3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Các vụ tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bao gồm các tranh chấp liên quan giữa tổ chức với hộ gia đình, hộ gia đình với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức..
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tranh chấp đất đai.
2.1.2. Đối tượng khảo sát
- Các cán bộ quản lý tại địa phương cũng như các cán bộ chuyên môn xử lý
trường hợp tranh chấp.
- Các hộ gia đình/cá nhân, tổ chức có tranh chấp đất đai.
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu về tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2014 - 2018.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị
- Tình hình quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Quảng Trị.
- Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Quảng Trị.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật giải quyết TCĐĐ như Luật đất đai,
Luật tố tụng hành chính và các Nghịđịnh, Thông tư hướng dẫn liên quan đến TCĐĐ.
- Sách chuyên ngành, các báo cáo chuyên ngành, báo cáo nghiên cứu, đặc san, tài liệu liên quan đến tình hình giải quyết TCĐĐ tại Phòng TNMT, Sở TNMT, TAND các huyệnvà UBND các xã, thị trấn thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
+ Xây dựng bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi sử dụng để phỏng vấn các đối tượng sử
dụng đất.
+ Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp
Điều tra viên đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Câu hỏi ngắn gọn, đối tượng được phỏng vấn có thể trả lời nhanh.
Điều tra viên thuyết phục đối tượng trả lời, giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi
và điền thông tin trả lời vào phiếu điều tra.
Đối tượng được phỏng vấn bao gồm đối tượng gửi đơn TCĐĐ và đối tượng có
liên quan đến vấn đề tranh chấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
+ Chọn mẫu
Sử dụng các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với các trường hợp cụ thể
hoặc có thể chọn tất cả các vụ việc đểđiều tra phân tích.
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các cán bộ lãnh đạo các cấp tham gia giải quyết TCĐĐ như TAND các huyện, Phòng TN&MT các huyện, Thanh tra các huyện, Thanh tra Sở
TN&MT tỉnh Quảng Trị và Thanh tra tỉnh Quảng Trị.
2.3.2. Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu
Dựa trên số liệu phỏng vấn, tiến hành nhập số liệu vào phần mềm excel, sử
dụng các thuật toán để thống kê, phân tích số liệu, tính toán tỷ lệ, từđó đưa ra nhận xét về kết quảđiều tra, phỏng vấn.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp
giữa hai miền địa lý Bắc - Nam.
Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí:
+ Cực Bắc là 17°10′ vĩ Bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh;
+ Cực Nam là 16°18′ vĩ Bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyệnĐaKrông; + Cực Đông là 107°23′58″ kinh Đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng;
+ Cực Tây là 106°28′55″ kinh Đông, thuộc địa phận đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa.
Địa giới hành chính của tỉnh Quảng Trị như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình),
- Phía Nam giáp hai huyện A Lưới, Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế),
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), với chiều
dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ.
- Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 75km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có tọa độ địa lý 17°9′36″ vĩ Bắc và 107°20′ kinh Đông, đảo Cồn Cỏ cách
bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km².
Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km).
Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Quảng Trị
Diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Trị không rộng, người không đông nhưng do
nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu
trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông Dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số
9 ra cảng Cửa Việt.
Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện, trong
đó thành phốĐông Hà là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh.
b. Địa hình
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi với 7 hệ thống sông chính
Pôn và sông Sê Păng Hiêng. Sông ở các huyện miền núi có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. Nhìn đại thể, địa hình núi, đồi và đồng bằng Quảng Trị chạy dài theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam và trùng với phương của đường bờ biển. Các sông lớn
như Sê Păng Hiêng, Sê Pôn... đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào.Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lũng sông lớn như Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải...
Tính phân bậc của địa hình từ tây sang đông thể hiện khá rõ ràng. Nếu ở phía
tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bậc địa hình bị phân cắt khá mạnh bởi mạng lưới sông suối dày đặc với trắc diện dọc và ngang đều
dốc. Đồng bằng hẹp, phía Tây thì lộ đá gốc, phía đông là địa hình cát. Dải địa hình
đồng bằng cấu tạo bởi phù sa ở giữa lại thấp và dễ dàng bị ngập úng.
c. Khí hậu
Quảng Trị nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa
đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu
quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời
tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống người dân gặp không ít khó khăn.
d. Thủy văn
Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8 - 1
km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây
nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con
sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh).
e. Tài nguyên nước
Trên địa bàn tỉnh có 03 hệ thống sông chính đổ ra biển là Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu. Sự phân bố đều khắp của các sông này là nguồn nước mặt chính cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Các con sông này đều có lưu lượng nước lớn về mùa
mưa. Trong những năm mưa ít thì các sông nhánh và khe suối nhỏ thường bị cạn kiệt
gây nên hạn hán.
Nước ngầm trong các tầng trầm tích và phong hóa phát triển các địa hình núi thấp ven sông. Đây là nguồn cung cấp nước khá quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt. Nước trong tầng đất đỏ phong hóa từ đá bazan có chất lượng tốt theo các chỉ tiêu hóa học... Nguồn nước này rất có giá trị đối với nhân dân vùng miền núi. Hình thức khai
f. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc biệt
là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Đây là điều
kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp xi măng và VLXD.
Theo tài liệu hiện có, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểm khoáng
sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng với
các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đá bazan, quặng sắt), sét
gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh... Ngoài ra còn có các điểm, mỏ khoáng
sản khác như vàng, titan, than bùn...
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2018 ước tính đạt 17.781 tỷđồng, tăng 7,02% so
với năm 2017; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 3.618 tỷđồng,
tăng 3,33 %, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 4.222 tỷđồng, tăng 10,6%, đóng góp 2,44 điểm phần trăm; khu
vực dịch vụ ước đạt 9.015 tỷđồng, tăng 7,01%, đóng góp 3,56 điểm phần trăm; thuế
sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 926 tỷđồng, tăng 6,31%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản đạt mức tăng cao
nhất với 23,08%; năm 2017 ngành này do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển nên sản lượng thủy sản đạt thấp; năm 2018 môi trường biển đã phục hồi, sản lượng thủy sản tăng 29,57% so với năm 2017. Ngành lâm nghiệp tăng 7,44% do sản lượng gỗ khai thác tăng 6,87% và diện tích rừng trồng mới tập trung tăng 25,52%. Ngành nông
nghiệp giảm 0,05% do năm 2018 sản lượng hầu hết các loại cây hàng năm khác và cây lâu năm đều tăng; nhưng do sản lượng lúa giảm 7,57% (-19.906 tấn), sản lượng thịt
hơi xuất chuồng giảm 3,76% làm cho ngành này giảm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 14,13%. Điểm sáng của khu vực này là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 15,5%, năm 2018 một số doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và khảnăng cạnh tranh nên sản xuất tăng khá; một số dự án hoàn thành đi
vào hoạt động làm cho sản lượng tăng. Ngành xây dựng, trong điều kiện khó khăn
chung của đất nước, phải cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước và nợ công nên vốn đầu tư nhà nước hạn chế; ngân sách địa phương eo hẹp; doanh nghiệp tại Quảng Trị chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, năng lực có hạn; nguồn lực trong dân hạn chế; tình hình thu hút đầu tư nước ngoài và công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư của tỉnh tuy có
những mặt tích cực nhưng còn không ít khó khăn; công tác giải ngân chậm đã ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất nên ngành này chỉtăng 6,8%.
Khu vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ kinh doanh có tỷ trọng giá trịtăng thêm cao nhưng tốc độ tăng thấp như: bán buôn, bán lẻ chỉ tăng 5,56%, thông tin truyền thông tăng 7,03%, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,78%, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,83%...là do ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển vẫn còn nặng nề; giá một số nông sản, nhất là thịt lợn hơi xuống thấp đã làm cho một bộ phận dân cư gặp khó khăn, sức mua giảm sút. Các ngành dịch vụ không kinh
doanh như: quản lý nhà nước, giáo dục đào tạo, y tế…có mức tăng thấp do biên chếổn
định, tiết kiệm chi thường xuyên...nên khu vực này chỉtăng 7,01%.
Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 24.623 tỷđồng. Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 39,2 triệu đồng,
tăng 7,8% so với năm 2017.
Về cơ cấu kinh tế năm 2018: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ
trọng 20,74%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,52%; khu vực dịch vụ
chiếm 49,53%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,21% (Cơ cấu tương ứng
của năm 2017 là : 22,66%; 23,59%; 48,51%; 5,24%)[19].
b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi
Vụ Đông Xuân 2017-2018, lịch thời vụ muộn hơn năm trước nên một số cây trồng gieo trồng muộn. Đến nay khoai lang trồng được 41 ha, bằng 21,69% so với vụ Đông Xuân năm trước; rau các loại 231 ha, bằng 94,29%; hoa các loại 25 ha, bằng 125%.
Tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có 34.435,3 ha, giảm 1,06% (-370,3 ha) so với năm trước.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/10/2018, đàn trâu có 26.382 con, giảm 1,12% so với cùng kỳ năm 2017; đàn bò có 67.462 con, giảm 2,82%; đàn lợn có 271.015 con, giảm 5,52%; đàn gia cầm có 2.495 nghìn con, giảm 1,77%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2018 ước tính đạt 40.339 tấn, giảm 3,76% so với năm trước;
trong đó: thịt lợn đạt 29.373 tấn, giảm 8,18%.
Năm 2018, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 7.531 ha, tăng 25,52% so
với năm 2017; số cây trồng phân tán ước đạt 2.500 nghìn cây, giảm 2,65%; diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 24.550 ha, tăng 1,6%; diện tích rừng được khoanh
nuôi tái sinh ước đạt 1.600 ha, bằng năm 2016; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ
Năm 2018, thời tiết thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản; môi trường biển
đã phục hồi, bà con ngư dân đã yên tâm ra khơi đánh bắt hải sản; riêng hoạt động nuôi
tôm nước lợđang gặp khó khăn, một số diện tích nuôi tôm xuất hiện dịch bệnh.
* Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
Tính chung năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 15,01% so với
năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 5,25%; công nghiệp chế biến, chế tạo
tăng 15,96%; sản xuất và phân phối điện tăng 16,83%; cung cấp nước, xử lý rác thải,
nước thải tăng 5,44%.
* Khu vực thương mại - dịch vụ
Tính chung năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng ước tính đạt 24.608 tỷđồng, tăng 11,12% so với năm trước (Nếu loại trừ yếu tố
giá cảtăng khoảng 6%).
Tính chung năm 2018, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 388.443 lượt, tăng
8,78% so với năm trước; sốngày khách lưu trú ước tính đạt 357.980 ngày khách, tăng 8,79%; lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 14.070 lượt, tăng 8,75%; ngày khách
du lịch theo tour ước tính đạt 36.974 ngày khách, tăng 8,91% [19].
c. Dân số và lao động
Dự ước dân số trung bình năm 2018 là 627.558 người, tăng 0,65% so với năm
2017; trong đó: nam 308.131 người, chiếm 49,1%, tăng 0,68%; nữ 319427 người, chiếm 50,9%, tăng 0,61%; thành thị 187012 người, chiếm 29,8%, tăng 1,16%; nông thôn 440.546 người, chiếm 70,2%, tăng 0,43%.
Lực lượng lao động toàn tỉnh ước tính đến 31/12/2018 là 351.168 người, chiếm 55,96% dân số và tăng 0,66% so với năm 2017. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tếước tính 342.146 người, chiếm 97,43% lực lượng lao động