng mức độ lây nhiễm sâu bệnh do lá mềm, màu sắc xanh đậm của lá thu hút các loại côn trùng và nấm bệnh gây hại.

Theo Shaktawat và ctv (2009) với mức phân N là 200 kg/ha thì chiều cao cây, số lá/cây, đường kính củ, năng suất củhành gia tăng có ý nghĩa so với các liều lượng 50, 100, 150 kg N/ha.

Theo Kilgori và ctv (2007), khi áp dụng lượng phân đạm ở mức 60 kg và 120 kg sẽ làm tăng năng suất củ tươi hành tím (tăng 8,4 tấn/ha ở 120 kg N/ha). Nếu áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã bình hải, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 29)