Yêu cầu, mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh tỉnh bình định (Trang 58 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.1. Yêu cầu, mục tiêu phát triển

3.5.1.1. Yêu cầu

- Hình thành vùng sản xuất kinh doanh gỗ lớn tập trung với quy mô lớn trên cơ sở thay đổi phương thức kinh doanh trồng rừng gỗ nhỏ chủ yếu cung cấp băm dăm, chuyển sang trồng rừng gỗ lớn đáp ứng nhu cầu chế biến của các nhà máy chế biến đồ gỗ tinh chế trên địa bàn tỉnh;

- Khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp theo hướng bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có trong trồng rừng gỗ nhỏ, đặc biệt là nguồn giống và công nghệ nhân giống để phục vụ cho quá trình chuyển đổi sang kinh doanh trồng rừng gỗ lớn;

- Đầu tư kết cấu hạ tầng lâm nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững;

- Tạo sự dịch chuyển mạnh về phương thức sản xuất, tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị ngành hàng gỗ lớn bền vững gắn với xây dựng chứng chỉ rừng (FSC) nhằm nâng cao giá trị các mặt hàng gỗ xuất khẩu.

3.5.1.2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Xây dựng vùng sản xuất kinh doanh rừng trồng gỗ lớn ổn định; nâng cao giá trị sản xuất rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng lâm sản hàng hoá và phát triển bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng vùng quy hoạch trong 5 năm đầu từ 2018-2023:

+ Diện tích rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ lớn đạt 11.867,77 ha;

+ Năng suất rừng trồng gỗ lớn tăng trưởng bình quân trên 25m³/ha/năm;

+ Tỷ lệ sản lượng gỗ lớn bình quân đạt 50%;

- Định hướng đến năm 2035:

+ Diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 27.316,10 ha;

+ Tỷ lệ sản lượng gỗ lớn bình quân đạt trên 60%;

- Mô hình sản xuất gỗ lớn của huyện được nhân rộng ra toàn tỉnh. Sản lượng gỗ cơ bản đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ tinh chế của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện vân canh tỉnh bình định (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)