Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 92)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

a. S phát trin các hình thc t chc sn xut nông thôn

Về hộ nông dân, các hộ nông dân ở Huyện Ba Chẽ là đơn vị kinh tế tự chủ, cùng với các Chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước về ruộng đất, tín dụng, giá cả… đã thực sự giải phóng người nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Các hộ đã biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, giúp phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn 2017 – 2019.

Về kinh tế trang trại, Thời gian qua các trang trại trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tác động tới môi trường và tạo ra nông sản an toàn. Nông dân trên địa bàn đã tích cực học tập, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, sản xuất. Từ đó đã hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại, hợp tác xã hiệu quả, chủ động liên kết trong sản xuất và cung ứng giống cho bà con nông dân.

Các tổ chức kinh tế hợp tác, Các hợp tác xã đã giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện trong các lĩnh vực như lưu thông, dịch vụ kỹ thuật, tín dụng, chế biến nông,

lâm, thủy sản … Đồng thời tác động đến năng suất lao động, đổi mới trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

Doanh nghiệp nông thôn, Khi tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp được hỗ trợ 70 - 100% về giống, vật tư thiết yếu trong tối đa 3 vụ hoặc chu kỳ sản xuất; hỗ trợ tối đa 50% kinh phí làm nhà xưởng, mua máy móc, trang thiết bị sơ chế, vận chuyển, bảo quản, chế biến các sản phẩm; hỗ trợ ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước; hỗ trợ 100% kinh phí công tác đo đạc, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính; cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân có diện tích dồn điền, đổi thửa tạo vùng sản xuất tập trung; hỗ trợ tiêu thụ, xúc tiến thương mại…

b. S phát trin và vic ng dng thành tu ca khoa hc - công ngh vào sn

xut: 100% các hộ được điều tra có áp dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên số lượng máy móc áp dụng của các hộ khác nhau. Ở một số hộ tại xã trung tâm, tỷ lệ áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất lớn hơn các nhóm hộ ở xã vùng sâu. Số lượng người dân biết đến các hoạt động khuyến nông gần như là 100%. Nhưng vẫn có một số hoạt động mà nhiều người dân không biết đến như có 10% số hộ không biết mô hình trình diễn, 13% không biết hội thảo là gì? Các hoạt động khác đa phần họ đều biết nhưng số lượng người dân được tham gia vẫn chưa nhiều. Chuyển giao giống và việc gặp gỡ CBKN là người dân đa phần được biết và tham gia.

Tập huấn kĩ thuật là hoạt động rất quan trọng nhằm đưa các TBKHKT đến với nông dân. Nhưng ở đây số lượng người dân được tham gia chỉ chiếm 35%. Như vậy, cần mở thêm nhiều lớp tập huấn, khi tiến hành mô hình nên để cho nhiều người dân được tham gia. Thường xuyên liên lạc và quan tâm tới người nông dân là nhiệm vụ hàng đầu của công tác khuyến nông.

3.4. Đánh giá những thành công và hạn chế trong phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng NTM trên địa bàn Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 92)