3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật tại Ủy ban nhân dân các cấp
Phần lớn các vụ TCĐĐ diễn ra giữa cá nhân với cá nhân, có vụ việc trải qua nhiều thời kỳ thực hiện chính sách đất đai, hồ sơ tài liệu phân tán, nguồn gốc đất đai khó xác định; trong khi đó hệ thống pháp luật chưa đồng bộ dẫn đến việc áp dụng thiếu nhất quán.
* Những mặt đạt được
- Nhiều địa phương đã đặt công tác giải quyết TCĐĐ là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý đất đai
- Một số địa phương đã đổi mới công tác tiếp công dân, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tiếp dân định kì và giải quyết TCĐĐ.
- Công tác hòa giải được chú trọng khi giải quyết TCĐĐ. Cán bộ hòa giải là những người có uy tín, được người dân địa phương coi trọng, khả năm tuyên truyền pháp luật, giải thích các quyền và nghĩa vụ của người SDĐ, góp phần giải quyết nhanh các vụTCĐĐ, đặc biệt có nhiều vụ hòa giải thành công.
- Việc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết TCĐĐ giảm đáng kể. Kết quả giải quyết tranh chấp đã góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội tại
địa phương [12].
* Những mặt tồn tại
Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉđạo của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tỉnh, hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết tranh chấp đất đai của công dân, giải quyết được khối lượng lớn
đơn thư khiếu nại của công dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn. Tuy vậy, việc giải quyết TCĐĐ còn những hạn chế: - Về lãnh đạo, chỉđạo
Cấp ủy, chính quyền đôi lúc còn coi nhẹ công tác giải quyết TCĐĐ.
Quá trình áp dụng pháp luật không đúng, chưa phù hợp trong quá trình giải quyết TCĐĐ chiếm đến 54% ở cấp huyện, xã, 20% ở cấp tỉnh.
Công tác hòa giải ở cấp cơ sởchưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương
không bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm nhiệm công tác hòa giải nên hiệu quảchưa cao.
- Về công tác quản lý đất đai
Công tác lập và quản lý hồsơ địa chính thiếu đồng bộ. Sổ sách, bản đồ, tư liệu
trước đây thiếu hoặc có nhiều sai sót. Quy hoạch đất đai chậm, thiếu các văn bản về hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm, gây khó khăn cho công tác giải quyết
TCĐĐ.
Công tác quản lý đất đai ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, đối với cấp huyện, xã là nơi tiếp xúc trực tiếp với người dân, trình độ, năng lực cán bộ còn hạn chế, cơ cấu, tổ chức thay đổi khá thường xuyên, chậm được kiện toàn củng cố [12].
1.2.3.2. Thực trạng áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân các cấp
Vềcơ bản, TAND các cấp đã áp dụng đúng đắn và thống nhất các quy định của Luật Đất đai năm 1987, 1993, 2003 và Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Tố tụng dân sự,
các hướng dẫn của TAND tối cao về công tác xét xử các vụ án về tranh chấp QSDĐ.
Các thẩm phán nhận thức rõ tính đặc thù trong quá trình giải quyết TCĐĐ, kiên trì thực hiện công tác hòa giải, vì vậy số lượng vụ TCĐĐ được TAND hòa giải thành chiếm tỉ lệ lớn, góp phần giải quyết TCĐĐ nhanh và hiệu quả.
Tuy nhiên, công tác xét xử các vụTCĐĐ tại TAND cũng bộc lộ những hạn chế
nhất định. Một số bản án, quyết định của Tòa án thể hiện chất lượng xét xửchưa cao.
Nhiều vụ án phải xét xử đi xét xử lại nhiều lần. Nhiều trường hợp Tòa án xác định
không đúng thẩm quyền giải quyết của mình nên đã thụ lý cả những việc thuộc thẩm quyền của UBND hay không xác định đúng tư cách của các đương sự trong vụ án nên
không đưa người có quyền, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
Từ thực tế giải quyết các vụ án TCĐĐ cho thấy chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết TCĐĐ tại TAND có những mặt đạt được và những hạn chế sau:
* Những mặt đạt được
Trong thời gian, việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các TCĐĐ tại
TAND đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Việc nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, TAND các cấp không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng hồsơ vụ án, làm rõ yêu cầu của đương sự trong vụán, tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan, thực hiện tốt phương châm kiên trì hòa giải đúng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, dứt điểm, góp phần giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn và
Quá trình áp dụng pháp luật và đường lối giải quyết TCĐĐ có sự thống nhất giữa TAND các cấp. Việc xây dựng và hướng dẫn áp dụng pháp luật đạt kết quả đáng khích lệ, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, phục vụ đắc lực công tác chuyên môn.
* Những mặt hạn chế
Thứ nhất, về việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật về tố tụng
Thứ hai, về việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật về mặt nội dung
Hiện nay, Luật Tố cáo đã được Quốc hội thông qua Luật số 25/2018/QH14 ngày 12/6/2018 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2019.
Bảng 1.1. Danh mục các văn bản pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai
TT
Tên văn bản, số hiệu, ngày tháng
năm ban hành
Cơ quan
ban hành Trích yếu nội dung
1
Luật số
09/1998/QH10 ngày 02/12/1998
Quốc hội Luật Khiếu nại, tốcáo: quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết KNTC. Hết hiệu lực thi hành
2
Luật số
26/2004/QH11 ngày 15/6/2004
Quốc hội
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tốcáo năm 1998.
Hết hiệu lực thi hành 3 Luật số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Quốc hội
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổsung năm 2004). Hết hiệu lực thi hành 4 Luật số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Quốc hội
Luật Đất đai: quy định về quản lý và sử dụng đất đai. Trong đó Chương VI, mục 2 quy định
về giải quyết tranh chấp, KNTC về đất đai
5 Luật số: 64/2010/QH12 ngày 24/11/2010 Quốc hội Luật Tố tụng hành chính:quy định về hoạt động
tố tụng hành chính. Trong đó, có các điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm
2003 về thẩm quyền giải quyết TCĐĐ và khiếu
nại, khởi kiện đối với QĐHC, HVHC về quản lý đất đai
TT
Tên văn bản, số hiệu, ngày tháng
năm ban hành
Cơ quan
ban hành Trích yếu nội dung
6
Luật số: 56/2010/QH12 ngày
15/11/2010
Quốc hội
Luật Thanh tra: quy định về tổ chức, hoạt động
thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân, trong
đó có quy định về chức năng, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tố cáo của Thanh tra tỉnh, huyện và Thanh tra Sở . 7 Luật số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011 Quốc hội
Luật Khiếu nại: quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của cơ
quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ
quan HCNN 8 Luật số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011 Quốc hội
Luật Tốcáo: quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL của cán bộ công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và đối với hành vi VPPL của cơ quan, tổ
chức, cá nhân về QLNN trong các lĩnh vực 9 Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 Quốc hội
Luật Đất đai: quy định về quản lý và sử dụng đất đai. Trong đó Chương XIII, mục 2 quy định
về Thanh tra,giải quyết tranh chấp, KNTC và xử
lý vi phạm pháp luật về đất đai 10 Luật tiếp công dân Số 42/2013/QH13 ngày 25/11/2013 Quốc hội
Quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt độngtiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vịvà điều kiện bảo
đảm cho hoạt động tiếp công dân 11 Chỉ thị 35-CT/ TW
ngày 26/5/2014
Bộ chính trị
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC
12
Nghịđịnh số 64/2014/NĐ-CP
ngày 26/6/2014
Chính phủ Quy định chi tiết một sốđiều của Luật tiếp công
TT
Tên văn bản, số hiệu, ngày tháng
năm ban hành
Cơ quan
ban hành Trích yếu nội dung
13 Nghịđịnh số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất
đai. Chương VI bổ sung một sốquy định đối với giải quyết khiếu nại vềđất đai
14
Nghịđịnh số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012
Chính phủ
Quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại: quy định cụ thể về nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, công khai và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quy định về tiếp công dân. 15 Nghịđịnh số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 Chính phủ
Quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo:
quy định vềtrường hợp nhiều người cùng tố cáo về một nội dung, công khai kết luận nội dung tố
cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, bảo vệ người tố cáo và chếđộ khen thưởng đối với người có thành tích trong tố cáo.
16
Thông tư
06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014
Thanh tra
Chính phủ Quy định quy trình tiếp công dân
17 Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 Thanh tra Chính phủ
Quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. Hết hiệu lực thi hành 18 Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 Thanh tra Chính phủ
Quy định quy trình xửlý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, đơn phản ánh
19 Thông tư 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 Thanh tra Chính phủ
Sửa đổi Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Vấn đề đất đai, quản lý nhà nước vềđất đai luôn là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý. Vì thế mà những năm gần đây đã có nhiều công
trình khoa học được công bố liên quan đến lĩnh vực đất đai nói chung, về giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng được nghiên cứu ở nhiều góc độkhác nhau như:
Luận văn Thạc sĩ chuyên nghành quản lý đất đai của tác giả Trần Kim Anh với
đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” (Năm 2013) đã phân tích tình hình khiếu kiện, tranh chấp đất đai và thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đaitrên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ các phân tích về mặt lý luận và những đánh giá về mặt thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN trên địa bàn của địa phương mình. Trước hết, tác giảđưa ra các giải pháp có tính tổ chức - pháp lý như: nắm vững tư tưởng chỉ đạo của Đảng về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tốcáo đất đai; về tổ chức, chỉđạo công tác giải quyết khiếu nại; nâng cao
năng lực, trình độ chuyên môn cũng như ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức; … . Tiếp theo, tác giả phân tích rõ những hạn chế trong các quy định của pháp luật làm giảm hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan HCNN. Từ đó,
tác giảđưa ra các giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về
tranh chấp, khiếu nại và tốcáo đất đai [76].
Với đề tài “ Đánh giá tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” (Năm 2014), tác giả Nguyễn Bá Vũđã phân tích, đánh giá
thực trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai qua thực tiễn của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, từ đó đề xuất đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật vềđất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân [32].
Đề tài “Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị giai đoạn từ năm 1993 -2013” (Năm 2014), tác giả Nguyễn
Văn Thànhđã hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật vào thực tiễn để xây dựng một quy trình cấp giấy CNQSD đất hoàn thiện theo hướng "một cửa" liên thông từ cấp xã - cấp huyện - cấp tỉnh, Thông qua việc xây dựng quy trình cấp giấy CNQSD đất có thểgiúp người dân, các tổ chức sử dụng đất hạn chế việc đi lại trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai. Để từđó xây dựng quy trình cho các lĩnh vực hành chính liên quan khác [33].
Ngoài ra còn có một số bài viết, bài báo đăng tải trên Tạp chí Thanh tra của Thanh
tra Chính phủ, Tạp chí nghiên cứu pháp luật của Văn phòng Quốc hội như: “Khiếu kiện đất đai - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” (Năm 2010) của tác giả Nguyễn Uyên Minh; “Vì sao khiếu nại về đất đai tăng mạnh” (Năm 2010) của tác giả Thành Công; “Sự xung đột giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật đất đai trong quy định về giải quyết khiếu
nại đất đai” (Năm 2011) của tác giả Trần Văn Dương; “Giải quyết khiếu nại về đất đai
theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP” của tác giả Cam Quang Vinh; “Quyền khiếu nại,
khiếu kiện khi nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” (Năm
2011) của tác giả Phan Trung Hiền … đều có đề cập, phản ánh về tình hình KNTC,
TCĐĐ, công tác giải quyết của các cơ quan HCNN và đề ra các giải pháp đối với công tác
giải quyết KNTC, TCĐĐ ở các góc độ khác nhau [22].
Với những công trình khoa học đã được nghiên cứu, đề cập của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý liên quan đến đất đai nêu trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề
cả lý luận và thực tiễn về chính sách quản lý nhà nước đối với đất đai, về hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai. Các công trình đó đã luận chứng cơ chế điều chỉnh pháp luật đất đai dưới góc độ lý luận chung về nhà
nước và pháp luật hoặc để phản ánh, phân tích, làm rõ về thực trạng tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai và áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng đất của hệ thống cơ quan tư pháp. Những công trình khoa học như đã nêu ở trên có giá trị tham khảo tốt trong quá trình đầu tư nghiên cứu và thực hiện hoàn thiện luận văn này. Những vấn đềđã được nghiên cứu nêu trên cũng
cho thấy chưa có đềtài nào đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ về tình hình tranh chấp,