2. Mục tiêu nghiên cứu
2.3.1. Điều tra đánh giá thực trạng phân bố và thu thập mẫu nghiên cứu
2.3.1.1. Phương pháp tiếp cận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiếp cận nghiên cứu như sau:
* Tiếp cận hệ thống:Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai)có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang, được tiếp cận một cách hệ thống từ nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài; ảnh hưởng của điều kiện môi trường (thời tiết, đất đai, …) và kinh tế xã hội vùng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với cây Sói rừng; đến nghiên cứu các công nghệ nhân giống trên quy mô lớn.
Nội dung nghiên cứu được thực hiện một cách tuần tự: Đánh giá thực trạng phân bố và giá trị sử dụng, đa dạng di truyền nguồn gen; Chọn lọc và xây dựng vườn
19
giống gốc chất lượng cao; Xây dựng quy trình nhân giống vô tính cây Sói rừng trên quy mô công nghiệp; Quy trình nuôi trồng và triển khai mô hình trình diễn thâm canh; Tập huấn cán bộ và người dân tham gia vào công tác bảo tồn và phát triển cây Sói rừng; Xây dựng cơ sở dữ liệu về loài Sói rừng tại Hà Giang để phục vụ bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu thế mạnh của Hà Giang, có giá trị kinh tế cao và có tác dụng y học.
* Tiếp cận kế thừa: Đề tài cũng kế thừa từ kết quả nghiên cứu nhân giống một số loài cây dược liệu từ các nhiệm vụ đã nghiên cứu để hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện sinh thái của Hà Giang.
Để xây dựng quy trình sản xuất giống quy mô lớn, đề tài tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, chất kích thích ra rễ…đến hiệu quả của việc tạo rễ, ra lá và tạo cây hoàn chỉnh.
Những kết quả nghiên cứu về cây Sói rừng trong nước và trên thế giới sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp, phân tích, chỉ ra những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề đang tồn tại cần được giải quyết tiếp. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố sẽ là cơ sở cho việc thiết lập: kỹ thuật nhân giống; nội dung nghiên cứu sẽ đưa ra hướng nghiên cứu mới về kỹ thuật nhân giống cây Sói rừng chất lượng cao, sạch bệnh, tỷ lệ sống cao ở quy mô công nghiệp.
* Tiếp cận vùng sinh thái: Phát triển cây Sói rừng tại tỉnh Hà Giang trong thời gian qua chủ yếu tập trung tại các huyện vùng cao như: Vị Xuyên, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Xín Mần. Tại mỗi một vùng, cây Sói rừnglại được trồng trong các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Trong từng điều kiện cụ thể, mức độ biểu hiện hình thái, khả năng sinh trưởng và năng suất của các cây Sói rừng là khác nhau. Do đó, việc lựa chọn các xuất xứ cây Sói rừng để tuyển chọn cây trội cần được tiến hành trên phạm vi rộng, tập trung vào những vùng có lịch sử phát triển cây Sói rừng. Dựa trên kết quả khảo sát và số liệu thống kê về diện tích phát triển cây Sói rừng tại các địa phương trong tỉnh Hà Giang.
* Tiếp cận sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Diện tích đất được sử dụng nuôi trồng Sói rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng chủ yếu là đất dốc, vùng đầu nguồn, là vùng
20
đất rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng dưới tác động của điều kiện tự nhiên và con người. Như vậy nếu phát triển được các cây Sói rừng dưới tán rừng trên diện tích lớn, tập trung với các biện pháp kỹ thuật đồng được giải quyết, trong đó trọng tâm là vấn đề nghiên cứu, chọn giống chất lượng cao, đồng nghĩa với việc giữ rừng tự nhiên do phát triển cây Sói rừng dưới tán rừng được nâng cao chất lượng và năng suất và thời gian khai thác sản phẩm điều kiện môi trường (thời tiết, đất đai, …) và kinh tế xã hội vùng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với loài Sói rừng; đến nghiên cứu các công nghệ nhân giống trên quy mô lớn.
2.3.1.2. - Điều tra, đánh giá thực trạng phân bố và giá trị sử dụng của của loài Sói rừng và thu thập mẫu
Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA để thu thập thông tin từ các địa bàn các huyện có phân bố loài Sói rừng để khoanh vùng và tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng phân bố, giá trị sử dụng của loài Sói rừng .
Tiến hành sử dụng công cụ phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt, đi lát cắt, phỏng vấn nhóm hộ, cụ thể các đối tượng phỏng vấn là các cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các hộ dân. Nội dung phỏng vấn được trình bày trong phiếu phỏng vấn đã được soạn sẵn về sinh thái loài, địa điểm phân bố hoặc gây trồng, kỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng và giá trị sử dụng. Từ thông tin ban đầu thu được tiến hành khảo sát thực địa để thu thập mẫu Sói rừng . Điều tra thu thập thông tin về các hình thức gây trồng cây Sói rừng trên từng vùng, từng dân tộc khác nhau.
Phương pháp điều tra đặc điểm phân bố của Sói rừng
Ðiều tra sơ bộ và xây dựng bản đồ phân bố Sói rừng dựa vào cộng đồng: Nhằm thu thập thông tin khái quát về phân bố, sinh trưởng và phát triển của Sói rừng tại khu vực nghiên cứu để làm cơ sở để xác định địa điểm để tiến hành điều tra tỉ mỉ.
Căn cứ vào bản đồ phân bố Sói rừng dựa vào cộng đồng, bản đồ địa hình, kết quả đi sơ thám, tham khảo ý kiến nguời dân và cán bộ quản lý để lập các tuyến điều tra.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến loài Sói rừng đã được công bố, với sự hỗ trợ, cộng tác của các chuyên gia về thực vật của các
21
Viện nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã lựa chọn các điểm điều tra nghiên cứu ở các huyện có loài Sói rừng phân bố trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Ðiều tra theo tuyến: Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, lập các tuyến điều tra theo các dạng sinh cảnh khác nhau: Rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phục hồi, trảng cỏ, nương rẫy. Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các thông tin về số lượng cá thể, tình hình sinh trưởng, phát triển và các yếu tố sinh thái.
Theo các tuyến tiến hành điều tra số lượng cây, tình hình sinh trưởng và phát triển. Những cây có chiều dài thân dưới 1m được xem là cây tái sinh, cây có chiều dài thân lớn hơn 1m được xem là cây trưởng thành, tiến hành đếm số lượng cây, số nhánh/cây, chất lượng cây tái sinh.
Phương pháp điều tra thực địa kết hợp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của loài cây Sói rừng: Tiếp cận thông tin thông qua cán bộ ở Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng Nông nghiệp, Chi cục/hạt kiểm lâm và người dân địa phương ở các vùng đại diện trong tỉnh, đồng thời kế thừa các tài liệu đã có về loài cây Sói rừng kết hợp với điều tra ngoài thực địa theo tuyến điển hình để từ đó xác định những nơi có phân bố của loài Sói rừng.