Tình hình chung trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh tỉnh bình định (Trang 46 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Tình hình chung trên địa bàn

a) Về đất đai sản xuất lâm nghiệp

- Quy mô diện tích đất lâm nghiệp của mỗi hộ gia đình nhỏ, số hộ có diện tích đất lâm nghiệp trên 5 ha rất ít (dưới 10%). Các hộ gia đình vùng miền núi đời sống khó khăn, thiếu vốn sản xuất nên trồng rừng quảng canh, chu kỳ ngắn để nhanh cho sản phẩm, thu nhập.

- Trong khi các công ty lâm nghiệp có diện tích lớn nhưng thường chú trọng đến kinh doanh rừng sản xuất gỗ nhỏ với chu kỳ 7-9 năm, rừng trồng gỗ lớn chưa được quan tâm, phát triển.

- Công tác giao đất lâm nghiệp cho các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở một số địa phương còn chậm.

b) Về vốn và tín dụng: Trồng rừng kinh doanh gỗ lớn có chu kỳ dài, chi phí đầu

tư lớn. Trong khi, lãi xuất vay từ các ngân hàng thương mại thường cao, điều kiện vay cũng rất khó khăn, thời gian vay ngắn.

c) Về thị trường và cơ sở hạ tầng

- Trồng rừng gỗ lớn cho giá trị kinh tế cao hơn nhưng có chu kỳ dài hơn, trong khi đó nhu cầu gỗ nhỏ băm dăm… tăng mạnh nên bị cạnh tranh bởi rừng trồng gỗ nhỏ với chu kỳ ngắn và sớm khai thác để có thu nhập.

- Giá cả thiếu ổn định, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài chưa có sự hợp đồng và liên kết trồng rừng sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp, chính sách quản lý thu mua còn nhiều hạn chế, nên chủ yếu là người dân trồng rừng gỗ nhỏ tự phát.

- Hạ tầng lâm nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp dẫn đến khó khăn trong công tác đầu tư sản xuất phát triển trổng rừng gỗ lớn: Từ các khâu trồng, chăm sóc, tỉa thưa, khai thác và vận chuyển nên chi phí rất cao.

d) Về giống

- Số lượng cây giống sản xuất hàng năm trên 200 triệu cây, song số cây giống sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô còn ít, số cơ sở sản xuất được chỉ có 03 đơn vị. Nguồn cung các loài cây bản địa phục vụ cho trồng rừng phòng hộ sản xuất tại huyện hầu như không có.

- Chưa có các mô hình rừng trồng kinh doanh gỗ lớn điển hình tại các vùng trồng rừng tập trung, để làm cơ sở tham quan, tuyên truyền, học tập và nhân rộng.

đ) Rủi ro khi đầu tư trồng rừng gỗ lớn

- Trồng rừng gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh dài nên thường gặp rủi ro như cháy rừng, gió bão (bão tại Bình Định năm 2017 gây thiệt hại lớn cho người dân trồng rừng tại Vân Canh), trong khi chúng ta chưa có chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng.

- Giống cây được sử dụng để trồng rừng còn chưa thực sự đảm bảo. Các hộ dân thường ham rẻ nên mua cây giống ở những cơ sở thiếu uy tín. Việc này gây thiệt hại rất lớn cho người trồng rừng, nhất là khi kinh doanh rừng gỗ lớn.

Ví dụ: Người dân sử dụng giống từ vườn ươm sử dụng cây mẹ 5 năm tuổi, như vậy cây giống mang trồng thực tế đã có tuổi sinh học là 5 năm, thời gian sinh trưởng mạnh của cây còn rất ít, cây khoảng 3 năm tuổi đã ra hoa và sinh khối chậm, đường kính thân nhỏ và chiều cao thấp. Trường hợp này chỉ có chặt bỏ hoặc khai thác gỗ dăm sớm để trồng lại.

- Giá cả gỗ rừng trồng thiếu ổn định, nhất là gỗ nhỏ bán làm nguyên liệu băm dăm xuất khẩu, có những năm không bán được do Trung Quốc không nhập hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh tỉnh bình định (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)