Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 27 - 35)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đềtài

1.1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ

1.1.4.1. Tác động của sự phát triển công nghiệp và thị trường lao động

Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của nhân tố CNH, HĐH và phát triển của thị trường lao động đến sự biến đổi thu nhập của nông hộ. Các nghiên cứu cho rằng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Đó là quá trình chuyển biến kỹ thuật sản xuất từ thủ công sang hiện đại; đồng thời cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang lao động công nghiệp dịch vụ. Thực tế cho thấy, CNH, HĐH dẫn đến ba tác động về việc làm và thu nhập đối với nông nghiệp như sau:

- Thứ nhất, trong bối cảnh CNH, HĐH và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp được đổi mới. Nếu như trước đây, trong nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất là thủ công thì trong bối cảnh mới, việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại trong nông nghiệp ngày càng phổ biến. CNH, HĐH và sự phát triển của thị trường đã mở rộng ứng dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, phát triển những sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao hơn từ đó tăng thu nhập của nông dân.

- Thứ hai, sự phát triển của CNH, HĐH và sự phát triển thị trường lao động dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Việc

ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp và sự phát triển thị trường dẫn đến xuất hiện những ngành nghề mới trong nông nghiệp nông thôn. Chính điều này dẫn đến biến đổi cơ cấu kinh tế trong nông thôn tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ trong ngành nông nghiệp giảm xuống trong cơ cấu kinh tế.

- Thứ ba, Kết quả của việc chuyển đổi kỹ thuật sản xuất, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong bối cảnh CNH, HĐH và phát triển thị trường lao động dẫn đến sự biến đổi về cơ cấu lao động. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới dẫn đến tiết kiệm thời gian lao động của nông dân, thời gian nông nhàn tăng lên. Trong điều kiện đó, việc phát triển các ngành nghề mới lại có nhu cầu thu hút lao động, vì thế, lao động nông nghiệp có điều kiện cần và điều kiện đủ để chuyển dịch sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Phần thì lao động nông nghiệp tận dụng thời gian nhàn rỗi để phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc làm thuê trong khu vực nông thôn. Phần thì lao động nông nghiệp chuyển tới các KCN, các doanh nghiệp công nghiệp, chuyển ra các thành phố làm việc trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động tạo ra việc làm mới, giúp cho lao động nói chung, nông dân nói riêng có thêm các nguồn thu nhập ngoài thu nhập từ nông nghiệp.

Ở nước ta, với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, nhiều tỉnh thuần nông trước đây thực hiện khuyến khích phát triển KCN. Bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại, công nghệ cao được xây dựng và phát triển thu hút hàng chục tỉ USD và hàng nghìn tỉ đồng của các nhà đầu tư trong nước.

Sự phát triển công nghiệp sẽ thu hút hàng triệu lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng; mặt khác, sự phát triển các KCN làm cho nhu cầu cung ứng

các dịch vụ cho KCN cũng tăng lên. Tất cả điều đó tạo cơ hội cho các hộ nông dân có thêm việc làm mới, tăng thu nhập của nông hộ.

1.1.4.2. Các yếu tố sản xuất

* Thứ nhất, điều kiện tự nhiên và đất đai cho sản xuất. Quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và đất đai

- Các yếu tố thời tiết, khí hậu là những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tức là ảnh hưởng đến việc làm của nông dân. Thời tiết, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho nông dân tăng năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ở những vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi nông dân có thể canh tác nhiều giống cây trồng khác nhau, thực hiện chăn nuôi, trồng rừng, sản xuất lâm nghiệp hay đánh bắt thủy hải sản… Ở những khu vực có khí hậu thuận lợi, nông dân không chỉ có thể thực hiện nhiều công việc đồng thời vào một thời điểm, như thâm canh, xen canh nhiều loại cây trồng, chăn nuôi đồng thời nhiều loại gia súc, gia cầm…, mà còn có nhiều thời gian tham gia các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp từ đó nâng cao thu nhập bởi họ không phải mất nhiều thời gian và công sức để khắc phục những hậu quả xấu do thiên tai. Ngược lại, ở những vùng điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi cơ hội việc làm của nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nông dân từ đó cản trở sự tham gia của họ vào thị trường lao động. Thời tiết quá lạnh, rét đậm, rét hại, mưa đá, lũ lụt hay băng tuyết khiến họ không thể ra đồng, không thể chăn nuôi; bão khiến họ không thể đi biển… Việc xuất hiện các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, mưa lũ tăng tạo nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất thấp, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng. Những đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị nén chặt hoặc dễ bị xói lở, rửa trôi mạnh, tích tụ sắt nhôm gây nên hiện tượng

kết vón và đá ong hoá, đất loại này làm giảm và thậm chí làm mất sức sản xuất nông, lâm nghiệp. Diện tích đất canh tác của nông dân ngày càng ít đi, chất lượng đất ngày càng giảm sút khiến nông dân mất việc làm, hoặc năng suất lao động của họ sụt giảm nghiêm trọng.

Thời tiết xấu, khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, khiến việc làm dịch vụ nông nghiệp gặp khó khăn, có thể buộc nông dân chuyển sang tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp để thay thế việc làm nông nghiệp, như phát triển nghề thủ công truyền thống, tiểu thủ công nghiệp…

- Yếu tố đất đai, đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến nhiều trong hoạt động sản xuất và thu nhập của hộ. Bởi lẽ đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Sự tác động của đất đối với hoạt động việc làm và do đó tác động đến thu nhập trong nông nghiệp thể hiện trên những khía cạnh sau đây:

+ Quỹ đất. Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông dân, tức là nông dân chỉ thực hiện được công việc nông nghiệp thuần túy của mình khi có đất canh tác. Quỹ đất lớn, nông dân có nhiều đất canh tác, lượng việc làm thuần nông sẽ tăng lên. Quỹ đất eo hẹp khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp trở nên manh mún, nhỏ lẻ, gia tăng thời gian nông nhàn, không đảm bảo thu nhập, dễ khiến họ từ bỏ đất canh tác và tìm kiếm những công việc phi nông nghiệp khác.

+ Tính chất đất. Nếu là đất trồng phù hợp với nhiều loại cây nông nghiệp, cho phép nông dân chuyển đổi linh hoạt, có thể luân canh, xen canh tạo thu nhập quanh năm thì họ sẽ tập trung vào hoạt động nông nghiệp. Do đó lượng công việc thuần nông sẽ tăng lên. Nếu là đất chỉ phù hợp với một loại cây nhất định, mang tính mùa vụ thì họ sẽ tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp để tạo thêm thu nhập. Theo đó lượng việc làm phi nông nghiệp sẽ tăng lên.

+ Độ phì nhiêu của đất. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cấy, sẽ thúc đẩy nông dân làm nông nghiệp, lượng công việc thuần nông do đó tăng lên. Ngược lại, nếu đất đai khô cằn, khó trồng trọt, nông dân phải

đầu tư nhiều vào phân bón, thuốc trừ sâu, lãi suất thấp thì nông dân sẽ dễ từ bỏ hoạt động nông nghiệp để chuyển sang sử dụng đất vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp khác như bán, xây nhà cho thuê… những việc làm phi nông nghiệp đối với nông dân theo đó tăng lên.

* Thứ hai, yếu tố lao động và trình độ kỹ năng của người lao động. Trong bất kỳ ngành kinh tế nào, nông nghiệp cũng không ngoại lệ, các yếu tố liên quan đến số lượng và chất lượng lao động đều ảnh hưởng tới thu nhập của những lao động trong ngành đó. Những yếu tố chủ yếu tác động tới số lượng và chất lượng lao động chính là độ tuổi, sức khoẻ và trình độ của lao động.

- Độ tuổi của lao động. Việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp không phải ký hợp đồng lao động, do đó, độ tuổi của lao động là không có giới hạn và cũng không theo quy định của nhà nước, chỉ cần còn sức lao động là có thể làm nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu nói độ tuổi không ảnh hưởng tới công việc thuần nông thì cũng không hoàn toàn chính xác. Tuổi của lao động quá cao hoặc quá thấp, năng suất và hiệu quả làm việc của nhóm người này không cao.

- Sức khoẻ của lao động. Sức khỏe có thể nói là điều kiện cần có để con người có thể tham gia lao động đạt hiệu quả cao. Có sức khỏe, lao động nông dân không những hoàn thiện việc đống án (đồng áng) của mình mà còn tham gia vào các hoạt động kinh tế khác nhằm gia tăng thu nhập của bản thân và gia đình. Nói chung, những người có sức khỏe thường có năng suất lao động cao hơn những người có thể trạng yếu.

- Trình độ văn hóa (học vấn) và chuyên môn của chủ hộ. Với nông dân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thuần túy, khi được đào tạo, nâng cao kiến thức về hoạt động nông nghiệp, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của họ sẽ hiệu quả và cho năng suất cao hơn bởi họ chủ động được trong việc áp dụng những tiến bộ mới, biết cách chăm sóc những giống cây trồng mới và có phương thức phòng trừ sâu bệnh, bệnh dịch trong chăn nuôi. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, nông dân có trình độ sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn so với

nhóm còn lại. Họ có thể sẽ không phải làm những công việc nặng nhọc, chân tay thuần túy như những lao động không trình độ khi tham gia vào thị trường lao động phi nông nghiệp.

* Thứ ba, yếu tố vốn và khả năng tiếp cận vốn của nông hộ

- Vốn luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trong kinh doanh người ta thường nói “buôn tài không bằng dài vốn”. Vốn nhiều giúp nhà kinh doanh có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới kỹ thuật, đào tạo năng cao kỹ năng sản xuất và quản lý trong kinh doanh.

- Trong khu vực nông nghiệp, vốn của nông hộ cũng bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là toàn bộ các tài sản lâu bền dùng trong nhiều năm cho sản xuất nông nghiệp, như máy móc nông nghiệp như máy cấy, máy cày, máy tuốt lúa, máy bơm nước, máy phun thuốc sâu, kho tàng và các phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất…. Đối với các hộ có phát triển ngành nghề, vốn cố định là những máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp như máy xay xát, máy dệt vải, máy dệt chiếu cói,…

- Vốn lưu động là vốn dùng để mua nguyên nhiên vật liệu, hạt giống, thuốc trừ sâu, trả công thuê lao động …

- Trong kinh doanh, vốn cũng có thể là tự có, hoặc đi vay. Việc đi vay phụ thuộc vào môi trường chính sách để cho người kinh doanh tiếp cận vốn. Chính sách hợp lý, tạo cơ hội cho người kinh doanh dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn và ngược lại.

* Thứ tư, yếu tố trình độ công nghệ trong hoạt động nông nghiệp

Sự tiến bộ khoa học công nghệ chính là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp làm tăng năng suất lao động, làm giảm số lượng lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Trình độ công nghệ kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất, hay thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp là việc sử dụng máy móc, thiết bị, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và các phương pháp sản xuất, các hình

thức tổ chức kiểu công nghiệp vào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nội dung chủ yếu của ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp là triển khai các hoạt động thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và sinh học hóa.

1.1.4.3. Yếu tố môi trường luật pháp, cơ chế chính sách và tổ chức quản lý của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển và tăng thu nhập nông hộ

Trong thời đại kinh tế hội nhập và dưới tác động của biến đổi khí hậu, nông dân là đối tượng dễ bị tổn thương. Các chính sách của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, dù là đối với hoạt động nông nghiệp hay hoạt động phi nông nghiệp đều ít nhiều ảnh hưởng tới việc làm của nông dân.

Chính sách hỗ trợ phát triển và tăng thu nhập nông hộ là những giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững. Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.

Theo ngành nghề mà chính sách tác động, có thể chia thành: (1) chính sách phát triển ngành nghề nông nghiệp; (2) chính sách phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp.

Theo quá trình sản xuất, các chính sách của nhà nước có thể tác động tới những yếu tố từ đầu vào cho quá trình sản xuất, tác động tới quá trình sản xuất và tác động tới đầu ra, tiêu thụ sản phẩm. Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của nhà nước vì vậy có thể chia thành: chính sách đảm bảo cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn; chính sách đào tạo, dạy nghề; chính sách hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ; chính sách hỗ trợ đất đai; chính sách hỗ trợ vốn; chính sách hỗ trợ nguyên liệu đầu vào (con giống, cây giống, phân bón, thức ăn gia súc); chính sách ưu đãi thuế; chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm như chính sách thu mua, chính sách phát triển chế biến, chính sách khuyến khích liên kết giữa nông dân, người cung cứng và tiêu thụ.

Bên cạnh cơ chế chính sách, Nhà nước cần tổ chức quản lý và phối hợp các việc tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Một mặt, Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn, giúp cho nông dân định hướng nuôi trồng và phát triển ngành nghề. Mặt khác nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nông dân và các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp trong nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông. Các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước bao gồm:

Hỗ trợ từ các tổ chức sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Nông dân chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng, kỹ thuật cần thiết cho sản xuất, thiếu nguyên liệu đầu vào và máy móc, công cụ lao động, và thường xuyên chịu sự ép giá của các nhà cung cấp đầu nguyên liệu vào cho quá trình sản xuất. Thêm vào đó, mặc dù nông dân có thể tạo ra các sản phẩm nông sản nhưng lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)