Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã ở nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 89)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.2.5. Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã ở nông thôn

3.2.5.1. Số lượng và loại hình trang trại

Trên địa bàn huyện Ba Chẽ hiện có gần 30 trang trại, gia trại tập trung ở các thị trấn Ba Chẽ, xã Đồn Đạc và Minh Cầm…

Thời gian qua các trang trại trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tác động tới môi trường và tạo ra nông sản an toàn. Nông dân trên địa bàn đã tích cực học tập, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, sản xuất. Từ đó đã hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại, hợp tác xã hiệu quả, chủ động liên kết trong sản xuất và cung ứng giống cho bà con nông dân.

Tổng Số Loại trang trại Trồng trọt Chăn nuôi SX-DV khác SL % SL % SL % SL % 1. Đồn Đạc 3 42,86 1 33,33 2 50,00 0 0 2. Lương Mông 2 28,57 1 33,33 1 25,00 0 0 3.Thanh Lâm 2 28,57 1 33,33 1 25,00 0 0 Cộng 7 100,00 3 100,00 4 100,00 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Qua điều tra ta thấy hiện nay ở xã Đồn Đạc có 3 trang trại, trong đó có 1 trang trại trồng trọt, 2 trang trại chăn nuôi. Xã Lương Mông và xã Thanh Lâm có 2 trang trại. Số lượng trang trại tại các xã điều tra còn khá thấp, do vậy, huyện cần có các chính sách phát triển trang trại trong thời gian tới.

3.2.6.2. Thực trạng các nguồn lực của trang trại

- Thực trạng nguồn lực đất đai của trang trại :

+ Quy mô đất đai của trang trại: Bình quân chung các trang trại điều tra, mỗi trang trại có 35.792,9 m2 đất tự nhiên, trong đó, đất thổ cư 14,78%, đất canh tác 40,38%, đất chăn nuôi 1,93%, diện tích mặt nước 41,34%. Tuy nhiên, quy mô diện tích bình quân của trang trại ở các xã và theo phương hướng kinh doanh khác nhau cũng chênh lệch nhau, tuy không lớn.

Xét theo phương hướng kinh doanh: Nhóm trang trại có hướng sản xuất, kinh doanh chính là trồng trọt có tỉ trọng đất nông nghiệp là chủ yếu.

+ Nguồn gốc đất đai của trang trại: Nguồn gốc các loại đất để phát triển trang trại chủ yếu là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp do Nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành.

ĐVT: m2 Chỉ tiêu Đấnhiên t tự Trong đó Đất thổ Đấ t canh tác Đấnuôi t chăn D. Tích mnước NTTS ặt 1. Tổng số 35.228,65 5.291,24 14.451,64 689,30 14.796,47 2. Theo hướng kinh doanh chính 35.228,65 5.291,24 14.451,64 689,30 14.796,47 - Trồng trọt 33.677,87 12.821,51 12.994,36 346,42 7.515,58 - Chăn nuôi 30.447,40 3.518,53 18.217,08 760,08 7.951,71 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

- Thực trạng vốn của trang trại: Qua điều tra cho thấy bình quân 1 trang trại có số vốn là 272 triệu đồng vốn. Trong đó, vốn tự có chiếm xấp xỉ 80%, khoảng 20% là vốn vay. Vốn vay dựa vào nhiều nguồn rất đa dạng, trong đó vay từ ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 39%, từ các nguồn như: dự án (15%), khác (43%), HTX tín dụng (4%).

Bảng 3.14: Tổng hợp vốn của các trang trại điều tra

Đơn vị: triệu đồng Loại hình Số trang trại điều tra Tổng cộng Bình quân 1 trang trại

Trồng trọt 3 579,12 193,04

Chăn nuôi 4 1065,68 266,42

Tổng cộng 7 1644,8 234,97

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Trung bình vốn vay của mỗi trang trại là 54,4 triệu đồng. Vốn vay được chia thành những loại sau:

- Phân loại vốn vay theo nguồn gốc:

+ Vay từ ngân hàng: Tổng số tiền vay là 3.350,5 triệu đồng chiếm 33% số vốn vay bình quân mỗi trang trại vay từ ngân hàng 7,65 triệu đồng/năm.

+ Vay từ các HTX tín dụng: Tổng số tiền vay là 248 triệu đồng chiếm 2,46%. + Vay dự án: Tổng số tiền vay là 743,5 triệu đồng chiếm 7,39%.

Vốn vay chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn, đứng thứ 2 sau vốn tự có nhưng qua khảo sát cho thấy sự phân bố không đồng đều, gây mất cân bằng trong việc phát triển trang trại sản xuất nông sản hàng hoá giữa các vùng.

- Phân loại vốn vay theo thời gian: Chủ yếu là vốn vay ngắn hạn (54%), tỷ lệ vốn trung hạn và dài hạn chiếm ít (19% và 27%).

- Thực trạng lao động trong trang trại

+ Về chủ trang trại: Trong tổng số các trang trại được khảo sát thì có 82,14% số chủ trang trại là nam giới. Độ tuổi bình quân của chủ trang trại tương đối trẻ. Số chủ trang trại từ 50 tuổi trở lên chỉ chiếm 28,57%. Các chủ trang trại chủ yếu là nông dân thuần tuý (chiếm 78,57%), Số chủ trang trại hiện đang là cán bộ cấp xã là 7,14%. Về chuyên môn, nghiệp vụ, đa số chủ trang trại chưa qua đào tạo (chiếm 71,43%). Phần còn lại chủ yếu có trình độ công nhân kỹ thuật.

+ Về lao động của trang trại: Tính bình quân, mỗi trang trại có 5,2 khẩu, trong đó có 2 lao động. Mức sử dụng thời gian lao động ở trang trại hiện nay đạt thấp, tính chung chỉ sử dụng 68,24% thời gian làm việc bình quân.

+ Về thuê mướn lao động: Hầu hết các trang trại có thuê thêm lao động thường xuyên và thời vụ. Tính bình quân mỗi trang trại thuê thêm 5 lao động (1,7 lao động thường xuyên và 3,3 lao động thời vụ/mỗi năm). Tiền công thuê lao động thường xuyên bình quân 755 ngàn đồng/tháng, thuê lao động thời vụ bình quân khoảng 122,7 ngàn đồng /ngày. Có một số điểm đáng lưu ý sau đây:

Một là, các chủ trang trại của mọi loại hình trang trại đều thuê thêm lao động thời vụ, lao động kỹ thuật đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo.

Hai là, các trang trại của nông dân có thuê thêm lao động thời vụ đã qua đào tạo chiếm 51% số lao động thuê thời vụ.

Ba là, theo ngành nghề kinh doanh chủ yếu thì việc thuê lao động đã qua đào tạo của các chủ trang trại cũng khác nhau. Đối với lao động thuê thường xuyên, có 25% số người được thuê có chuyên môn về trồng trọt, 15% số người có chuyên môn về chăn nuôi, 60% số người có chuyên môn về nuôi trồng thuỷ sản. Đối với lao động thuê thời vụ, chủ yếu là những người có chuyên môn về chăn nuôi và trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản.

3.2.6. Phát trin h tng, xã hi và bo v môi trường

Tiêu chí: Giao thông nông thôn

Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn mới ở Huyện Ba Chẽ đã có những thay đổi cơ bản, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhất là hệ thống giao thông nông

thôn không ngừng được đầu tư cải tạo, nâng cấp đã tạo thuận lợi cho sự phát triển chung.

Năm 2019, tất cả các thôn, xã đều có công trình đường giao thông nông thôn và đều đã tiến hành việc cải tạo, nâng cấp giao thông nông thôn với tiến độ rất khẩn trương.

Bảng 3.15: Tiêu chí giao thông nông thôn của huyện Ba Chẽ

TT Tiêu chí Nội dung tiêu chí ĐVT ĐBSH

Mức độđạt được Phấn đấu đạt chỉ tiêu Đạt/ chưa đạt Tỷ lệ (%) Đến năm 2020 2 Giao thông 2.1 Tỷ lệđường trục xã được nhựa

hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn của

Bộ GTVT

%

100

Đạt

100 100

2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn được

cứng hoá đạt chuẩn % 100 Đạt 100 100

2.3 Tỷ lệ km ngõ xóm sạch và

không lầy lội vào mùa mưa %

100 Đạt 100 100 2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa % 100 Chưa 80 100 3 Thuỷ lợi 3.1 Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp

ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

Đạt Đạt 100 100

3.2 Tỷ lệ kênh mương do xã quản

lý được kiên cố hoá %

85 Chưa 70 85 4 Điện 4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của ngành điện Đạt Đạt 90 98 4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn % 99 Đạt 100 100 5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm

non, mẫu giáo, tiểu học, trung học

cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia % 100 Chưa 70 90 6 Cơ sở vật chất VH

6.1 Nhà văn hoá và khu thể thao xã

đạt chuẩn Đạt Chưa 60 85 6.2 Tỷ lệ thôn có nhà VH và khu TT thôn đạt quy định 100 Chưa 60 85 7 Chợ n.thôn Ch ợđạt chuẩn của Bộ Xây dựng Đạt Chưa 70 90 8 Bưu điện 8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt Đạt 80 95 8.2 Có internet đến thôn Đạt Đạt 80 98 9 Nhà ở dân cư 9.1 Nhà tạm, nhà dột nát Không Đạt 100 100 9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ởđạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng % 90 Chưa 60 85

(Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới Huyện Ba Chẽ

Từ ngày tuyến đường này hoàn thiện đã làm cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của người dân nơi đây trở nên thuận tiện hơn rất nhiều, bà con phấn khởi lắm”.

các thôn,... cũng được thi công và hoàn thành trong năm 2019. Được sự hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện, những năm gần đây, các xã đã nỗ lực tìm các nguồn đầu tư từ kinh phí cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn. Đến nay hơn 100% trong tổng số 90,5 km đường liên thôn, 90% đường ngõ xóm, 35% đường trục chính nội đồng đã được cứng hoá.

Tiêu chí: Thuỷ lợi

Những năm qua, nông nghiệp Huyện Ba Chẽ phát triển khá thuận lợi và ổn định có sự đóng góp rất lớn của công tác thủy lợi. Nếu như trước đây, sản xuất nông nghiệp, mà trước hết là sản xuất lúa, luôn gặp khó khăn (mùa khô thì thiếu nước tưới, mùa mưa bị nước ngập), thì nay các kênh mương được khơi thông, chủ động nguồn nước tưới tiêu trong tất cả các mùa.

Trong năm 2019, cùng với sự đầu tư của tỉnh, xã Thanh Lâm và Đồn Đạc đã cơ bản cứng hóa hệ thống kênh tưới. Trong đó, kênh cấp II dài hàng chục km do huyện quản lý đã được cứng hóa được 50%. Ngoài ra toàn xã còn có các hệ thống kênh tưới, kênh tiêu nội đồng và hệ thống mương cấp III, cấp IV dài trên 50 km bao bọc phục vụ cho sản xuất. Hệ thống kênh cấp III đã được cứng hoá trên 10 km ở các thôn để phục vụ tốt cho phát triển sản xuất nông nghịêp và phát triển kinh tế tại đại phương. Đồng thời, tiến hành đào đắp được trên 25000 m3 với tổng kinh phí trên 155 triệu đồng trong đó, thực hiện dự án của tỉnh 2500 m3 với kinh phí 81 triệu đồng, nạo vét kênh tiêu chính được trên 550 m3, kênh tưới chính trên 715 m3, kênh tưới nội đồng trên 2800 m3, kênh tiêu nội đồng trên 2000 m3, bờ vùng bờ thửa hơn 90 m3, vớt bèo được trên 2500 m2, xây lát cầu cống nội đồng 20 m3, đạt 118,47% kế hoạch được giao. Chương trình cứng hóa kênh mương của các địa phương đã cơ bản hoàn thành theo kế hoạch. Do làm tốt công tác làm thủy lợi nên một số vùng đã chủ động được nguồn nước tưới tiêu, khắc phục khô hạn. Các vùng đệm trữ nước được qui hoạch chủ động điều tiết lượng nước vào đồng ruộng ở những thời điểm cần thiết.

Tuy nhiên, hàng năm ở cuối kênh do nhiều nguyên nhân nên vào mùa khô không đủ nước cho sản xuất. Nhằm nâng cao hiệu quả tưới, tiêu của hệ thống công trình thủy lợi, góp phần bảo đảm ổn định sản xuất để phát triển kinh tế xã hội trên địa

nạo vét các kênh mương nội đồng với nhiều công trình lớn nhỏ, bảo đảm đủ nguồn nước phục vụ sản xuất, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

Hệ thống thuỷ lợi đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh.

Tiêu chí : Điện nông thôn

Trước kia lưới điện hạ áp chưa được ngành Điện, hầu hết các đường truyển tải từ trục chính vào các ngõ đến người sử dụng đều dựng tạm, thậm chí có cột bằng cọc tre, dây trần tiết diện nhỏ...gây mất an toàn cho người sử dụng, tỏn thất điện năng. Vì vậy người dân phải mua điện với giá cao, trong khi nguồn điện thường xuyên không ổn định, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Sau khi được giao quản lý lưới điện hạ áp khu vực nông thôn đã giải quyết cơ bản tình trạng quá tải của lưới điện. Bên cạnh đó, điện lực kiểm tra sàng lọc ưu tiên củng cố, sửa chữa, khắc phục hàng trăm điểm mất an toàn nghiêm trọng của hệ thống lưới điện. Làm mới toàn bộ hệ thống tiếp địa ở tất cả các thôn trong xã bảo đảm chống rò rỉ điện năng. Kiểm định, thay mới hồ đo đếm điện năng chưa qua kiểm định vào các hòm bảo vệ.

Do lưới điện thường xuyên được quan tâm đầu tư sửa chữa, cải tạo và công tác quản lý kỹ thuật được củng cố nên người dân được sử dụng điện chất lượng tốt hơn, an toàn với điện áp ổn định. Tỷ lệ tổn thất điện năng hiện nay của toàn Điện lực chỉ còn 4,5%.

Tiêu chí: Trường học

Theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn quốc gia (đạt 70%): Hiện trạng của địa phương như sau:

Các xã điều tra hiện có 1 trường trung học cơ sở; 2 trường tiểu học; 5 nhà trẻ và 5 lớp mẫu giáo. Hệ thống trường lớp được kiên cố hoá, đảm bảo đủ phòng học, trong đó chỉ có 2 trường tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.

Tại xã Đồn Đạc, xã Lương Mông và xã Thanh Lâm vẫn chưa đạt đủ nội dung về tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá

Tất cả các thôn có nhà văn hoá và khu thể thao chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch.

Tiêu chí: Chợ nông thôn

Trên địa bàn xã Đồn Đạc, xã Lương Mông và xã Thanh Lâm có 5 chợ. Hầu hết các chợ này có nguồn gốc hình thành từ lâu đời, không theo quy hoạch, không còn phù hợp với yêu cầu phát triển dân cư, đô thị trong giai đoạn mới, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật nhứ điện chiếu sáng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường còn yếu kém chưa đồng bộ. Tuy đã được UBND xã đầu tư xây mới và cải tạo nhưng vẫn chưa đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

Tiêu chí: Bưu điện

Phát triển Bưu chính viễn thông ở nông thôn không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc mà nó còn là yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ dân trí, tiếp cận thị trường, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay mật độ điện thoại trên địa bàn xã Đồn Đạc, xã Lương Mông và xã Thanh Lâm đạt 70 – 80 máy/100 dân, duy trì 100% chi bộ cơ sở có báo đảng đọc trong ngày từ năm 2010 đến nay. Năm 2013 điểm Bưu điện văn hoá xã được đưa vào xây dựng và hoạt động một cách có hiệu quả.

Ngoài phục vụ các dịch vụ Bưu chính viễn thông và đọc sách báo miễn phí, tại điểm Bưu điện văn hoá xã còn thường xuyên cập nhật đưa vào hoạt động các dịch vụ mới chất lượng cao như truy cập Internet, điện thoại quốc tế. Tại đây có hơn 750 đầu sánh bao gồm các loại: Khoa học kỹ thuật, văn hoá, kinh tế, văn học, nghệ thuật...đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức nâng cao dân trí của nhân dân. Một bước tiến táo bạo nữa là thực hiện thành công việc đưa điểm Bưu điện - Nhà văn hoá cơ sở vào hoạt động và kết nối Internet đưa bà con nông dân tiếp cận gần với công nghệ thông tin. Sự kết hợp giữa việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông và phục vụ đọc sách báo miễn phí đã đưa nơi đây trở thành điểm sinh hoạt văn hoá lành mạnh, thu hút đông đảo bà con nông dân và thanh thiếu niên học sinh đến học tập, tìm hiểu,

hơn kể từ khi có điểm Bưu điện - Nhà văn hoá cơ sở. Việc cung cấp dịch vụ Internet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 89)