Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 76)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.2.4. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.2.4.1. Các loại hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Căn cứ vào sự chỉ đạo của các cấp trình quyền địa phương và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, hiện nay trên địa bàn Huyện Ba Chẽ đang tiến hành triển khai một số loại hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được trình bày trong bảng sau:

(2017 – 2019) STT Hình thức Cơ sởđào tạo Đối tượng được học nghề Thời gian học nghề Địa điểm Nguồn kinh phí 1 Dạy nghề ngắn hạn Trung tâm dạy nghề huyện Lao động có nhu cầu 1 đến 4 tháng Tại trung tâm hoặc tại DN Theo QĐ 1956 của Chính phủ 2 Dạy nghề tại DN và làng nghề

Cơ sở đào tạo của DN, làng nghề, nhà văn hóa xóm Lao động của DN, lao động của làng nghề, lao động có nhu cầu 1 đến 3 tháng Tại DN, Tại làng nghề Hỗ trợ của DN, quỹ Khuyến công tỉnh, huyện xã 3 Bồi dưỡng tập huấn Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Đại trà cho bộ phận nông dân 1 vài ngày đến vài tuần Tại địa bàn sản xuất Ngân sách nhà nước

(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH Huyện Ba Chẽ)

Đào tạo nghề ngắn hạn: Đây là hình thức phù hợp với đa số đối tượng là LĐNT. Tuy nhiên, đối với bộ phận LĐNT này cần được phân rõ đối tượng để hình thức dạy nghề phù hợp với nguyện vọng học nghề và độ tuổi lao động. Triển khai nhân rộng hình thức này nhằm khai thác tối đa năng lực và chức năng hoạt động của cơ sở dạy nghề phục vụ nhu cầu đa số đối tượng trên địa bàn huyện. Với việc phân rõ đối tượng và độ tuổi lao động sẽ là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động.

Hình thức dạy nghề tại DN và làng nghề: Đây là hình thức đào tạo phù hợp với đối tượng lao động trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, sau khi được đào tạo tại các DN lao động sẽ có tay nghề để phục vụ cho khu công nghiệp. Hình thức này cũng

này phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo nghề huyện đề ra, đồng thời góp phần trong việc giải quyết việc làm cho bộ phận lao động qua đào tạo.

Đào tạo tại các lớp học tại cộng đồng: Hình thức này phù hợp với đại bộ phận LĐNT sản xuất nông nghiệp và gắn bó với nông thôn. Vì vậy cần triển khai nhân rộng hình thức này trên địa bàn huyện. Cần thay đổi những nội dung phù hợp với điều kiện và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp: nội dung là phổ biến kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cây, con giống, các kiến thức về kinh tế, sử dụng phân bón, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản sau thu hoạch.

3.2.4.2. Kết quảđạt được từ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian qua

Trong ba năm tính từ năm 2017 đến 2019, số lao động của huyện được đào tạo nghề và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn huyện đạt bình quân 10.500 người/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 34%.

Theo báo cáo tiến độ thực hiện Đề án 1956 của UBND Huyện Ba Chẽ năm 2019 thì sau khi đào tạo xong số lao động có việc làm ổn định chiếm 55% số lao động được đào tạo, số lao động có việc làm nhưng không thường xuyên chiếm 35%, số còn lại trong tình trạng không có việc làm hoặc rất khó tìm được việc do không đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Qua ba năm 2017 - 2019 triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, có xu hướng chuyển dần lao động ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, xóa đói giảm nghèo, giúp ổn định trật tự xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

Các loại hình và ngành nghề đào tạo từng bước được bổ xung, bám sát vào nhu cầu thực tế tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng và có việc làm tăng hơn; ý thức tự đào tạo, tự bồi dưỡng của một bộ phận người lao động có chuyển biến.

ưu tiên như người nghèo, người thuộc gia đình chính sách được triển khai rộng. Công tác quản lý Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ngày càng chặt chẽ. Công tác hướng nghiệp và tổ chức hội chợ việc làm… bước đầu được quan tâm; chủ trương đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quán triệt và thực hiện từ huyện đến cơ sở bước đầu có kết quả.

Song song với công tác đào tạo nghề, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cũng được huyện quan tâm và triển khai theo hướng tích cực. Bình quân hằng năm tạo việc làm mới cho khoảng 2.500 lao động

3.2.4.3. Số lượng lao động nông thôn được đào tạo trên địa bàn huyện trong thời gian qua

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự chủ động đầu tư trang thiết bị, mở rộng các ngành nghề, hình thức đào tạo và đặc biệt là sự chuyển biến tâm lý về nghề nghiệp của người dân và lao động nên số lượng và chất lượng đào tạo nghề của Huyện Ba Chẽ được tăng lên qua các năm. Kết quả đào tạo nghề qua các năm được thể hiện trong bảng 3.12.

Qua bảng ta thấy số lượng lao động được đào tạo dài hạn trên địa bàn huyện là chưa có. Đây là một bất cập cần sớm được giải quyết. Hiện nay những lao động có nhu cầu học nghề dài hạn phải đi đến các cơ sở đào tạo bên ngoài huyện làm cho chi phí học tập cũng như khả năng quay về làm việc tại huyện sau khi tốt nghiệp là rất thấp. Lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn năm 2017 là 3.326 lao động, năm 2019 là 3.350 lao động, tăng bình quân là 0,2%/năm. Số lao động được đào tạo tại doanh nghiệp bình quân hằng năm tăng 4,3% với số lao động được đào tạo năm 2017 là 976, năm 2019 tăng lên 1.150 lao động. Hình thức truyền nghề tại các làng nghề năm 2017 là 2.200 lao động nhưng đến năm 2019 giảm còn 2.100 lao động, giảm bình quân 1,6%/năm. Các lớp chuyển giao KHKT tại cộng đồng tăng bình quân 4,3% từ 7.690 lao động được tập huấn năm 2017 tăng lên 8.540 lao động được tập huấn năm 2019. Kết quả đào tạo nghề cho thấy lao động qua đào tạo nghề dài hạn là chưa có và huyện cần sớm khắc phục tình trạng này. Số lượng lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn bao gồm đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề, tại các cơ sở sản xuất của DN và

Trong đó chủ yếu lao động được đào tạo tại các làng nghề và các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện . Số lượng lớn lao động còn lại chỉ dừng lại ở tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng ở các lớp học tại cộng đồng.

Mặc dù qua mỗi năm, lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện có tăng lên về số lượng, tuy nhiên chất lượng thì chưa đáp ứng được cho thị trường lao động. Đào tạo nghề ngắn hạn mặc dù được triển khai ở nhiều cơ sở đào tạo với số lượng đông nhưng nếu nhìn mặt bằng chung thì con số này khá khiêm tốn. Nhiệm vụ chính của trung tâm dạy nghề là đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nhưng do điều kiện của trung tâm còn hạn chế nên số lượng lao động được đào tạo ở trung tâm còn khá thấp.

Bảng 3.10: Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn Huyện Ba Chẽ

TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) SL (người) (%) CC SL (người ) (%) CC (ngSL ười) (%) CC 10/09 11/10 quân Bình Tổng số lao động qua đào tạo 11.016 100 11.475 100 11.890 100 104,17 103,62 103,89 1 Dạy nghề dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Dạy nghề ngắn hạn 3326 35,5 3.325 34,4 3.350 33,7 99,97 100,75 100,36 Dạy nghề tại trung tâm 150 2,8 359 6,7 100 1,9 239,33 27,855 133,59 Dạy nghề tại doanh nghiệp 976 37,1 966 36,9 1.150 40,2 98,975 119,05 109,01 Truyền nghề tại làng nghề 2.200 60,1 2.000 56,4 2.100 57,9 90,909 105 97,955 3 Các lớp tại cộng đồng 7.690 64,5 8.150 65,6 8.540 66,3 105,98 104,79 105,38

(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH Huyện Ba Chẽ)

Đối với các làng nghề trên địa bàn huyện, trong những năm qua đã đào tạo một số lượng lao động khá lớn, góp phần không nhỏ trong tổng số lao động qua đào tạo nghề của huyện. Qua ba năm, nhìn chung số lượng đào tạo nghề ở các làng nghề giữ ở mức ổn định khoảng 3.000 lao động/năm, với các nghề đào tạo như thêu ren, mây giang đan, nghề gốm và mộc. Với hình thức dạy nghề ở các làng nghề đã góp phần không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm cho người LĐNT, tạo điều kiện

truyền thống. Đồng thời với hình thức dạy nghề này còn giúp cho việc giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

Ngoài dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề, tại các làng nghề, thì tại các xã của huyện hằng năm đã tổ chức nhiều lớp học tại cộng đồng để người nông dân có thể trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và được tập huấn chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ mới vào sản xuất nhằm đạt năng suất, hiệu quả cao. Kết quả, hằng năm bình quân đã bồi dưỡng được cho khoảng 10.000 LĐNT.

3.2.5.4. Ngành nghềđào tạo cho lao động nông thôn Huyện Ba Chẽ

Lựa chọn ngành nghề đào tạo thật sự rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Nếu lựa chọn ngành nghề đào tạo một cách ồ ạt không những làm tốn kém tiền của của Nhà nước, của người học nghề mà còn làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của họ hạn chế. Không những thế, ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ dẫn đến tình trạng người lao động được đào tạo ra nhưng lại không tìm được việc làm. Qua tìm hiểu trên địa bàn Huyện Ba Chẽ thì số lượng ngành nghề đào tạo trên địa bàn được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.11: Số lượng ngành nghềđào tạo lao động nông thôn Huyện Ba Chẽ

(2017 - 2019)

Cơ sởđào tạo Ngành nghềđào tạo Số lớp/năm

2017 2018 2019

1. Trung tâm dạy nghề Huyện Ba Chẽ

I. Đào tạo nghề ngắn hạn 5 12 3

1. May công nghiệp 3 2 3

2. Tin học - - -

3. Hàn điện - - -

4. Điện dân dụng - - -

5. Thêu ren 2 10 -

6. Kỹ thuật chăn nuôi - - -

II. Đào tạo dài hạn - - -

2. Các lớp học tại cộng đồng

1. Chuyển giao công nghệ, tiến

bộ KHKT 323 342 361

2. Truyền nghề 37 23 25

ngũ cán bộ, giáo viên của trung tâm, trong 3 năm 2017 - 2019 trung tâm cũng đã tiến hành mở được lớp đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu học nghề của người LĐNT. Các lớp đào tạo cho LĐNT ở trung tâm đều là các lớp đào tạo ngắn hạn với thời gian học 1 - 3 tháng. Trong 3 năm 2017 - 2019 tổng số lớp mà trung tâm đã mở là 20 lớp và chủ yếu là đào tạo hai ngành may công nghiệp và thêu ren. Do điều kiện khách quan của trung tâm dạy nghề huyện nên hiện nay các ngành khác vẫn đang trong quá trình xây dựng môđun học, mở rộng các hình thức đào tạo nghề và trung tâm cũng đang tiến hành mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho học tập, phấn đấu trong thời gian sớm nhất sẽ mở được các lớp đào tạo nghề còn lại phục vụ nhu cầu học nghề của LĐNT huyện.

Đối với lớp chuyển giao KHKT cho người nông dân là nơi học viên có thể trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn qua đó rút ra bài học cho bản thân và thông qua đó các học viên có thể tiếp thu các kiến thức tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Toàn Huyện Ba Chẽ năm 2018 tổ chức được 323 lớp chuyển giao ngay tại 19 xã, thị trấn, mỗi xã, thị trấn trung bình là 17 lớp/năm. Với sự phát triển qua các năm thì đến năm 2019 tổng số lớp chuyển giao trên toàn huyện đã tăng lên 361 lớp. Với những kết quả trên, huyện đã góp vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước. Cũng nhờ đó, chất lượng của bộ phận LĐNT cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

Sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, do đó những lúc nông nhàn những lao động tham gia sản xuất nông nghiệp muốn tìm kiếm thêm việc làm nhằm làm tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Từ tình hình trên các lớp truyền nghề ở các làng nghề đã được hình thành và thu hút người lao động. Các lớp truyền nghề ngoài việc đáp ứng nhu cầu LĐNT thì nó còn giúp cho các nghề truyền thống không bị mai một, và đặc biệt giúp cho bộ phận lao động có việc làm tại chỗ để tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho họ. Tuy nhiên có một thực trạng đang diễn là các lớp truyền nghề đang ngày càng ít đi trên địa bàn huyện cụ thể năm 2017 có 37 lớp được mở nhưng đến năm 2019 còn 25 lớp. Nguyên nhân của vấn đề trên được xem xét đến từ 2 phía. Thứ nhất, đó là do công tác truyền nghề tại các làng

và học, người dạy cũng là các nghệ nhân hay các thợ có tay nghề giỏi nhưng phương pháp giảng dạy chưa tạo hứng thú, lôi cuốn được người. Thứ hai, do xã hội ngày càng phát triển dẫn đến xuất hiện các ngành nghề mới với thu nhập cao hơn nên đã thu hút một lượng lớn lao động theo các ngành nghề đó nên lao động không gắn bó với làng nghề ngay kể cả các lao động đã có tay nghề cũng bỏ nghề chuyển sang các nghề khác cho thu nhập cao hơn. Nhưng mỗi năm vẫn có trên 20 lớp truyền nghề được mở điều đó cho thấy, ngoài một bộ phận lao động muốn tìm việc ở những ngành nghề khác thì vẫn còn một bộ phận yêu và muốn học nghề truyền thống. Đây chính là lực lượng duy trì và phát triển các nghề truyền thống sau này.

Như vậy, với những ngành nghề được mở và với quy mô đào tạo và đầu tư khá lớn qua mỗi năm LĐNT ngày càng có thêm nhiều cơ hội học tập và tìm việc làm sau đào tạo nhằm cải thiện cuộc sống của mình với mức thu nhập cao và ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)