4. Ý nghĩa và những đóng góp của đềtài
3.2.1. Nguồn lực của các hộ điều tra khảo sát
Qua điều tra khảo sát 390 hộ nông dân tại 3 xã của huyện Thanh Sơn ta được kết quả điều tra thể hiện qua bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tình hình nguồn lực nhóm hộ được điều tra khảo sát Chỉ tiêu Số lượng
(hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng sốđiều tra chủ hộ 390 100
1. Theo trình độ văn hóa của chủ hộ
1.1.Dưới phổ thông trung học: 284 72,82 1.2. Tối thiểu phổ thông trung học 106 27,18
2. Theo trình độ được đào tạo của chủ hộ
2.1. Chưa được đào tạo: 277 71,03
2.2.Được đào tạo tối thiểu 1 lần: 113 28,97
3. Theo ngành nghề của chủ hộ
3.1.Thuần nông 195 50,00
3.2. Hỗn hợp 195 50,00
4. Theo quy mô nhân khẩu của chủ hộ
4.1.Có tối đa 3 nhân khẩu 160 41,03 4.2.Có tối thiểu 5 nhân khẩu 230 58,97 5. Theo số lao động của chủ hộ 5.1. Có tối đa 2 lao động 133 34,10 5.2. Có tối thiểu 3 lao động 257 65,90 6. Theo Giá trị TLSX
6.1. Giá trị TLSX dưới 10 triệu đồng 182 46,67 6.2. Giá trị TLSX trên 10 triệu đồng 208 53,33
7. Theo khả năng tiếp cận vay vốn ngân hàng của hộ
7.1. Không tiếp cận 203 52,05
7.2. Tiếp cận được vốn vay ngân hàng 187 47,95 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Trình độ văn hóa của chủ hộ nhìn chung không cao, nông hộ không chủ động tiếp cận tới thị trường, nên mặc dù các nông hộ đều thể hiện ý chí nỗ lực vươn lên, nhưng khả năng dạng hóa ngành nghề. Ngoài ra, hạn chế về trình độ
văn hóa còn làm cho việc áp dụng những thành tựu phát triển của khoa học công nghệ vào sản xuất chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc biến đổi thu nhập của hộ nông dân trong giai đoạn vừa qua.
Nhìn chung tổng số vốn lưu động phục vụ sản xuất của nông dân là thấp, sự chênh lệch ở mức bình quân giữa nông hộ thuần nông và nông hộ hỗn hợp về vốn lưu động cho sản xuất là không nhiều. So với mức bình quân về vốn lưu động của nông hộ thuần nông thì tổng vốn lưu động bình quân của nông hộ hỗn hợp là nhỉnh hơn, dù đó là vốn vay từ ngân hàng hay vốn tự có từ gia đình.
Các nguồn lực khác cho phát triển vẫn trong tình trạng khó khăn. Kết quả điều tra cho thấy, chi phí về giống, vật tư, phân bón, điện nước cao; giá bán nông sản thấp và thị trường tiêu thụ là ba vấn đề khó khăn nhất ảnh hưởng đến tình trạng thu nhập của nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Ngược lại diện tích đất sản xuất lại là nhân tố có tác động ít nhất đến tình trạng thu nhập của hộ gia đình nông dân.
Khác với nhận xét của người dân về các khó khăn ảnh hưởng đến nguồn thu nhập từ việc họ phải tham dự vào thị trường lao động, nhận định quan trọng nhất của đội ngũ cán bộ quản lý địa phương về khó khăn trong việc gia tăng thu nhập của nông dân huyện Thanh Sơn là do (i) Chi phí giống, vật tư, phân bón, điện nước cao, (ii) Giá bán nông sản phẩm thấp và không ổn định, (iii), nhóm các nguyên nhân liên quan đến (i) Thiếu vốn và vay vốn khó khăn, (ii) Khó tìm được nơi tiêu thụ sản phẩm thuận lợi chỉ đứng ở vị trí thứ hai trong những nguyên nhân có ảnh hưởng mạnh đến gia tăng thu nhập của nông hộ khi họ tham dự vào thị trường lao động. Còn với khoản thu nhập có được thông qua trợ cấp, trợ giúp từ chính quyền địa phương thị đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý địa phương có vẻ tương đồng với đánh giá của người dân về vấn đề này.
3.2.2. Thu nhập bình quân của hộ nông dân huyện Thanh Sơn qua điều tra khảo sát