Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 62)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đềtài

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Sơn được chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bảng 2.2. Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 -2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC Giá trị sản xuất 1.561,70 100,00 1.708,50 100,00 1.769,30 100,00 109,40 103,56 106,44 1. Nông, lâm, ngư nghiệp 683,6 43,77 720,7 42,18 730,8 41,30 105,43 101,40 103,39 2. Công nghiệp - xây dựng 317,8 20,35 337,8 19,77 408,4 23,08 106,29 120,90 113,36 3. Dịch vụ 560,3 35,88 650 38,05 630,1 35,61 116,01 96,94 106,05

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Qua bảng trên ta thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện đều biến động qua các năm, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2017 là 1.561,7 tỷ đồng đến năm 2019 đã tăng lên 1.769,3 tỷ đồng, tăng 6,44%/năm được chia làm 3 ngành:

- Giá trị ngành Nông - lâm - ngư nghiệp năm 2017 là 683,6 tỷ đồng chiếm 43,55% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2019 đã tăng lên 730,8 tỷ đồng chiếm 41,3% tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại nhất là ngành thương mại và dịch vụ, nhưng giá trị vẫn tăng qua 3 năm, bình quân tăng 3,39%/năm.

- Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng năm 2017 là 317,8 tỷ đồng, chiếm gần 20,35% tổng giá trị sản xuất; năm 2019 tăng lên 408,4 tỷ đồng chiếm 23,08% tổng GTSX, cơ cấu tăng qua 3 năm, Tốc độ phát triển tăng qua 3 năm, tăng bình quân là 13,36%/năm. Đánh giá trung huyện phát triển hướng công nghiệp - xây dựng khá tốt, nguồn chính từ khai thác khoáng sản và chế biến lâm sản.

- Giá trị ngành dịch vụ năm 2017 là 560,3 tỷ đồng chiếm 36% tổng GTSX, đây là tỷ lệ rất cao; năm 2019 tăng lên 630,1 tỷ đồng chiếm 35,61%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch cao do huyện Thanh Sơn có tiềm năng về phát triển dịch vụ nhưng tốc độ tăng vẫn khiêm tốn, cụ thể giá trị tăng bình quân trong 3 năm là 6,05%/năm.

Trên đây đã thể hiện sự tăng về giá trị của cả ba ngành kinh tế trên địa bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.

2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực

Tổng dân số toàn huyện, năm 2019 là 88.230 người gồm 11 dân tộc chủ yếu.

Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017-2019 Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019 So sánh % Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC (%) 1. Tổng dân số Người 123170 100,00 124605 100,00 126485 100,00 101,17 101,51 101,34 Nam Người 61180 49,67 62121 49,85 63001 49,81 101,54 101,42 101,48 Nữ Người 61990 50,33 62484 50,15 63484 50,19 100,80 101,60 101,20 2.Tổng số hộ Hộ 32453 100,00 33195 100,00 33675 100,00 102,29 101,45 101,87 Hộ NN Hộ 12457 38,38 12409 37,38 12398 36,82 99,61 99,91 99,76 Hộ phi NN Hộ 19996 61,62 20786 62,62 21277 63,18 103,95 102,36 103,15 3. Lao động Người 67921 100,00 68309 100,00 70498 100,00 100,57 103,20 101,88 -Lao động NN Người 49.175 72,40 49.256 72,11 48.916 69,39 100,16 99,31 99,74 -Lao động phi NN Người 18.746 27,60 19.053 27,89 21.582 30,61 101,64 113,27 107,30

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Qua bảng trên cho thấy sự biến động nhân khẩu, số hộ, lao động của huyện qua 3 năm như sau:

- Nhân khẩu của huyện qua 3 năm có tăng, nhưng chiều hướng tăng nhẹ năm 2018 so với năm 2017 tăng 1,17% tương ứng tăng 1435 người; năm 2019 so với năm 2018 tăng 1,51% tương ứng tăng 1880 người; tỷ lệ nam nữ của huyện khá là cân đối, nhưng 2 năm gần đây tỷ lệ nam tăng nhiều còn tỷ lệ nam thì giảm, gần có xu thế mất cân bằng về giới.

- Tổng số hộ của huyện tăng dần qua các năm: năm 2018 so với năm 2017 là 2,29% cụ thể tăng 742 hộ trong đó hộ nông nghiệp chiếm 37,38% giảm 100 hộ so với năm 2018, hộ phi nông nghiệp chiếm 62,62% và tăng 1,00%; năm 2019 so với năm 2018 tổng số hộ trong huyện tăng 1,45%; số hộ tăng bình quân trong 3 năm là 1,87%/năm tương ứng tăng 1222 hộ/năm; trong đó hộ phi nông hộ phi nông nghiệp có xu hướng giảm.

- Tổng số lao động của huyện năm 2017 là 67921 lao động, trong đó hơn 73% lao động nông nghiệp và gần 27% lao động phi nông nghiệp; lao động phi nông nghiệp có tỷ lệ tăng dần qua các năm, đến năm 2019 lao động phi nông nghiệp huyện tăng lên 2836 lao động chiếm hơn 30%. Qua đây cho thấy tỷ lệ lao động sản xuất phi nông nghiệp của huyện đang trên đà phát triển, đây chính là lợi thế giúp nền kinh tế huyện phát triển hơn. Nhằm giải quyết việc làm và cho thu nhập ổn định hơn.

Tuy nhiên với cơ cấu lao động như trên, nền kinh tế của huyện vẫn phải dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, và để ổn định vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn bên cạnh đó cần có sự định hướng quy hoạch cho phát triển các ngành kinh tế khác phát huy thế mạnh tài nguyên của huyện.

2.1.3. Đặc đim cơ s h tng ca huyn Thanh Sơn

- Cơ s h tng thương mi nông thôn:Hiện nay có 18/22 xã có chợ

nông thôn, trong đó có 10 xã có chợ đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí, ngoài ra tại các xã đã phát triển các điểm thương mại là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ cơ bản các nhu cầu giao thương tại nông thôn.

Đến nay toàn huyện có 15/22 xã đạt tiêu chí

- Thuỷ lợi: Hạ tầng thủy lợi từng bước được tăng cường, củng cố đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất, từ khi thực hiện chương trình đã nâng cấp, sửa chữa 76 công trình; hệ thống thủy lợi trên địa bàn cơ bản đủ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu dân sinh và phòng chống thiên tai. Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa được tưới, tiêu nước chủ động đạt 90,9 %.Đến nay toàn huyện có 20/22 xã đạt tiêu chí

- Hệ thống điện: Mạng lưới điện nông thôn phát triển nhanh, tạo động lực để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống ở nông thôn, Đến nay 100%số xã đã có hệ thống điện lưới quốc gia (còn 4 khu dân cư chưa có hệ thống điện lưới quốc gia thuộc 02 xã: Khả Cửu, Thượng Cửu). Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn toàn huyện đạt 99,5%. Đến nay toàn huyện có 21/22 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về điện.

- Thông tin và Truyn thông: Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 100%;

tỷ lệ phủ sóng truyền thanh, truyền hình đạt 100%. Có 19 xã có hệ thống loa truyền thanh đến các khu dân cư; tuy nhiên, một số cụm loa đã cũ cần phải nâng cấp, sửa chữa.

Đến nay toàn huyện có 19/22 xã đạt tiêu chí,

-Giáo dục đào tạo, trường học:Hàng năm, UBND huyện đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bố trí sắp xếp mạng lưới trường học; tranh thủ các nguồn lực tập trung xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Tỷ lệ các trường có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia đạt 75,3%. Đến nay toàn huyện có 11/22 xã đạt tiêu chí

-Y tế:Huyện đã chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho cơ sở y tế. Củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở xã theo quy định Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm y tế toàn dân về quyền lợi, nghĩa vụ, khi tham gia bảo hiểm y tế. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 18,6%, Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92,01%.

-Cơ s vt cht văn hóa: Đến nay đã có 91,3% các xã có nhà sinh hoạt

cộng đồng đảm bảo hội họp; 60% các khu dân cư đều có nhà văn hóa đảm bảo hội họp cho khu dân cư. Mức độ hưởng thụ văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao của người dân ngày càng được nâng lên.

Đến nay toàn huyện có 9/22 xã đạt tiêu chí về cơ sở văn hóa trong nông thôn mới.

2.1.4. Nhn xét chung v điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca huyn Thanh Sơn nh hưởng đến nâng cao thu nhp cho h nông dân

2.1.4.1. Những thuận lợi

- Các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động trong chỉ đạo và triển khai thực hiện, bộ máy chỉ đạo chương

trình được thành lập và hoạt động khá đồng bộ, triển khai thực hiện tốt nhiều cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của trung ương, tỉnh từ đó mang lại hiệu quả thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới. Đã có nhiều cách làm mới, vận dụng linh hoạt phương thức triển khai và huy động nguồn lực trong nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Văn hoá xã hội nông thôn được gìn giữ, phát huy các truyền thống tốt đẹp. Hệ thống chính trị nhất là tại cơ sở, vùng nông thôn tiếp tục được củng cố, an ninh trật tự được giữ vững, vai trò lãnh đạo của cấp ủy ở nông thôn được tăng cường, do đó qua 10 năm xây dựng chương trình đã đạt được kết quả rất quan trọng:

- Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư, nhất là hệ thống giao thông, tường học, các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở..., tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn. Nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn chặn, xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trên 93%, tăng 21% so với năm.

- Cơ cấu kinh tế nông thôn đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ; phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Ván bóc, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc gia dụng,... Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của huyện (chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, kinh tế đồi rừng…). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng, một số cây trồng, vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả cao như: Lúa chất lượng cao, bưởi, chè, chuối phấn vàng, dưa lưới sản xuất ứng dụng công nghệ cao, bò thịt, gà…Thu nhập và điều kiện sống của người nông dân được cải thiện đáng kể thu nhập bình quân năm 2011 từ 9,2 triệu đồng/người/năm tăng lên 24,5 triệu đồng/người/năm năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 23,4% năm 2011 giảm còn 10,6% năm 2019.

- Nhận thức của cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới đã có những chuyển biến tích cực, người dân đã tự nguyện tham gia đóng góp tích

cực nhân lực, nguồn lực xây dựng nông thôn mới, qua đó nâng cao sự hài lòng của người dân khi tham gia chương trình. Đời sống vật chất và tinh thần người dân từng bước được nâng lên; vị thế, vai trò của người nông dân ngày càng được coi trọng.

2.1.4.2. Khó khăn, hạn chế

- Công tác chỉ đạo của một số địa phương chưa thực sự hiệu quả, còn lúng túng, chưa quan tâm sâu sát, chậm đổi mới; chất lượng công tác rà soát, tổng hợp, đánh giá, báo cáo của một số phòng, cơ quan, đơn vị, cán bộ còn chưa cao.

- Tiến độ thực hiện các chính sách phát triển thu nhập cho hộ nông dân còn chưa nhanh, vẫn trông chờ ỷ lại các cấp chính quyền

- Huy động nguồn lực tại chỗ còn hạn chế, mức huy động còn thấp. Chưa thể hiện rõ nét vai trò chủ thể của người dân.

- Điểm xuất phát của các xã thấp, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, dân cư thưa, manh mún, đặc biệt là các xã vùng miền núi đặc biệt khó khăn, xuất phát điểm các tiêu chí đạt được khi mới thực hiện chương trình đạt thấp.

- Giá cả thị trường không ổn định, đặc biệt là giá nông sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư phát triển sản xuất của người nông dân; dịch bệnh đe dọa gây ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa; thiên tai luôn diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến cơ sở vật chất và nơi sản xuất của nhân dân.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây:

- Nghiên cứu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

- Thực trạng thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

- Đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, định hướng năm 2030.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. V phương pháp tiếp cn

Việc nghiên cứu hộ nông dân có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ: Tiếp cận hộ theo tiêu chí thu nhập, ở đây việc phân tích thu nhập của hộ theo tiêu chí: hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo; Tiếp cận theo nhóm ngành sản xuất, tức là phân tích theo nhóm hộ thuần nông và hộ kinh doanh hỗn hợp; Tiếp cận theo tiêu chí sử dụng các nhân tố sản xuất như hộ theo nhân khẩu, lao động, đất đai, vốn, trình độ công nghệ...; Tiếp cận hộ theo vùng tức là vùng trung du, miền núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.

Trong luận này tác giả tiếp cận thu nhập của hộ theo nhóm hộ chuyên ngành tức là hộ thuần nông và hộ hỗn hợp; đồng thời phối hợp với các cách tiếp cận khác để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân yếu của các nhóm hộ này để có những kiến nghị giải pháp cho phù hợp với từng loại hộ.

Tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này,đềtài trước tiên sẽ làm rõ môi trường kinh tế xã hội của đối tượng hộ nông dân ở huyện Thanh Sơn; xác định yếu tố tác động đến việc đảm bảo việc làm, tăng thu nhập của người hộ nông dân huyện Thanh Sơn; các giải pháp tăng thu nhập đối với hộ nông dân Thanh Sơn; các hành vi, động lực của các bên tham gia cũng như cơ chế hoạt động, phối hợp để thực hiện những mục tiêu đảm bảo nâng cao thu nhập đối với người nông dân ở Huyện Thanh Sơn là những yếu tố phân tích không thể thiếu trong cách tiếp cận hệ thống.

Tiếp cận liên ngành: trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH, cơ cấu thu nhập của nông dân không chỉ được hình thành từ sản xuất nông nghiệp mà còn từ các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ. Mục tiêu nâng cao thu nhập đối với hộ nông dân không chỉ phụ thuộc vào trách nhiệm

và năng lực của Sở chủ quản, trách nhiệm của phòng Nông nghiệp mà còn là trách nhiệm của phòng kinh tế, …. Xuất phát từ đó, việc nghiên cứu thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)