3.2.2.1. Trang thiết bị của cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình: Về trang thiết bị đã trang bị đủ cho các phòng lý thuyết và phòng thực hành, từ năm 2003 đến nay đã đầu tư về trang thiết bị trên 4 tỷ đồng. Các trang thiết bị được đầu tư tương đối hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên học nghề. Ngoài ra, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bìnhcòn liên kết với các xã, thị trấn để dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT, hàng chục cơ sở thực hành tại các công ty, doanh nghiệp, các xưởng sản xuất, các trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp để thực hành, các trang trại, các mô hình, ô mẫu trình diễn của ngành nông nghiệp...
Các ngành nghề được đào tạo gồm:
+ Nghề phi nông nghiệp: Điện công nghiệp; điện dân dụng; hàn;kỹ thuật chế biến món ăn; may công nghiệp; tin học văn phòng;sửa chữa ô tô; kỹ thuật gia công bàn ghế.
+ Nghề nông nghiệp:Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi; nuôi và
phòng trị bệnh cho gà; nuôi và phòng trị bệnh cho lợn; trồng và nhân giống nấm; trồng rau an toàn; trồng lúa năng suất cao; trồng bầu, bí, dưa chuột; trồng măng tây.
Bảng 3.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú I. Cơ sở vật chất
1. Diện tích hiện có m2 8.052 2. Phòng học lý thuyết Phòng 10 3. Phòng thực hành Phòng 8
4. Máy chiếu Chiếc 8
II. Trang thiết bị
phục vụ thực hành
1. Máy may Chiếc 50
2. Máy vi tính Chiếc 50
3. Thiết bị điện Phòng 02
Bao gồm các trang thiết bị, các loại động cơ điện dân dụng và điện công nghiệp.
4. Thiết bị cơ khí Phòng 02
Bao gồm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy thực hành các nghề hàn, nghề tiện, gia công cắt gọt. 5. Thiết bị thực hành giống thiết bị của DN Phòng 02 Mô hình động cơ xe máy, ô tô, thiết bịđiện tử, điện lạnh.
(Nguồn: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình)
Trung tâm dịch vụ nông nghiệphuyện Phú Bình: Do điều kiện đặc thù của Trung tâm là cơ quan sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Phú Bình được giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT với các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp nên các công trình như lớp học phòng thực hành, thí nghiệm không có mà chủ yếu sử dụng Nhà văn hóa của các xóm, trung tâm học tập cộng đồng của các xã làm lớp học và sử dụng ruộng, chuồng trại, cơ sở chăn nuôi, trang trại của các hộ nông dân để làm khu thực hành, học viên của các lớp
ký túc xá, cũng như các điều kiện khác. Để phục vụ cho công tác giảng dạy trong những năm qua Trung tâm dịch vụ nông nghiệphuyện Phú Bình đã đầu tư thêm 04 máy tính xách tay và 03 máy chiếu giúp cho học viên dễ dàng tiếp cận được bài học.
Bảng 3.6. Đánh giá chất lượng trang thiết bị dạy nghề
Mức độ
Phòng học Nơi thực hành Trang thiết bị dạy học Số người trả lời Cơ cấu % Số người trả lời Cơ cấu % Số người trả lời Cơ cấu % Tổng số 90 100 90 100 90 100 Tốt 20 22.2 12 13.3 10 11.1 Khá 54 60 50 55.6 36 40 TB 16 17.8 28 31.1 44 48.9 Kém - - - -
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, năm 2020)
Qua khảo sát 90 lao động nông thôn đã và đang tham gia các khóa đào tạo nghề trên địa bàn huyện chúng ta thấy có từ 40% - 60% số người được hỏi đánh giá các trang thiết bị dạy học của các cơ sở đào tạo nghề đạt ở mức độ khá; 17.8% - 48.9% đánh giá ở mức độ trung bình và từ 11,1% - 22.2% đánh giá ở mức độ tốt. Qua bảng trên ta thấy được với mức độ đầu tư về trang thiết bị dạy nghề thì nhìn chung cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Bình cũng đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu của các khóa học.
3.2.2.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia công tác đào tạo nghề
Giáo viên đào tạo nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở thiết bị đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc. Vì vậy, năng lực giáo viên đào tạo nghề tác động trực tiếp lên chất lượng công tác đào tạo nghề.
Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, học viên vào học
nghề có rất nhiều cấp trình độ văn hoá khác nhau. Cấp trình độ đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (bán lành nghề, lành nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ). Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên đào tạo nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau.
Năng lực của giáo viên đào tạo nghề tốt thì mới có thể đào tạo các học viên được tốt bởi vì các học viên nắm được lý thuyết, kỹ năng thực hành nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên.
Trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên tham gia công tác đào tạo nghề được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.7.Trình độ chuyên môn giáo viên giảng dạy của các cơ sở dạy nghềcủa huyện Phú Bình năm 2020
Chỉ tiêu
Trung tâm GDNN- GDTXhuyện Phú Bình
Trung tâm dịch vụ nông nghiệphuyện Phú Bình Giáo viên cơ hữu Giáo viên Thỉnh giảng Giáo viên cơ hữu Giáo viên Thỉnh giảng Tổng số 9 4 17 0
Công nhân kỹ thuật 0 0 0 0
Trung cấp 0 0 0 0
Cao đẳng 0 0 0 0
Đại học 9 4 16 0
Trên đại học 0 0 1 0
(Nguồn: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình, Trung tâm dịch vụ nông nghiệphuyện Phú Bình)
Qua bảng 3.7 ta có thể thấy được trình độ cuả giáo viên của hai cơ sở đào tạo nghề 100% đều có trình độ đại học và trên đại học. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Phú Bình.
Trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề của cán bộ, giảng viên:
Bảng 3.8. Trình độ nghiệp vụ sư phạm giáo viên của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện năm 2020
Đơn vị tính: Người
Nội dung
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Bình Giáo viên cơ hữu Giáo viên thỉnh giảng Giáo viên cơ hữu Giáo viên thỉnh giảng Tổng số 9 4 17 0 Sư phạm kỹ thuật 2 2 5 0 Sư phạm dạy nghề 7 2 12 0 Sư phạm đơn thuần 0 0 0 0
Thâm niên công tác 0
Trên 10 năm 3 4 0 0
Từ 5-10 năm 4 0 12 0
Dưới 5 năm 2 0 5 0
(Nguồn: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Bình)
Qua bảng số liệu cho thấy, giáo viên dạy nghề ở Trung tâm GDNN- GDTX huyện Phú Bình và giáo viên dạy nghề ở Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tất cả đều có chứng chỉ sư phạm đáp ứng yêu cầu để tham gia dạy nghề trình độ sơ cấp.
Về thâm niên công tác, số lượng giáo viên có thâm niên công tác trên 5 năm ở cả 2 đơn vị đào tạo nghề trên là rất cao. Trung tâm GDNN-GDTX huyện có 7 giáo viên; Trung tâm dịch vụ nông nghiệp có 12 giáo viên. Như vậy có thể thấy, hầu hết các giáo viên ở hai đơn vị đều có thâm niên công tác tương đối lâu năm.
Nhìn chung, với trình độ chuyên môn và thâm niên công tác lâu năm, đội ngũ giáo viên dạy nghề đã nắm vững được những kiến thức, kỹ năng nghề, có phương pháp sư phạm và kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện dạy nghề, nhiệt tình trong công việc. Đây là điều kiện thuận lợi để chất lượng công tác dạy nghề ngày càng được nâng cao.
địa bàn huyện trong những năm qua được cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước và tương đối ổn định, đồng đều trong những năm gần đây, kinh phí dành cho kiểm tra, giám sát và kinh phí truyền thông cũng được chú trọng, từ đó đáp ứng được phần nào nhu cầu đăng ký học nghề của người lao động trên địa bàn và giúp cho các khóa học được đảm bảo đúng với kế hoạch đặt ra.
Kinh phí cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Bình trong những năm qua được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.9. Chi phí đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Bình qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1
Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, mô hình dạy nghề, xây dựng chương trình học liệu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề
320.085 727.793 760.994 764.597
2 Kiểm tra, giám sát, truyền
thông 5 7 7 7
Tổng 325.085 734.793 767.994 771.597
(Nguồn: Phòng Lao động TB&XH huyện Phú Bình)
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn ngân sách dành cho đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Bình qua các năm tương đối ổn định và đồng đều. Nguồn ngân sách dành cho đào tạo nghề năm 2016 của huyện là 320.085 triệu đồng, từ năm 2017 đến năm 2019 bình quân mỗi năm đều trên 700triệu đồng. Nguồn kinh phí dành cho việc kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyệnbình quan hàng năm là 7 triệu đồng. Qua những con số về chi phí cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Bình như trên, cho
chúng ta thấy trong thời gian vừa qua huyện đã rất quan tâm và chú trọng tới công tác đào tạo nghề trên địa bàn.
3.2.2.4. Nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo nghề
Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện đã sử dụng giáo trình đào tạo nghề, áp dụng khung chương trình chuẩn đã được các Bộ, ngành có liên quan biên soạn, trong giáo trình của các nghề đã đổi mới nội dung và khung chương trình đã được cân đối giữa lý thuyết và thực hành, coi trọng phần thực hành để sau khi tốt nghiệp các khóa học người lao động cơ bản nắm được lý thuyết và có kỹ năng, tay nghềthành thục đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ mới.
Bảng 3.10. Cơ cấu thời gian khung chương trình đào tạo nghềđang thực hiện trên địa bàn huyện Phú Bình
Chỉ tiêu Trình độ
sơ cấp nghề
Dạy nghề thường xuyên
Thời gian đào tạo tháng 3 tháng Dưới 3 tháng
Học lý thuyết (%) 30 20
Học thực hành (%) 70 80
(Nguồn: Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Bình)
Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Bình có 2 loại hình đào tạo nghề chính là: Trình độ sơ cấp nghề và Dạy nghề thường xuyên. Cả 2 loại hình đào tạo nghề này đều áp dụng giáo trình và chương trình đào tạo theo Bộ Giáo dục - Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo đó, số tiết lý thuyết chiếm 30% và số tiết thực hành chiếm 70% đối với dạy nghề trình độ sơ cấp; số tiết lý thuyết chiếm 20% và số tiết thực hành chiếm 80% đối với dạy nghề trình độ dạy nghề thường xuyên.
3.2.2.5. Số lượng lao động nông thôn được đào tạo trên địa bàn huyện Phú Bình từ năm 2016 - 2019
của địa phương, của từng nhóm nghề và nhu cầu thực tế của người lao động. Kết quả đào tạo nghề qua các năm được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.11. Số lớp và số lao động được đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên từ 2016 - 2019 STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lớp (Lớp) Số lượng lao động (Người) Số lớp (Lớp) Số lượng lao động (Người) Số lớp (Lớp) Số lượng lao động (Người) Số lớp (Lớp) Số lượng lao động (Người) Tổng số 9 270 15 398 14 350 13 370 1 Dạy nghề trình độ sơ cấp 0 0 04 68 04 100 04 100
2 Dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) 9 270 9 330 10 250 9 270
(Nguồn: Phòng LĐ - TB&XH huyện Phú Bình)
Từ năm 2016 đến năm 2019 toàn huyện đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 1.388 lao động thông qua 37 lớp đào tạo nghề, trình độ Sơ cấp là 268lao động, dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng là 1.120 lao động. Trong đó: đối tượng chính sách là 112 người, thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo là 356ngườivà lao động khác là 920người.
Các lớp đào tạo thường tổ chức ngay tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được học tập tại chỗ, không phải đi lại nhiều.
3.2.2.6. Ngành nghề đào tạo cho LĐNT của huyện Phú Bình
Bảng 3.12. Số lượng các lớp nghề đào tạo LĐNT tại huyện Phú Bình giai đoạn 2016 - 2019 chia theo lĩnh vực đào tạo bởi các đơn vị Cơ sở đào tạo Lĩnh vực Số lớp/năm
2016 2017 2018 2019
1. Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình
Phi Nông nghiệp 0 4 2 2
Nông nghiệp 4 5 7 6
2. Trung tâm dịch vụ nông
nghiệp Nông nghiệp 3 4 4 3
3. Các cơ sở đào tạo nghề khác
Phi Nông nghiệp 0 0 0 0
Nông nghiệp 2 2 1 2
Tổng 9 15 14 13
(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Phú Bình năm 2020)
Qua bảng ta thấy được các lớp đào tạo nghề được mở trên địa bàn huyện bao gồm cả về lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các lớp đào tạo nghề trên địa bàn huyện chủ yếu được đào tạo bởi Trung tâm GDNN-GDTX huyệnPhú Bình với rất nhiều các ngành nghề khác nhau: Điện công nghiệp; điện dân dụng; hàn điện; may công nghiệp; kỹ thuật xây dựng; kỹ thuật gia công bàn ghế; sửa chữa điện lạnh, điện dân dụng; tin học văn phòng; kỹ thuật chế biến món ăn; nuôi và phòng trừ bệnh cho gà, lợn; sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi; trồng rau an toàn. Với các ngành nghề rất đa dạng như vậy từ năm 2016
đến năm 2019 Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình đào tạo 30 lớp dạy nghề cho người lao động và cung cấp hàng trăm lao động có tay nghề đã qua đào tạo cho huyện Phú Bình.
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Bình chỉ đào tạo một số lớp thuộc nhóm nghề nông nghiệp như: Dạy nghề trồng rau an toàn; sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi; nuôi và phòng trị bệnh cho gà, lợn, trâu bò; trồng chè; nuôi ong; trồng bầu, bí, dưa chuột; trồng lúa năng suất cao. Với các ngành nghề đào tạo nông nghiệp như vậy, từ năm 2016 đến năm 2019Trung tâm dịch vụ nông nghiệpđã đào tạo 14 lớp dạy nghề nông nghiệp cho lao động trên địa bàn huyện.
Ngoài ra trên địa bàn huyện Phú Bình cũng còn có một số đơn vị đào tạo nghề khác tham gia dạy nghề, từ năm 2016 đến năm 2019 các đơn vị ngoài huyện tham gia đào tạo trên địa bàn được 9 lớp dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cho huyện.
Bảng 3.13. So sánh kết quả đào tạo nghề của huyện Phú Bình với một số huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018
Năm
Huyện Võ Nhai Huyện Phú Bình Huyện Đồng Hỷ Số lượng LĐ được ĐTN NN Số lượng LĐ được ĐTN Phi NN Tổng Số lượng LĐ được ĐTN NN Số lượng LĐ được ĐTN Phi NN Tổng Số lượng LĐ được ĐTN NN Số lượng LĐ được ĐTN Phi NN Tổng 2016 60 0 60 270 0 270 210 0 210 2017 150 40 190 330 68 398 240 34 274 2018 200 25 225 250 100 350 240 34 274 2019 170 30 200 270 100 370 210 0 210 Tổng 580 95 675 1.120 268 1.388 900 68 968
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm)
Về kết quả đào tạo nghề, bảng 3.13 cho thấy, trên địa bàn huyện Phú Bình và huyện Đồng Hỷ số lượng lao động nông thôn được đào tạo lớn hơn nhiều so với huyện Võ Nhai, gấp khoảng 1,4 - 2,1 lần trong thời gian từ năm 2016 đến 2019 và đặc biệt là số lượng lao động được đào tạo nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình lớn hơn nhiều so với huyện Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ. Trong khi số lượng lao động được đào tạo nghề phi nông nghiệp từ năm 2016 đến năm 2019 tại huyện Võ Nhai đạt khoảng 14%, huyện Đồng Hỷ đạt 7% thì số lượng lao động được đào tạo nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình đạt 19.3% , đây chính là điều kiện và là cơ hội giúp cho người lao động nông thôn có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp và nâng cao thu nhập cho gia đình