3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.6.4. Những rủi ro khi đầu tư phát triển rừng trồng gỗ lớn
Việc quy hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh mới bước đầu được triển khai thí điểm ở một số khu vực, khi triển khai quy hoạch với diện tích lớn trên địa bàn huyện Vân Canh có thể gặp một số khó khăn chủ yếu như sau:
a) Về điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở:
- Bình Định là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa khô thường kéo dài, khiến cho nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao.
- Hàng năm, thường có 1 đến 2 cơn bão đổ bộ vào khu vực Nam trung bộ, trong đó có tỉnh Bình Định. Rừng trồng gỗ lớn là loài Keo lai, cây sinh trưởng nhanh, gỗ mềm, giòn, dễ gãy. Do vậy, rừng trồng Keo lai ở Bình Định dễ bị gãy ngọn, đổ ngã. Trong năm 2017, cơn bão đổ bộ vào khu vực Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã gây thiệt hại nặng cho ngành lâm nghiệp.
- Hạ tầng lâm nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp. Đường vận xuất trong khai thác và chăm sóc rừng trồng chủ yếu là đường tạm, được san ủi tạm thời trong thời gian ngắn, đường này rất nhanh bị hư hỏng khi đến mùa mưa dẫn đến khó khăn trong công tác đầu tư phát triển rừng gỗ lớn (từ các khâu trồng, tỉa thưa, khai thác, vận chuyển với chi phí bị nâng lên rất cao)
b) Về quỹ đất, vốn đầu tư
- Các công ty Lâm nghiệp đã được cấp số đỏ phải trả tiền thuê đất và đóng thuế sử dụng đất theo Luật đất đai, làm tăng chi phí cho trồng rừng. Bên cạnh đó, việc đóng tiền thuê đất phải thực hiện hàng năm trong khi chu kỳ kinh doanh rừng kéo dài nhiều năm, có thể khiến cho khả năng quay vòng vốn của các Công ty lâm nghiệp gặp khó khăn.
- Kinh doanh gỗ lớn có chu kỳ dài hơn kinh doanh nguyên liệu gỗ nhỏ trong khi việc vay vốn sản xuất của các Công ty lâm nghiệp còn khó khăn; kinh phí nuôi dưỡng rừng chủ yếu do các chủ rừng tự huy động.
- Nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại thường có lãi suất cao, điều kiện vay, thủ tục vay hết sức khó khăn (phải có tài sản thế chấp), thời gian cho vay ngắn, không phù hợp với điều kiện kinh doanh kéo dài khi trồng rừng gỗ lớn.
- Các hộ gia đình thường có diện tích rừng nhỏ lẻ (thường chỉ từ 1-2ha), số hộ có diện tích đất lâm nghiệp trên 5ha rất ít. Các hộ gia đình chủ yếu là ở vùng miền núi, đời sống khó khăn, thiếu vốn sản xuất nên trồng rừng quảng canh, chu kỳ ngắn để nhanh cho sản phẩm, thu nhập. Vì vậy, việc quy hoạch rừng trồng gỗ lớn, kéo dài thời gian khai thác rừng là hết sức khó khăn.
c) Về thị trường tiêu thụ
- Tuy kinh doanh rừng trồng mang lại nhiều hiệu quả cả về kinh tế và xã hôi. Tuy nhiên các đơn vị kinh doanh vẫn chưa thực sự quan tâm đến mô hình này. Hầu hết chỉ dừng ở mức thí điểm. Nguyên nhân chủ yếu nhất là thời kỳ thu hoạch kéo dài, khiến nguồn thu bị kéo dài qua các nhiệm kỳ khác nhau ở những công ty nhà nước. Các giám đốc công ty thường muốn khai thác sớm ở trong nhiệm kỳ của mình, bán dăm, gỗ nhỏ để thu hồi vốn vì nhu cầu của thị trường vẫn còn rất cao.
- Thị trường giá cả trong thời gian qua, nhất là năm 2016-2017 thiếu ổn định, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, chính sách quản lý, chuỗi liên kết giữa các đơn vị thu mua – chế biến còn nhiều bất cập là yếu tố hạn chế tới việc khuyến khích người dân và các nhà đầu tư trong việc liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.
d) Nguồn giống và kỹ thuật
- Tuy hàng năm sản xuất trên 200 triệu cây giống, nhưng nguồn giống cung cấp cho địa bàn huyện Vân Canh chủ yếu vẫn là cây hom, nguồn cây mô còn ít, giá thành cao làm tăng chi phí trồng rừng.
- Chưa có các công trình nghiên cứu về giống và nguồn giống chưa cụ thể cho trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng gỗ nhỏ; chưa cụ thể cho từng vùng, từng điều kiện lập địa của huyện Vân Canh.
- Các đơn vị kinh doanh khi trồng rừng chủ yếu vẫn ở mức thâm canh thấp, đào hố nhỏ, bón phân ít, chăm sóc ít lần, nguồn nước phụ thuộc chủ yếu và tự nhiên nên rừng sinh trưởng hạn chế, năng suất bị giảm thấp.
- Trên địa bàn huyện chưa có nhiều mô hình rừng trồng kinh doanh gỗ lớn điển hình tại các vùng làm cơ sở tham quan, tuyên truyền, học tập, làm cơ sở để khuyến khích các đơn vị kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển rừng trồng gỗ lớn.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Đề tài đã nghiên cứu các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Vân Canh cũng như các tác động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sản xuất kinh doanh đến công tác quy hoạch, phát triển rừng trồng gỗ lớn. Những thuận lợi, khó khăn được đưa ra bàn luận, giải quyết để hoàn thiện việc quy hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn.
Các số liệu điều tra, nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng sản xuất lâm nghiệp, hạ tầng lâm sinh, trình độ khoa học kỹ thuật, nhu cầu về lâm sản của các ngành sản xuất trên địa bàn huyện Vân Canh. Từ đó chỉ ra các hạn chế của mô hình trồng rừng gỗ nhỏ, và ưu điểm vượt trội của kinh doanh rừng gỗ lớn góp phần thay đổi nền sản xuất lâm nghiệp truyền thống trên địa bàn huyện từ gỗ dăm sang gỗ tinh chế có giá trị cao hơn.
Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với ngành lâm nghiệp được đưa ra trong đề tài tuy khá đầy đủ và hoàn thiện. Tuy nhiên mức hỗ trợ còn thấp đối với mô hình kinh doanh rừng gỗ lớn. Đặc thù của mô hình là thời gian kéo dài, dễ gặp rủi ro, nên đề tài đã đề xuất các biện pháp nhằm hỗ trợ và thu hút các đối tượng tham gia.
Qua nghiên cứu cụ thể, đề tài đã đưa ra diện tích quy hoạch gồm 2 giai đoạn, trong 5 năm đầu từ 2018-2023, diện tích rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ lớn đạt 11.867,77 ha, chủ yếu là diện tích của các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý. Định hướng đến năm 2035 diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 27.316,10 ha với sự tham gia của các hộ dân trên địa bàn huyện. Loài cây chính ưu tiên sử dụng trong trồng rừng gỗ lớn là loài Keo lai, sử dụng cho diện tích rừng trồng thuộc quy hoạch chức năng sản xuất. Đối với diện tích rừng trồng thuộc quy hoạch chức năng phòng hộ, đề tài đề xuất xử dụng các loài cây bản địa để trồng rừng gỗ lớn, đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rừng gỗ lớn, cũng như các khó khăn, nguy cơ có thể gặp phải để các đơn vị chuẩn bị trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Đề nghị
- Do thời gian và kinh phí còn hạn chế, đề tài chỉ dừng lại ở việc đánh giá và đề xuất các giải pháp, quy hoạch vùng và đối tượng chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể với từng loại rừng, ở từng xã, tiểu khu, khoảnh trên địa bàn huyện Vân Canh.
- Với những đánh giá và giải pháp được nghiên cứu trong đề tài, việc phát triển rừng trồng gỗ lớn sẽ là su hướng tất yếu trong thời gian tới. Nếu được triển khai áp dụng cụ thể trên địa bàn sẽ tạo thành vùng quy hoạch rừng gỗ lớn mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy nên kinh tế của địa phương và là động lực cho các huyện trong tỉnh làm theo.
- Nhà nước và tỉnh cần có các đánh giá nghiên cứu cụ thể nhằm nâng mức hỗ trợ đối với các đơn vị, cá nhân phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện nói riêng và trên cả nước nói chung.
- Mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng cây bản địa cần có thêm các nghiên cứu cụ thể cho từng loài hoặc kết hợp các loài để có biện pháp trồng và chăm sóc, khai thác thích hợp, đạt hiệu quả. Tăng tính đa dạng của các mô hình trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Trần Hữu Biển (2010): Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm
canh cây Lò bo (Brownlowia tabularis Pierre), Xoan mộc (Toona surenii
(Blume) Merr.) và Dầu cát (Dipterocarpus costatus Gaertn.) tại một số vùng sinh thái trọng điểm. Thông báo kết quả đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam, 2010.
2. Trần Văn Con, (2011), Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh
tế-xã hội trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh trên đất trống còn tính chất đất rừng và đất rừng nghèo kiệt, 2011.
3. Lê Minh Cường (2010), Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng thâm canh
cây Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth.) A. Camus) và Gáo
trắng (Neolamarkia cadamba (Roxb) Bosser) cung cấp gỗ lớn tại một số vùng trọng điểm. Thông báo kết quả đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
2010.
4. Nguyễn Việt Cường (2010), Nghiên cứu lai tạo giống một số loài Bạch đàn,
Tràm, Thông và Keo”.
5. Phạm Thế Dũng và cs. (2010): Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng
cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất Bạch đàn, Keo ở các luân kỳ sau. Thông báo kết quả đề tài. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, 2010.
6. Nguyễn Thị Hải Hồng (2010): Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Dầu rái, Sao đen. Thông báo kết quả. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt
Nam, 2010.
7. Nguyễn Hoàng Nghĩa và cs. (2010): Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế. Báo cáo tổng kết
đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010.
8. Ngô Đình Quế và cs. (2009), Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài
cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học
Lâm nghiệp việt Nam, Hà Nội 2009.
9. Hà Huy Thịnh và cs. (2010): Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất,
chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực. Báo cáo tổng kết đề
10. Đặng Văn Thuyết và cs (2010), Nghiên cứu hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng
rừng thâm canh Keo, Bạch đàn và Thông caribea để cung cấp gỗ lớn. Báo
cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, 2010.
11. Hà Văn Tiệp (2010), nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài bản
địa Trai lý, Vù hương, Sưa nhằm phục hồi một số trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc bộ.
12. Lương Văn Tiến và cs (2010). Nghiên cứu đánh giá hiệu quả rừng trồng một số loài làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển cây trồng chủ yếu phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài.Viện Khoa học
lâm nghiệp Việt Nam, 2010.
13. Hà Công Tuấn (2015) Nhìn lại lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2015, định hướng phát triển bền vững đến 2020.
14. Nguyễn Thành Vân (2010), nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Gội nếp, Dẻ cau,
Xoan đào cho vùng Đông Bắc bộ.
15. Sở Công thương Bình Định - Báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu trên
địa bàn tỉnh tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2017 xem ngày 25/6/2017
http://sct.binhdinh.gov.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3513.
16. Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn - Kết quả kiểm kê
rừng tỉnh Bình Định năm 2016.
Tiếng nước ngoài
17. Appanah, S. và Weiland, G (1993): Planting quality timber trees in Peninsular Malaysia-a review.
18. Mayhew, J.E. và Newton, AQ.C. (1998 ) The silviculture of Mahogany.
19. FAO, 2002 Gdobal Forest Resource Assessment 2002. Rome.
20. Golcalves J.L.M et.al (2004): Sustainability of Wood Production in Eucalpt Plantations of Brazil, Site Management and Productyvity in Tropical Plantation
Bài viết từ báo mạng
22. Nhìn lại lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2015, định hướng phát triển bền vững đến 2020 xem 17h30, ngày 15/6/2017 http://bafu.edu.vn/home/tin-tuc/hoat- dong-su-kien/1690-nong-nghiep-viet-nam-thoi-su-nhin-lai-lam-nghiep-2011- 2015-dinh-huong-phat-trien-ben-vung.html
23. Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, xem 12/6/2017 <http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n122877/Chuyen-hoa-rung-trong-go-nho- sang-go-lon>.
24. http://sonnptnt.nghean.vn/sonn_new/default/explorer/news/2154?folder_id=89
25. Trồng rừng thâm canh gỗ lớn - giải pháp phát triển rừng trồng theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế , xem 15/06/2017<
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1