bón phân và biện pháp cắt tỉa với giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 3 công thức bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây, số cây trong theo dõi thí nghiệm 45 cây (không kể số cây ở khu vực bảo vệ). Bố trí thí nghiệm theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả.
+ Công thức 1: Không bón phân + cắt tỉa thường xuyên theo các đợt lộc.
+ Công thức 2: Phân bón lá Komic + cắt tỉa thường xuyên theo các đợt lộc
+ Công thức 3:. Phân bón lá đầu trâu 902 + cắt tỉa thường xuyên theo
các đợt lộc .
26
- Sơ đồ thí nghiệm:
Dải bảo vệ D ải bả o v ệ Nhắc lại 1 CT 1 CT 3 CT 2 D ải bả o v ệ Nhắc lại 2 CT 3 CT 2 CT 1 Nhắc lại 3 CT 2 CT 1 CT 3 Dải bảo vệ Phương pháp thực hiện:
- Biện pháp kỹ thuật áp dụng: Áp dụng theo qui trình kỹ thuật trồng,
chăm sóc giống bưởi đỏ Tân Lạc của Trung tâm giống cây trồng tỉnh Hòa Bình (phụ lục 2 kèm theo).
+ Khoảng cách cây bưởi: cây cách cây: 4m x 5m; Mật độ: 525 cây/ha;
* Nền thí nghiệm:
- Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất đồi - Phân chuồng bón 10kg/cây/năm.
- Phân bón sử dụng trong thí nghiệm theo qui trình: 600g N (1,3 kg đạm ure)+ 300g P2O5 (1,7 kg lân supe) + 650g K2O (1,1 kg kali clorua) + 1 kg vôi bột/cây/năm
+ Thời điểm bón: toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm Lần 1: Bón thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30% kaliclorua Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 - 5): 20% đạm urê + 30% kaliclorua Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 - 12): 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 40% đạm urê, 40% kaliclorua.
+ Cách bón:
Phân bón Đầu Trâu và MK _ SR 102: Bón làm 3 giai đoạn: sau ra hoa, giai đoạn nuôi quả và thúc lớn quả, bón 1 kg/cây/lần.
Phân bón Bón NPK 15- 10- 20-6S đất hiếm: Bón làm 3 giai đoạn: sau ra hoa, giai đoạn nuôi quả và thúc lớn quả, bón 1 kg/ cây/ lần.
27
Bón phân chuồng: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm
Bón phân vô cơ: Khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.
* Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Chỉ tiêu theo dõi
- Các chỉ tiêu đặc điểm hình thái của cây (Thời gian theo dõi 1 tháng
một lần).
+ Chiều cao cây: đo bằng thước dây, khi cây cao thì ta dùng đo bằng sào thẳng đứng, đo chiều dài từ mặt đất tới đỉnh tán cao nhất. Khi đo phải chú ý cố định mặt đất bằng vật cứng để không bị thay đổi khi vun xới.
+ Đường kính tán: đo hình chiếu tán cây theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, đo 2 chiều vuông góc, nếu tán không đều thì đo 3 - 4 lần lấy trị số trung bình.
+ Đường kính gốc: đo đường kính thân tại vị trí phía trên cách cổ rễ 20 cm. - Đặc điểm lá: Kích thước, chiều dài, chiều rộng (cm), đường kính cuống lá, màu sắc lá và hình dạng lá. Đo và quan sát 30 lá đã hoàn chỉnh.
- Tình hình sâu bệnh hại các giống: Chủng loại sâu và bệnh, mức độ, tỷ lệ hại của từng chủng loại.
Theo dõi sâu bệnh hại: Theo dõi chủng loại sâu bệnh xuất hiện trên vườn thí nghiệm (theo dõi toàn bộ các cây trên thí nghiệm theo các công thức) dựa trên QCVN 01-119:2012/BNNPTNT về phương pháp điều tra, phát hiện sinh vật hại cây ăn quả có múi.
28
- Đối với loại chích hút (sâu vẽ bùa, nhện đỏ): theo dõi trong thời gian cây ra lộc. Theo dõi số lộc bị hại và tính tỷ lệ sâu hại.
Tổng số lộc bị hại
Tỷ lệ sâu hại (%) = ––––––––––––––––– x 100% Tổng số lộc theo dõi
Sau đó phân cấp hại dựa vào tỷ lệ sâu hại: - Đối với các loại sinh vật hại lá, lộc, hoa, quả:
Cấp hại Tỷ lệ diện tích lá, lộc, hoa, quả bị hại (%)
Cấp 1 1 – 10
Cấp 3 > 10 - 20
Cấp 5 > 20 - 40
Cấp 7 > 40 - 80
Cấp 9 80
- Đối với bệnh hại cây ăn quả có múi: theo dõi bộ phận bị hại, thời điểm xuất hiện, thời điểm bị nặng, rồi tính tỷ lệ bệnh hại.
Số cành (lá, lộc, quả,…) bị bệnh
Tỷ lệ bệnh hại (%) = ––––––––––––––––––––––––– x 100% Tổng cành, lá, lộc…điều tra
Sau đó phân cấp hại dựa vào tỷ lệ bệnh hại:
Cấp hại Tỷ lệ diện tích cành cây bị hại (%)
Cấp 1 1 – 10
Cấp 3 > 10 - 20
Cấp 5 > 20 – 40
Cấp 7 > 40 - 80
Cấp 9 80
Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu khoa học:
- Đặc điểm sinh trưởng, phát triển: Các giai đoạn ra lộc, ra hoa, hình thành quả, thu hoạch quả.., của các giống. Mỗi công thức theo dõi 5 cây, 3 lần nhắc lại, tính trung bình).
29
+ Đặc điểm hình thái: Chiều cao cây, đường kính tán (Mỗi công thức theo dõi 5 cây, 3 lần nhắc lại, tính trung bình).
- Tình hình sâu bệnh hại các giống: Chủng loại sâu bệnh, mức độ hại (Điều tra, theo dõi trên toàn bộ thí nghiệm theo các công thức).
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
+ Số quả/cây: Đếm toàn bộ số quả trên cây theo dõi (Mỗi công thức theo dõi 5 cây, tính trung bình).
+ Khối lượng trung bình quả (gam): Cân khối lượng quả, mỗi công thức lấy 4 quả ở 4 hướng, ngang tán, 3 lần nhắc lại.
- Các chỉ tiêu về chất lượng: Mỗi công thức lấy 4 quả ở 4 hướng, ngang tán, 3 lần nhắc lại. Phân tích tại phòng phân tích hóa học, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.
+ Độ ngọt (%): Đo bằng brix kế.
+ Độ chua (%): Chuẩn độ bằng phương pháp trung hòa axit.
+ Tỷ lệ ăn được (%): Xác định bằng cân khối lượng các phần trong quả. + Số hạt (hạt/quả): Đếm số hạt chắc, hạt lép của quả. Tính trung bình.