Nhóm các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 91)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan

a. Nhóm các nhân t vĐiu kin t nhiên

Huyện Ba Chẽ có lợi thế đất rộng, khí hậu đa dạng… có thế mạnh về phát triển kinh tế rừng, các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc, các nghề thủ công truyền thống… nhưng bất lợi là hạ tầng kém phát triển, trình độ dân trí thấp, dân cư phân bố thưa.

Do vậy huyện cần xác định đúng lợi thế của mình để bố trí sản xuất phù hợp để tạo các điều kiện để khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu …

b. Nhóm các nhân t v kinh tế - xã hi

Th trường: Thị trường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ở Huyện Ba Chẽ đã bắt đầu phát triển, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại – dịch vụ – du lịch. Kinh tế phát triển nhanh, năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế có sự điều chỉnh hợp lý chuyển dịch đúng hướng đã xác định. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả; bộ mặt đô thị đổi thay nhanh chóng.

Chính sách kinh tế vĩ mô ca nhà nước, Đảng và Nhà nước luôn chú ý quan

tâm tới phát triển nông nghiệp. Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo đã lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá đặc biệt, bắt đầu từ Chỉ thị 100 của Ban Bí thư khoá IV, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá

VI được triển khai, các Chỉ thị Nghị quyết của Đại hội và Hội nghị Trung ương các khoá V; VI; VII; VIII; IX đã đưa đến những thành tựu to lớn trong ngành nông nghiệp nước ta, từ một nước thiếu lương thực triền miên và phải nhập khẩu gạo thì nay đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, lương thực trong nước được đáp ứng thoả mãn. Từ các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh được HĐND và UBND Huyện Ba Chẽ và các cấp các ngành trong Huyện Ba Chẽ quán triệt thực hiện đưa nhanh vào đời sống của nhân dân.

Bên cạnh đó huyện Ba Chẽ cũng xây dựng đưa ra nhiều chương trình, đề án, nghị quyết kinh tế nhằm phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang một cơ cấu kinh tế mới năng động, hiệu quả và ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường. Từng bước đưa nông nghiệp phát triển với một cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là xem xét tỷ lệ giữa trồng trọt với chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong chăn nuôi thì đưa các giống kinh tế cao vào chăn nuôi, trong trồng trọt thì chuyển đổi cơ chế loại cây trồng cho hiệu quả năng suất cao thời vụ ngắn, đẩy mạnh dịch vụ nông nghiệp, từ đó đưa ra mục tiêu để phát triển và xem ngành, loại nào có khả năng để tập trung phát triển. Kinh tế nông nghiệp của Huyện Ba Chẽ lĩnh vực trồng trọt vẫn là chính, tỷ trọng ngành trồng trọt hiện chiếm 66,02% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Kết cu h tng kinh tế - xã hi, Lịch sử phát triển kinh tế hàng hóa đã chứng

minh rằng hạ tầng kinh tế - xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng (nếu không nói là quyết định) đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nó đóng vai trò to lớn trong việc tạo sự liên kết giữa nông thôn với thành thị, giữa các vũng xa xôi với các trung tâm, tạo cơ hội cho phát triển các vùng khó khăn và điều kiện để khai thác được nguồn lực từ các vùng sâu, vùng xa, nó tác động đến sự phát triển đồng đều trong cả nước và làm giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn. Vì vậy, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng được coi là tiêu chí đánh giá sự phát triển của một quốc gia.

Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn có nhiều loại nhưng quan trọng nhất là giao thông, điện, thủy lợi, thông tin liên lạc, trạm y tế, trường học … ở các nước thành công trong CNH nông thôn đều đã tập trung đầu tư hạ tầng trước để làm môi trường hấp dẫn cho lôi kéo đầu tư về nông thôn.

S hình thành và phát trin ca các khu đô th, khu công nghip, Sự chuyển dịch cơ cấu KTNN của Huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017 - 2019 nhìn tổng thể cả giai đoạn thì sự chuyển dịch cơ cấu tương đối phù hợp với quy luật chung của cả nước (giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ), song sự chuyển dịch còn diễn ra hết sức chậm, mặc dù giá trị sản phẩm của ngành tăng với tốc độ cao. Xét cho cùng muốn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong những năm tới Huyện Ba Chẽ cần phải tập trung phát triển lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn, đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng về chăn nuôi và các nguồn lực của Huyện Ba Chẽ.

Dân s, lao động, cht lượng lao động, Dân số ở Huyện Ba Chẽ chủ yếu là

người dân tộc Kinh, sự hiểu biết và tiếp cận tri thức cũng nhanh hơn các dân tộc thiểu số. Do vậy chất lượng lao động của Huyện Ba Chẽ khá tốt, góp phần tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, những kinh nghiệm và tập quán sản xuất của cư dân nông thôn cũng có ảnh hưởng tới việc hình thành, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 91)