Đánh giá kết quả đào tạo nghềcho LĐNT trên địa bàn huyệnPhú Bình,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạihuyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 76)

tỉnh Thái Nguyên

- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND huyện. Các chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã đi vào cuộc sống, nhận thức của nhân dân, của các cấp các ngành đối với công tác dạy nghề được nâng lên, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện, từng bước xây dựng nông thôn mới.

- Tinh thần tích cực, nhiệt tình, sáng tạo của BCĐ huyện trong việc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn và có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể huyện, các xã thị trấn và các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện; xác định được quy trình tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả theo mục tiêu của Đề án, trong đó làm rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan liên quan; đã có kết quả bước đầu trong việc gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, duy trì và phát triển một số nghề truyền thống.

- Sau 10 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề đã có nhiều chuyển biến; Công tác dạy nghề và học nghề đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn.

- Các cơ sở dạy nghề đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp cả về trang thiết bị và cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên dạy nghề không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế. Đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo nhu cầu lao động của thị trường lao động.

- Dạy nghề đã từng bước chuyển đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; gắn kết giữa dạy nghề với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác.

- Chương trình, giáo trình các ngành nghề được đào tạo đã được chuẩn hóa cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người LĐNT, thị trường lao động.

* Tồn tại, hạn chế:

- Số lượng lao động qua đào tạo, dạy nghề còn khiêm tốn so với nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển của huyện; Quy mô đào tạo, số lượng ngành nghề, chất lượng, hiệu quả đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật làm việc tại các khu công nghiệp.

- Việc gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau đào tạo còn hạn chế, đôi khi chỉ chú trọng đào tạo nhưng chưa giới thiệu được việc làm cho học viên nên khó khăn trong việc thu hút người đến học nghề.

- Công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng, đặc biệt là việc tư vấn học nghề cho người lao động do thiếu các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội, các kỹ năng trong tư vấn học nghề của một số ít cán bộ còn hạn chế.

- Công tác xã hội hóa, thu hút nguồn vốn cho công tác đào tạo nghề còn thấp. Một số doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn chưa có cam kết đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và của người lao động trong công tác dạy nghề, tạo việc làm còn hạn chế.

- Kinh phí hỗ trợ cho đào tạo nghề còn thấp, mới đáp ứng được chi phí cơ bản, không có kinh phí cho công tác tuyên truyền, khảo sát. Kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã còn hạn hẹp.

- Việc tuyển sinh học nghề gặp nhiều khó khăn, nhất là tuyển sinh trình độ sơ cấp.

- Nhận thức của một số ít cấp ủy Đảng, chính quyền có nơi còn hạn chế về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

- Công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước tới các cấp, các ngành và người LĐNT về công tác dạy nghề, tạo việc làm ở một số xã, thị trấn chưa thường xuyên, chưa sâu rộng.

- Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn huyện chưa cơ bản, chưa sát với thực tế do đó việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề còn thụ động, chưa gắn học nghề với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch đào tạo nghề.

- Dạy nghề cho LĐNT là lĩnh vực mới, còn nhiều khó khăn, điều kiện phục vụ cho học nghề chưa bảo đảm. Bản thân người học cũng chưa nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình.

- Về nội dung chương trình, giáo trình dạy nghề, bồi dưỡng cán bộ công chức xã chưa đầy đủ và phù hợp với các đối tượng học viên.

- Nhận thức của một số ít người dân vùng núi khó khăn còn thấp, dẫn đến ý thức, tinh thần học tập chưa tốt, chưa xác định được ý nghĩa của việc “học nghề để lập nghiệp”.

* Những bài học kinh nghiệm

Để các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân và LĐNT thực sự hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Cần có sự “vào cuộc” mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị ở địa

phương. Nhận thức đúng về đào tạo nghề cho LĐNT là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, năng suất lao động và chất lượng lao động; góp phần vào việc cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở về lĩnh vực đào tạo nghề là yếu tố quan trọng góp một phần to lớn vào kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn

giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo.

Thứ hai: Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, hướng nghiệp phải đi trước một bước. Cán bộ tuyên truyền phải am hiểu chính sách, nắm được đầy đủ thông tin về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương, nhu cầu tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề, thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và khả năng tiêu thụ sản phẩm thì mới tư vấn được cho lao động nông thôn nhận thức đúng và hiểu rõ về nghề mà mình có khả năng, điều kiện để chủ động đăng ký nghề cần học.

Thứ ba: Công tác đào tạo nghề cho LĐNT phải sát với tình hình phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và có hiệu quả thiết thực.

Một số địa phương, nhu cầu về công nhân kỹ thuật công nghiệp, trong khi ngành nghề đào tạo cho LĐNT của lại thiên về kỹ thuật nông nghiệp. Ví dụ: Các khu công nghiệp phát triển nhanh, nhu cầu công nhân lành nghề về công nghiệp nặng tăng nhưng lại đào tạo các lớp may công nghiệp, trồng cây cảnh, hoặc nuôi trồng thủy sản.

Tình trạng đúng chuyên môn đào tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp không đáp ứng được nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Nhiều lao động đã được đào tạo nghề nhưng khi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp lại không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Thứ tư: Do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân

và LĐNT, nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt… Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.

Thứ năm: Đào tạo nghề ở nông thôn chú trọng việc phát triển các ngành

Cụ thể như: chế biến gỗ, làng nghề chè, làng nghề mây tre đan...

Thứ sáu: Song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

cần trang bị cho họ những kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường, kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập. Ngoài ra, còn phải đào tạo về tác phong làm việc cho người lao động.

Thứ bảy: Sau khi đào tạo nghề cho người nông dân thì chính quyền địa phương cũng cần phải giải quyết vấn đề đầu ra sản xuất bởi nếu không giải quyết được đầu ra của sản xuất thì hiệu quả đào tạo bằng không (ví dụ như: đào tạo cách trồng nấm, nuôi thỏ… song sản xuất ra không tiêu thụ được nên những người được đào tạo lại bỏ nghề).

Có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp-cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và người học nghề từ khâu xác định nhu cầu đào tạo (đầu vào), tổ chức đào tạo, đến giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra).

Thứ tám: Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác đào tạo nghề

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời biểu dương khen thưởng tập thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạihuyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)