3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.1. Cơ cấu diện tích rừng và đất lâm nghiệp
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, tổng diện tích đất lâm nghiệp huyện Vân Canh là 75.924,12 ha, chiếm 94,40% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. So với 2012 diện tích đất lâm nghiệp là 70.771,74 ha, tăng 5.152,38 ha, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp tăng là đất trồng rừng ngoài quy hoạch, bởi diện tích trong quy hoạch không có sự tăng giảm nhiều, phần lớn đã được quy hoạch sử dụng cụ thể.
Diện tích đất có rừng chiếm diện tích lớn, diện tích đất trống không có cây gỗ tái sinh và có cây tái sinh chiếm tỉ lệ nhỏ. Đất có rừng trồng chưa thành rừng gồm 14.458,26 ha, là diện tích trồng rừng có độ tuổi nhỏ (1-3 tuổi).
Hiện nay, trên địa bàn huyện Vân Canh chủ yếu là trồng rừng gỗ nhỏ, mô hình trồng rừng gỗ lớn hầu như không có. Tuy nhiên, theo số liệu thu thập từ hồ sơ thiết kế khai thác của Công ty TNHH Trồng rừng Quy Nhơn về khai thác gỗ thương mại, khu vực Keo trồng 9 năm tuổi tại thôn Canh Phong 6, xã Canh Liên với mật độ 1667 cây/ha, có đường kính bình quân 12,6 cm, chiều cao bình quân 11,9 m, trữ lượng đạt 117,2 m3/ha. Tính trung bình, mỗi năm, rừng trồng keo tăng trưởng 13 m3/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ gỗ bao bì/gỗ dăm đạt tới 2/3. Trong khi đó, khu vực rừng trồng tại thôn Canh Phong 3, thiết kế khai thác khi 6 năm tuổi, tỉ lệ này chỉ đạt 1/4 (1 gỗ bao bì trên 4 gỗ nguyên liệu dăm).
Nguồn thu chính từ rừng của các hộ dân tham gia strông rừng nguyên liệu chỉ có từ khai thác chính, những người thu mua thường mua cả khu rừng và tự khai thác, sau đó phân loại gỗ bán theo các giá thành khác nhau. Số tiền người dân nhận được thường thấp hơn giá trị rừng của họ.
Tình trạng thiếu đất sản xuất, nhất là ở các khu vực miền núi thời gian gần đây khiến tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra rất phức tạp. Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xảy ra 75 vụ phá rừng với diện tích 139,13 ha, huyện Vân Canh xảy ra 03 vụ với diện tích 26,61 ha. Và 111 vụ lấn, chiếm đất lâm nghiệp với tổng diện tích 112,48 ha. So với năm 2016, số vụ phá rừng giảm 148 vụ (66,4%), diện tích giảm 137,4 ha (49,7%); Diện tích lấn chiếm đất lâm nghiệp giảm 83,60 ha (42,7%). Tình trạng phá rừng và đất lâm nghiệp tuy giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao, cân có các biện pháp quy hoạch, quản lý rừng trồng hiệu quả hơn để ngăn chặn hành vi này.
- Căn cứ kết quả kiểm kê rừng huyện Vân Canh năm 2016, ta được bảng sau:
Bảng 3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng năm 2016
STT
Loại đất và loại rừng
Diện tích (ha)
Thuộc quy hoạch 3 loại rừng Rừng ngoài quy hoạch Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Tổng diện tích 75.924,12 28.514,18 42.089,43 5.320,51 1 Đất có rừng 56.206,48 24.643,16 28.676,94 2.886,38 a Rừng tự nhiên 38.028,14 21.841,96 16.186,18 b Rừng trồng 18.178,34 2.801,20 12.490,76 2.886,38 2 Đất chưa có rừng 19.717,64 3.871,02 13.412,49 2.434,13 a Đất có rừng trồng chưa thành rừng 14.458,26 1.193,82 10.830,31 2.431,13 b Đất trống có cây gỗ tái sinh 1.746,35 1.095,67 650,68 c Đất trống không
có cây gỗ tái sinh 2.845,98 1.464,73 1.381,25
d Đất có cây
nông nghiệp 569,76 83,58 486,18
đ Đất khác trong
lâm nghiệp 97,29 33,22 64,07
Qua các số liệu tại Bảng 3.1 ta thấy, diện tích quy hoạch tổng thể 3 loại rừng trên địa bàn huyện Vân Canh như sau:
- Rừng phòng hộ, có diện tích 28.514,18 ha, chiếm 37,55 %. Trong đó diện tích có rừng là 24.643,16 ha (phần lớn là rừng tự nhiên với diện tích 21.841,96 ha, chiếm 88,63%). Đất chưa có rừng là 3.871,02, trong đó có 1.193,82 ha là đất có rừng trồng chưa thành rừng.
- Rừng sản xuất có diện tích 42.089,43 ha, chiếm 55,44 % tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó diện tích có rừng là 28.676,94 ha (rừng tự nhiên 16.186,18, rừng trồng 12.490,76 ha). Đất có rừng trồng chưa thành rừng là 10.830,31 ha.
- Rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 5.320,51 ha, chiếm 7,1% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
Hình 3.3. Tỷ lệ quy hoạch rừng tại huyện Vân Canh năm 2016