Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 96)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.5.1. Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Để công tác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhân dân phải hết sức toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc đồng thời phải bíêt kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể. Có thể nói đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tại nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết, cụ thể:

- Chuẩn hoá, sang lọc, bồi dưỡng, ổn định và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo đến năm 2020: Cán bộ các xã đều đạt trình độ văn hoá cấp 3 và được đào tạo 1 nghề chuyên môn trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao.

- Đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại.

- Thực hiện quy hoạch kế hoạch triển khai thực hiện, điều hành dự án trên địa bàn thôn, xã.

- Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cho nông thôn: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông – lâm – ngư; Mô hình cơ giới hoá sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm.

- Thử nghiệm một số hình thức tổ chức nghề phi nông nghiệp ngay tại xã để thuận tiện cho thanh niên xã có cơ hội và theo học.

Trong sự phát triển của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng con người luôn là nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Việc quan trọng nhất với nông thôn nước ta hiện nay là đưa KHKT vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Muốn vậy, việc chúng ta cần làm trước mắt là nâng cao dân trí để người dân có thể nắm bắt được những TBKH mới vào sản xuất. Đồng thời, hiện nay đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

Để việc xây dựng mô hình nông thôn mới thành công, đòi hỏi người dân cần phải có ý thức tự nâng cao trình độ của mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích của cộng đồng.

3.5.3. Tăng cường s tham gia ca người dân trong phát trin kinh tế nông thôn

trong xây dng nông thôn mi

Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy muốn xây dựng thành công nông thôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của ngừời dân. Muốn vậy trước hết chúng ta phải xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của xây dựng nông thôn mới, giải quyết những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.

Để người dân thực sự tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới phải thực hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, những công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động đến đời sống và sản xuất của người dân.

3.5.4. Kết hp phát trin kinh tế nông thôn vi phong trào xây dng làng văn hoá

Xây dựng làng văn hoá đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng làng văn hoá, nhà văn hoá phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - giáo dục - y tế.

Để tạo nên "làng văn hoá" thì trong đó mỗi gia đình phải là một "gia đình văn hoá". Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, nâng cao chất lượng làng văn hóa, thực

và hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn. Để đạt những chỉ tiêu này, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực này.

3.5.5. Phát trin kinh tế nông thôn gn vi qun lý bo v tài nguyên môi trường

Vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn nước cấp, thoát nước, thu gom rác thải. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang ngày càng trở nên trậm trọng đã làm ảnh hưởng lớn đời sống của người dân. Nguyên nhân do sự xuất hiện của các làng nghề, các khu tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp, ý thức của người dân chưa tốt đã gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Vì vậy các địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí hiện nay ở địa bàn xã, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các hộ, xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.

Mặt khác, cần có những chương trình, kế hoạch kể cả ngắn hạn cũng như dài hạn trong công tác đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ… ở khu vực nông thôn gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

1. Kết luận

Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống của cư dân ở nông thôn. Để thực hiện chủ trương này, Huyện Ba Chẽ đã kịp thời cụ thể hóa trong những văn bản nhất định. Kết quả bước đầu của việc triển khai phong trào phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả như: kinh tế tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng - xã hội được cải thiện, nâng cấp, thu nhập bình quân đạt tỷ lệ cao, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. Trong đó, luận văn đã tiếp cận, làm rõ một số nội dung sau:

1. Khái niệm và kinh tế nông thôn, Khái niệm và đặc điểm của NTM, yêu cầu xây dựng NTM, các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng cũng như kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong thực hiện xây dựng NTM...

2. Bức tranh tổng thể về quá trình triển khai, thực hiện phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Huyện Ba Chẽ đã được phân tích khái quát. Thực tế quá trình phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Ba Chẽ đạt được những kết quả, đặc biệt trong các lĩnh vực quy hoạch, hệ thống tiêu chí về điện, bưu điện, xóa đói giảm nghèo, nhà ở. Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Ba Chẽ còn những tồn tại, khó khăn chủ yếu liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí về phát triển sản xuất. Đây cũng là thực trạng chung của quá trình xây dựng NTM trên phạm vi cả nước nói chung, Huyện Ba Chẽ nói riêng. Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Do hạn chế trong việc tuyên truyền chủ trương xây dựng NTM, nguồn lực cho xây dựng NTM... nên chủ trương xây dựng NTM trong quá trình triển khai thực hiện còn có những khó khăn nhất định.

3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của Huyện Ba Chẽ trong xây dựng NTM, các nhóm giải pháp được đề xuất nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM như đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, về nội dung, ý nghĩa, cách thức, vai trò của người dân... đẩy mạnh các hình thức liên kết, tổ chức sản xuất kinh doanh; tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

là lần đầu tiên chương trình MTQG về xây dựng NTM được đặt ra một cách toàn diện. Để có thể xây dựng được NTM với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đòi hỏi phải có những giải pháp tổng thể mang tính chiến lược lâu dài; đồng thời, phải có sự chung tay, nỗ lực của các ngành, các cấp, các chủ thể, đặc biệt là vai trò của người dân để chương trình đạt hiệu quả, có ý nghĩa thực sự với cuộc sống của người dân nông thôn.

2. Kiến nghị

* Đối với các tổ chức chính trị và xã hội:

Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đài phát thanh truyền hình tham gia vào công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiểu được sự cần thiết thực hiện đề án nông thôn mới, từ đó làm cho họ tự nguyện tham gia đóng góp nhân công, tiền của, để xây dựng đề án. Đồng thời góp phần thông tin tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

* Đối với cấp xã, thị trấn:

Tổ chức quán triệt nội dung xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, đảng viên xã. Mỗi cán bộ, đảng viên tiên phong đi đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và góp phần xây dựng đời sống mới ở cộng đồng dân cư. Mỗi đảng viên là một tuyên truyền viên trong việc vận động nhân dân khai thác tốt quỹ đất, quyết tâm không để ruộng vườn bỏ trống.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn xã, thị trấn về chủ trương xây dựng nông thôn mới để cùng chung tay góp sức về nhân lực, vật lực.

- Xây dựng các phóng sự truyền hình, truyền thanh, cẩm nang, tờ rơi về các mô hình, cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng nông thôn mới để quảng bá, nhân rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Ba Chẽ (2010), Nghị quyết số 05-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới Huyện Ba Chẽ giai đoạn 2010 - 2020, Ba Chẽ.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26- NQ/TW, Về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Hà Nội.

3. Ban Chỉ đạo CTMTQG xây dựng nông thôn mới Huyện Ba Chẽ (2019), Báo cáo tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Huyện Ba Chẽ 2019, Ba Chẽ.

4. Ban Thường vụ huyện ủy Ba Chẽ (2017), Kết luận số 76-KL/TU ngày 9/9 của Ban Thường vụ huyện ủy Ba Chẽ vềđẩy mạnh thực hiện Luật Hợp tác xã đối với các Hợp tác xã nông nghiệp, Ba Chẽ.

5. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (2011), http://baotintuc.vn/, ngày 22/3/2011.

7. Võ Chí Công (1987), Những vấn đề cơ bản trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tếở

nước ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004), Phát triển bền vững, định nghĩa, đánh giá, định tính và định lượng, http://www.cucktbvnlts.gov.vn.

10. Lê Thế Cương (2013), Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam, http://www.tapchicongsan.org.vn/, Học viện Kinh tế chính trị, Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, ngày 11/3/2013. 11. Nguyễn Xuân Cường (2010), Quá trình phát triển kinh tế- xã hội nông thôn ở

Trung Quốc (1978-2008), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Phạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Tấn Dũng (2010), Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta, http://www.dangcongsan.vn.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn các nước châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Hà (2012), Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳđổi mới (1986-2011), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

18. Lại Ngọc Hải (2008), Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn-nhìn từ góc độ

giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, http://www.tapchi congsan.org.vn/. 19. Hoàng Ngọc Hòa (2008), "Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá

trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chính sách của Nhà nước đối với nông dân trong việc thực hiện các cam kết của WTO, Uỷ ban nhân dân Huyện Ba Chẽ và Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I đồng tổ chức.

20. Hồ Đức Hùng (2007), Kinh tế Việt Nam hội nhập phát triển bền vững, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

21. Nguyễn Mạnh Hùng (2004), Kinh tế-xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng tăng trưởng, hội nhập-phát triển bền vững, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

22. Nguyễn Đình Kháng (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

23. Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Vấn

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ HỘ NĂM 2020

Vùng:………

* Họ và tên chủ hộ: ...Tuổi ...

Nam/nữ: ... Dân tộc... Trình độ văn hoá ...

Thôn:...Xã ...huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. * Phân loại hộ theo nghề nghiệp: - Thuần nông: - Nông nghiệp kiêm ngành nghề: - Dịch vụ kiêm buôn bán - Tiểu thủ công nghiệp: - Khác * Tổng nguồn thu (1000đ) - Tổng chi phí (1000đ):... - Tổng thu nhập (1000đ):... * Thu nhập/người/tháng (1000đ):... 1. Tình hình nhân khẩu

- Số nhân khẩu: ...người.

STT Họ và tên Nam (nữ) Tuổi Trình độ văn hóa Nghề nghiệp Tình trạng việc làm 1 2 3 4 5

2. Tài sản, vốn sản xuất của hộ

Loại tài sản Đơn vị Số lượng Giá trị (1000đ)

I. Tài sản sinh hoạt

1. Xe đạp Chiếc

2. Xe máy Chiếc

3. Đài Chiếc

4. Quạt điện Chiếc

5. Tivi Chiếc

6. Tủ lạnh Chiếc

7. Điện thoại Chiếc

II. Tài sản là công cụ sản xuất

1. Ô tô tải Chiếc

2. Xe công nông Chiếc

3. Máy bơm Chiếc

4. Máy cày, bừa Chiếc

5. Máy tuốt lúa Chiếc

6. Máy xay xát Chiếc

7. Máy sao chè, máy vò chè Chiếc

8. Máy khác Chiếc III. Nhà xưởng sản xuất m2 IV. Vốn sản xuất Đồng a. Vốn cố định Đồng b. Vốn lưu động Đồng V. Tổng số vốn a. Vốn tự có Đồng b. Vốn vay Đồng c. Nguồn khác Đồng

3. Tình hình đất đai của hộ Loại đất Số mảnh Diện tích (m2) Sở hữu của gia đình Đi thuê Đấu thầu Tổng diện tích 1. Đất ở 2. Đất ruộng, màu 3. Đất vườn 4. Đất cây ăn quả

5. Đất cây CN dài ngày 6.Đất cây CNngắn ngày 7. Đất ao

8. Đất lâm nghiệp 9. Đất khác

4. Tình hình trao đổi hàng hoá của hộ

Loại hàng hoá ĐVT Số lượng Giá trị

I. Vật tư gia đình mua

1. Đạm Kg 2. Lân Kg 3. Kali Kg 4. NPK Kg 5. Thuốc trừ sâu 6. Khác II. Sản phẩm gia đình bán 1. Thóc Kg 2. Sắn Kg 3. Ngô Kg 4. Rau Kg 5. Cây chè Kg

6. Cây ăn quả Kg

7. Sản phẩm chăn nuôi Kg

5. Kết quả sản xuất của hộ Nguồn thu Đơn giá (1000đ) Số lượng (kg) Thành tiền (1000đ) Ghi chú I. Nông nghiệp 1. Từ trồng trọt - Lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 96)