Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 88 - 95)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn

bàn tỉnh Quảng Trị

3.4.3.1. Hoàn thiện pháp luật đất đai

Tăng cường rà soát các văn bản đã ban hành để phát hiện chồng chéo, bất cập của pháp luật đất đai, từđó, đề xuất với tỉnh ban hành các văn bản chỉđạo kịp thời nhằm giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Quảng Trị. Một sốquy định của pháp luật

chưa phù hợp với thực tế, cần hoàn thiện:

- Ban hành văn bản quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất

đai, trong đó phải quy định rõ thời hạn giải quyết tranh chấp của các cơ quan có thẩm quyền (pháp luật chỉ quy định thời hạn hòa giải của cấp xã là 30 ngày, chưa quy định thời hạn giải quyết TCĐĐ), quy trình tiến hành thẩm tra, xác minh đơn, mẫu hóa một sốvăn bản như quyết định thụlý đơn, quyết định giải quyết tranh chấp…, tạo cơ sở để người dân yêu cầu các cơ quan phải tiến hành giải quyết đúng thời hạn pháp luật quy

định, đúng trình tự thủ tục, góp phần nâng cao chất lượng công tác giải quyết TCĐĐ. - Nên quy định các dạng tranh chấp đất đai cụ thể phải thông qua hòa giải cơ sở. Tránh tình trạng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết các tranh chấp đã qua hòa giải mà đối

tượng tranh chấp không tự thỏa thuận được với nhau về kết quả hòa giải.

- Quy định cụ thể giá trị pháp lý của biên bản hòa giải tại UBND phường, xã. - Cần ban hành những quy định chỉđạo giải quyết kịp thời các dạng tranh chấp mới phát sinh như tranh chấp nhà thờ họ, tranh chấp mồ mả…

3.4.3.2. Nâng cao năng lực của cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp dân, xử lý

đơn thư, giải quyết tranh chấp đất đai.

- Thông tin cho các xã, phường trong thành phố về tất cả các văn bản mới,

đồng thời tổ chức các buổi tập huấn để cán bộ nắm rõ pháp luật và vận dụng đúng

trong giải quyết TCĐĐ.

- Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa cán bộ công chức quản lý đất đai và cán bộ

giải quyết tranh chấp cấp xã, phường đểcó đủ kỹnăng và năng lực thực hiện nhiệm vụ

của mình, đảm bảo phần lớn vụ việc được giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở. Đặc biệt,

đề cao sự tự rèn luyện và tự học tập của các cán bộ giải quyết TCĐĐ.

- Tăng cường biên chế đủ số lượng cán bộ chuyên môn trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai và các công tác khác, hạn chế tình trạng một cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau.

- Tổ chức hội nghị tập huấn trao đổi kinh ngiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các cơ

quan làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai; tăng cường sự phối hợp và đối thoại giữa các cấp, các ngành trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, thắt chặt mối quan hệ giữa các cán bộtrong ngành, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa các cấp, ngành khác nhau.

- Xây dựng quy chế, quy định cụ thể để quản lý cán bộ, thuận lợi cho việc kịp thời thay thế, miễn nhiệm cán bộ năng lực, phẩm chất kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín, có sai phạm và phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt được cán bộcó đức, có tài, trẻ, cán bộ nữ vào các vị trí phù hợp. Chỉđạo, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, sắp xếp, bốtrí, điều động, luân chuyển nhân sự các cấp.

- Đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Nhà nước cần có những

chính sách đãi ngộ thích hợp, nhất là chính sách tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng; đảm bảo các điều kiện về vật chất, tinh thần và phương tiện làm việc để các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Chủ tịch UBND xã, phường, thành phố, Thủtrưởng các phòng ban giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai trong quá trình thực hiện các các văn bản pháp luật của cấp trên nếu có

vướng mắc, phát sinh thì phải giao cho cơ quan có thẩm quyền theo dõi, tổng hợp, báo cáo cấp trên (UBND tỉnh, Chính phủ, Quốc hội...) và giải quyết kịp thời. Đồng thời phải trực tiếp lãnh đạo, chỉđạo công tác giải quyết TCĐĐ. Tăng cường rà soát các vụ

việc, đặc biệt là các vụ phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Có kế hoạch chỉđạo, phân công giải quyết tích cực, nghiêm túc trong thời gian sớm nhất để trả lời cho dân.

3.4.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai

cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với nhiều hình thức

khác nhau như: Đăng công báo gửi đến chính quyền cơ sở, công khai trên các phương

tiện thông tin đại chúng, xây dựng tủ sách pháp luật phục vụ Nhân dân ởcác điểm Bưu điện, nhà văn trong khu dân cư của các phường.

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, quy mô rộng khắp, sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, các địa bàn

khu dân cư, với các hình thức và nội dung cụthể, đi sâu vào việc hướng dẫn, giải thích và áp dụng Luật Đất đai để giải quyết các vấn đề cụthể thường hay gặp.

Trong lĩnh vực giải quyết TCĐĐ, từ các quy định chung của Luật Đất đai

chúng ta cần đi sâu tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn Nhân dân nắm được các dạng

tranh chấp thường xảy ra, trình tự thủ tục giải quyết theo từng loại tranh chấp và các

quy định cụ thể của Nhà nước được áp dụng để giải quyết. Khi Nhân dân đã nắm và

hiểu rõ các quy định của Nhà nước thông qua công tác tuyên truyền, giải thích và

hướng dẫn thực hiện luật thì sẽhạn chế xảy ra TCĐĐ, trường hợp có tranh chấp xảy ra việc giải quyết thuận lợi từcơ sở.

Việc cụ thể hoá quy định của Luật Đất đai để hướng dẫn giải quyết các dạng TCĐĐ thường gặp trong giai đoạn hiện nay thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật là cần thiết, có ý nghĩa thực tế, có tác động trở lại cho Nhà nước khi xây dựng các văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật sẽ hoàn thiện hơn.

3.4.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

- Công khai quy hoạch phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, công khai bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch cụ thểđểngười dân biết

được chính xác diện tích của mình được giải tỏa bao nhiêu; nhằm tránh tình trạng thu hồi đất không đúng đối tượng, bồi thường không đủ diện tích và đơn giá. Khi thực hiện một dự án xây dựng hoặc giải tỏa, cần công bố các khoản chi, các trường hợp chi,

đối tượng được nhận tiền, trình tự thu hồi đất... Khi có sựthay đổi về giá bồi thường, hỗ trợ phải thông báo ở các bảng tin đặt tại trụ sởcác cơ quan, đơn vị.

- Các cán bộ quản lý đất đai của cơ quan chuyên môn các cấp có trách nhiệm

thường xuyên kiểm tra việc SDĐ của cá nhân, hộgia đình đã được Nhà nước giao, cho thuê,.. kịp thời nhắc nhở những đơn vị, cá nhân vi phạm; đề xuất UBND tỉnh thu hồi

đất sử dụng trái quy hoạch đã được xét duyệt hoặc sử dụng không đúng với mục đích.

Tập trung kiểm tra, thanh tra thường xuyên việc sử dụng đất của các tổ chức tại tỉnh. - Các cơ quan chức năng không ngừng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành biên bản hòa giải thành công và quyết định giải quyết TCĐĐ. Thường xuyên

tổ chức thanh tra, kiểm tra quá trình SDĐ và công tác quản lý đất đai nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình quản lý và SDĐ, hạn chế phát sinh TCĐĐ.

3.4.3.5. Gii pháp tp trung các ngun lực để đẩy nhanh tiến độ cp giy chng nhn quyn s dụng đất

GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước

(người quản lý- đại diện chủ sở hữu đất đai) với người được Nhà nước giao đất để sử

dụng (người sử dụng đất). Quá trình tổ chức cấp GCNQSDĐ là quá trình xác lập căn

cứpháp lý đầy đủđể giải quyết mọi quan hệ vềđất đai theo đúng pháp luật.

Việc cấp GCNQSDĐ nhằm xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ để Nhà nước tiến hành các biện pháp quản lý Nhà nước đối với đất đai. Mặt khác làm cho người sử dụng

đất an tâm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng đất đai. Thông qua việc cấp GCNQSDĐ để Nhà nước nắm chắc và quản chặt nguồn tài nguyên đất cũng như quản lý người sử

dụng đất theo đúng các quy định của Luật Đất đai.

Từ ý nghĩa như trên: Việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho người sử

dụng đất trên các loại đất mà người sử dụng đất đang sử dụng làm tăng tính minh bạch, rõ ràng, và tính pháp lý của người sử dụng đất, làm giảm đi các tranh chấp về

quyền sử dụng đất, giữa các bên tham gia quan hệ đất đai. Càng cấp được nhiều

GCNQSDĐ cho người sử dụng đất, tức là Nhà nước càng xác lập được nhiều căn cứ pháp lý đầy đủ cho người sử dụng đất, việc quản lý Nhà nước về đất đai bằng pháp luật được thực hiện thuận lợi và tăng cường.

Thực tế cho thấy hầu hết các vụ tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài trên địa bàn Quận thời gian qua đều do không xác lập được căn cứ pháp lý của Nhà nước cho

người sử dụng đất. Nói cách khác, đất bị tranh chấp đều không có đầy đủ các giấy tờ

cần thiết theo quy định để Nhà nước công nhận và bảo hộcho người sử dụng đất. Mặt

khác, sau khi cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất, có tranh chấp về quyền sử dụng

đất xảy ra, thì các bên tranh chấp có quyền xuất trình GCNQSDĐ, đề nghị TAND giải quyết theo quy định và việc giải quyết của TAND cũng thuận lợi hơn.

Đổi mới quy trình cấp và nội dung GCNQSDĐ:

Trong thời gian qua việc cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất được địa

phương tập trung làm nhiều, tuy nhiên công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu vẫn chưa

hoàn thành.

Có thực tế là việc cấp Giấy CNQSDĐ cho người sử dụng đất ở chính quyền cơ

sởkhông được làm thường xuyên, liên tục các công dân đến chính quyền cơ sởđề nghị

thì hầu hết được trả lời là chưa có đợt, hoặc là phải chờ chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên... gây bức xúc cho người sử dụng đất.

Từ thực tế trên tác giả thấy cần đổi mới quy trình cấp, nội dung cấp GCNQSDĐ như sau:

- Công tác cấp GCNQSDĐ được thực hiện thường xuyên, liên tục tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi các công dân xuất trình đầy đủ hồ sơ theo quy định, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải cấp trong thời hạn nhất định, không

được kéo dài thời gian thẩm định gây phiền hà, sách nhiễu cho người sử dụng đất.

- Khi cấp GCNQSDĐ, phải thể hiện rõ kích thước các cạnh của thửa đất; chủ hộ

sử dụng đất giáp ranh; lối đi vào thửa đất để hạn chế việc tranh chấp đất lối đi về

sau..., Hồsơ về cấp GCNQSDĐ cho chủ hộ phải được lưu trữđầy đủ ở cấp cơ sở theo

quy định, thuận tiện cho việc khai thác sử dụng khi cần thiết.

- Sau khi cấp GCNQSDĐ cần phải số hóa và ghép với tờ bản đồđể khi cần tra cứu có thể được thể hiện một cách rõ ràng chính xác.

Như vậy: Tập trung các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho đối

tượng sử dụng đất, đổi mới quy trình cấp và nội dung cấp GCNQSDĐ cho các đối

tượng sử dụng đất là giải pháp quan trọng có tính chiến lược lâu dài nhằm hạn chế

phát sinh TCĐĐ. Trong trường hợp có TCĐĐ xảy ra thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có căn cứđể giải quyết kịp thời theo đúng pháp luật.

3.4.3.6. Gii pháp ci cách th tục hành chính, tăng cường cơ chế phi hp gia

các cp, các ngành

Hiện nay chúng ta đang thực hiện cải hành chính theo cơ chế "một cửa" để hạn

chế tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà cho Nhân dân khi có việc cần giải quyết có liên

quan đến các cơ quan hành chính Nhà nước.

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giải quyết TCĐĐ đó là các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền khi tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết TCĐĐ của công dân cần công khai hoá trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn giải quyết theo quy

định của Luật Đất đai hiện hành ở từng cấp, thông qua đó Nhân dân có thể biết được công việc của mình thuộc cấp nào, cơ quan nào giải quyết, trình tự giải quyết của từng cấp ở mức độ nào, thủ tục giải quyết tiếp theo. Từđó cho thấy sự cần thiết phải công khai hồ sơ giải quyết cho Nhân dân nắm được, đây cũng là giải pháp cải cách hành chính trong giải quyết TCĐĐ.

Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành với các tổ chức đoàn thể Nhân dân, tổ chức xã hội trong giải quyết tranh chấp đất đai;

Mục tiêu giải pháp này nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong giải quyết KNTC nói chung, giải quyết TCĐĐ nói riêng. Quan điểm

phương, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, tạo nên dư luận xã hội tốt thì vụ việc TCĐĐ đó sẽ sớm kết thúc.

Ngược lại, vụ việc nào mặc dù có quyết định giải quyết cuối cùng của cấp có thẩm quyền, có hiệu lực thi hành, nhưng không được nhân dân địa phương đồng tình,

quan điểm giải quyết giữa cấp và ngành còn có ý kiến khác nhau, các tổ chức đoàn thể

nhân dân, tổ chức xã hội chưa thống nhất thì vụ việc đó rất khó thực hiện, phải xem xét giải quyết nhiều lần, vụ việc trở nên phức tạp, một trong các bên tranh chấp đều

đeo bám vào ý kiến của các cấp hoặc ngành hoặc của tổ chức đoàn thể có lợi cho mình

để KNTC.

Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể nhân

dân trong giải quyết TCĐĐ thể hiện ở chỗ: Đối với vụ việc phức tạp, hồ sơ pháp lý

không đầy đủ thì cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh, kết luận đề xuất giải quyết,

trước khi ban hành văn bản chính thức phải tham khảo ý kiến của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội dưới các hình thức: Mở hội nghịtư vấn, xin ý kiến bằng văn bản,

hoặc trực tiếp làm việc, trao đổi để thống nhất nội dung; xin ý kiến theo ngành dọc cấp trên (khi cần thiết), sau đó trực tiếp đối thoại với các bên tranh chấp để trao đổi, tổng hợp ý kiến, đề xuất với người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết đúng theo quy định của pháp luật. Các quyết định giải quyết tranh chấp hội tụđầy đủcác quan điểm,

ý kiến của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể nhân dân mang tính khách quan

việc tổ chức thực hiện thuận lợi, sớm chấm dứt khiếu nại tố cáo của công dân.

3.4.3.7. Thc hin dân chủ, tăng cường đối thoi gia các bên trong quá trình gii

quyết TCĐĐ

Đây là giải pháp thể hiện tính minh bạch, công khai, dân chủ trong giải quyết KNTC nói chung và giải quyết TCĐĐ nói riêng, nó khắc phục tồn tại trong giải quyết công việc của các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền đó là: Tính mệnh lệnh hành chính, quan liêu, một phía, áp đặt chủ quan của chủthể có thẩm quyền giải quyết

lên khách thể là đối tượng giải quyết.

Thực tế các vụ việc tranh chấp phức tạp xảy ra trong thời gian qua cho thấy một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)