Điều tra, đánh giá thực trạng phân bố, giá trị sử dụng của của loà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống cây sói rừng (sarcandra glabra (thunb ) nakai) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro (Trang 39 - 44)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Điều tra, đánh giá thực trạng phân bố, giá trị sử dụng của của loà

và thu thập mẫu.

Điều tra, đánh giá thực trạng thu hái, phân bố

Nhóm thực hiện sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn PRA, tiếp cận thông tin thông qua cán bộ ở Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng Nông nghiệp, Chi cục/hạt kiểm lâm và người dân địa phương ở các vùng đại diện trong tỉnh, đồng thời kế thừa các tài liệu đã có về loài cây Sói rừng bước đầu đã xác định được 05 huyện có sự phân bố của cây Sói rừng bao gồm: Xí Mần, Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, tiếp tục phỏng vấn các cán bộ chủ chốt của 05 huyện và đã xác định được 15 xã ở 05 huyện trên có sự phân bố cây Sói rừng và phỏng vấn bằng phiếu điều tra đại diện 32 hộ dân, người được phỏng vấn trong độ tuổi từ 40 – 50 tuổi.

Một số kết quả nhóm điều tra đi phỏng vấn cán bộ và người dân chủ chốt:

Thông tin về nơi thu hái Sói rừng

Kết quả phỏng vấn người dân Kết quả phỏng vấn cán bộ

Kết quả phỏng vấn có 68,8% ý kiến cho rằng nguồn Sói rừng do thu hái tự nhiên, và 25% ý kiến cho rằng do gây trồng, còn lại thu mua ở chợ

Có 70,6% cho rằng Sói rừng là thu hái ngoài tự nhiên và 29,4% cho rằng Sói rừng được thu hái do gây trồng.

30

Thông tin về biến động Sói rừng

Kết quả phỏng vấn người dân Kết quả phỏng vấn cán bộ

Có 53,1% cho rằng Sói rừng giảm rất nhiều, 25% giảm nhiều và ý đánh giá giảm không đáng kể hoặc không giảm chiếm 21,9%

Có 78,6% ý kiến cho rằng Sói rừng giảm rất nhiều và nhiều so với trước đây; 21,4% cho rằng giảm giảm không đáng kể.

Biểu đồ 2: Thông tin về biến động Sói rừng

Thông tin về phân bố Sói rừng

Kết quả phỏng vấn người dân Kết quả phỏng vấn cán bộ

Có 84,38% ý kiến cho rằng Sói rừng được phân bố trong rừng tự nhiên; còn lại cho rằng ở rừng trồng và ở vườn nhà

70,59% ý kiến cho rằng Sói rừng được phân bố trong rừng tự nhiên; 23,53% cho rằng ở rừng trồng và 5,88% ở vườn nhà.

31

Thông tin trả lời phỏng vấn về dự báo tương lai phát triển của cây Sói rừng

Kết quả phỏng vấn người dân Kết quả phỏng vấn cán bộ

Có 56,25% ý kiến dự báo tương lai diện tích trồng Sói rừng sẽ giảm; 25% cho rằng tăng; còn lại cho rằng không thay đổi.

Có 52,94% không có ý kiến đánh giá là không đổi; 41,18% cho rằng tăng lên và 5,88% cho rằng giảm xuống.

Biểu đồ 3: Thông tin về dự báo tương lai phát triển của loài Sói rừng Giá trị của loài Sói rừng

Sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, hơi có độc, có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống. Chủ trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm ruột thừa cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ nhiễm khuẩn, phong thấp đau nhức, đòn ngã tổn thương, gãy xương,...

Kinh nghiệm của người trong sử dụng sói rừng để chữa trị một số bệnh thường gặp như sau: Phòng cảm mạo; Chữa các chứng viêm; Chữa đau lưng; Chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp; Chữa bỏng....

Đặc đim phân b theo tuyến điu tra

Từ thông tin kết quả phỏng vấn tiến hành lập tuyến điều tra khảo sát thực địa 5 huyện, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố Sói rừng theo tuyến điều tra TT Tuyến điều tra Chiều dài

(km) Số cá thể (cây) Tần suất (cây/km) Cây ra hoa, quả 1 Nấm Dẩn, Xín Mần 3,5 13 3,7 3 2 Thu Tà, Xín Mần 3,5 20 5,7 0 3 Nà Chì, Xín Mần 5,5 22 4 2 4 Tả Lủng, Mèo Vạc 5,5 21 3,8 2

32

TT Tuyến điều tra Chiều dài (km) Số cá thể (cây) Tần suất (cây/km) Cây ra hoa, quả 5 Lủng Chinh, Mèo Vạc 3,2 10 3,1 1 6 Nậm Ban, Mèo Vạc 4,5 16 3,6 0 7 Tùng Vài, Quản Bạ 3 13 4,3 2 8 Cao Mã Pờ, Quản Bạ 3,5 16 4,6 0

9 Thái An, Quản Bạ 4 17 3,8 1

10 Hồ Thầu, Hoàng Su Phì 4,5 26 5,8 3

11 Nậm Ty, Hoàng Su Phì 4,5 17 3,8 2

12 Bản Péo, Hoàng Su Phì 4 16 4 1

13 Thượng Sơn, Vị xuyên 4 25 6,25 3

14 Cao Bồ, Vị xuyên 3,5 18 5,1 3

15 Thị trấn Vị xuyên 4 19 4,8 2

Tổng 60,7 269 66,35 25

Trung bình 4,05 17,93 4,42 1,7

Qua số liệu trình bày ở bảng trên cho thấy rằng, số lượng Sói rừng phân bố trong tự nhiên còn ít, phân bố không đều trên các tuyến điều tra. Tần số xuất hiện cao nhất là tuyến Thượng Sơn, Vị xuyên (6,25 cây/km) và thấp nhất là tuyến Lủng Chinh, Mèo Vạc (3,1 cây/km. Trên 15 tuyến điều tra gặp 269 cây với tần số xuất hiện trung bình là 4,42 cây/km. Thời điểm điều tra diễn ra vào mùa ra hoa,kết quả nhưng số luợng cây ra hoa, kết quả chỉ chiếm 1,7%. Kết quả phỏng vấn người dân cho biết, trước đây 10 năm, số lượng Sói rừng bắt gặp rất nhiều ven rừng, trên rẫy bỏ hoang,trên rẫy lúa, rẫy ngô, rẫy sắn. Từ khi Sói rừng được thương lái thu mua, giá tăng lên thì người dân khai thác bán hết, khai thác nhổ cả bụi, kể cả cây chưa trưởng thành nên số lượng Sói rừng trong tự nhiên liên tục giảm. Chính tình trạng khai thác bừa bãi và lãng phí là nguyên nhân chính làm giảm số lượng loài này trong tự nhiên.

Thu thập mẫu Sói rừng nghiên cứu

Để xác định, lựa chọn nguồn gen cây Sói rừng có giá trị cao, làm tiền đề cho việc nhận dạng, đánh giá đa dạng di truyền, nhân giống in vitro thì việc thu thập mẫu

33

cũng là khâu quan trọng. Mẫu Sói rừng được thu thập đều trên các tuyến điều tra. Đặc điểm các mẫu thu thập được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu thu thập

TT Xuất xứ Chiều dài thân (cm) Đường kính thân (cm) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng (cm) Đặc điểm cây 1 Nấm Dẩn, Xín Mần 28 0,2 5 3,5 Lá xanh tốt, không sâu bệnh 2 Thu Tà, Xín Mần 31,5 0,4 7 2,5 Lá xanh, không sâu

bệnh

3 Nà Chì, Xín Mần 27 0,3 4,5 3,6 Lá hơi tốt, không sâu bệnh

4 Tả Lủng, Mèo Vạc 26 0,2 10 5 Lá xanh nhạt, không sâu bệnh 5 Lủng Chinh, Mèo Vạc 29 0,3 12 5,3 Lá hơi vàng, bị sâu

ăn lá non 6 Nậm Ban, Mèo Vạc 27 0,2 6,5 4 Lá xanh nhạt, không

sâu bệnh 7 Thôn Sù Chún Phìn, Xã

Tùng Vài, Quản Bạ 34,5 0,4 7,7 6

Lá xanh tốt , không sâu bệnh 8 Thôn Cao Mã, Cao Mã

Pờ, Quản Bạ 30 0,5 7 5

Lá xanh tốt , không sâu bệnh 9 Thôn Séo Lủng 2 xã

Thái An, Quản Bạ 33 0,3 5,5 4

Lá xanh tốt , không sâu bệnh 10 Xã Hồ Thầu, Hoàng Su Phì 32 0,4 8 4,5 Lá xanh tốt , không sâu bệnh 11 Xã Nậm Ty, Hoàng Su Phì 36,5 0,6 8 6,5 Lá xanh tốt , không sâu bệnh 12 Bản Péo, Hoàng Su Phì 29 0,3 5,5 5,5 Lá xanh tốt , không

sâu bệnh 13 Xã Thượng Sơn huyện

Vị Xuyên 32 0,5 7 4

Lá xanh tốt , không sâu bệnh 14 Cao Bồ, Vị xuyên 29 0,32 4,5 5 Lá xanh nhạt, không

bị sâu bệnh 15 Thị trấn Vị xuyên 28 0,4 4 4,5 Lá xanh tốt , không

34 TT Xuất xứ Chiều dài thân (cm) Đường kính thân (cm) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng (cm) Đặc điểm cây Trung bình 30,2 0,4 5,9 4,6

Qua kết quả điều tra, mẫu thu thập có chiều dài thân trung bình 30,2 cm, đường kính thân trung bình khoảng 0,4cm, chiều dài và chiều rộng lá lần lượt là 5,9 cm và 4,6 cm, các mẫu thu thập có đặc điểm lá xanh tốt và không bị sâu bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống cây sói rừng (sarcandra glabra (thunb ) nakai) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)