4. Ý nghĩa và những đóng góp của đềtài
1.2. Cơ sở thực tiễn của đềtài
1.2.1. Kinh nghiệm phát trển kinh tế nông hộở một số nước trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ của Thái Lan
Thái Lan là nước có nền nông nghiệp rất phát triển và ổn định. Đồng thời cũng là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Kinh tế nông hộ của Thái Lan phát triển mạnh và hầu hết đã trở thành nông trại sản xuất hàng hóa. Để thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách như sau:
- Chính sách về thị trường: Do giá nông sản trên thị trường rất rẻ nên Chính phủ Thái Lan đã đưa ra chính sách bình ổn giá bằng cách đặt mức giá mua lúa gạo tối thiểu để nông dân không phải bán thóc rẻ hơn chi phí sản xuất tạo nhu cầu dự trữ và điều tiết hạn ngạch xuất khẩu gạo... Đặc biệt là hạn chế sự bóc lột của khâu trung gian, thương nhân. Hạ thấp giá bán vật tư nâng giá bán nông sản và tăng cường khả năng cạnh tranh của nông hộ. Chính phủ đã không ngừng nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là thông tin liên lạc. Phát triển hệ thống các đại lý tạo ra các kênh phân phối liên tục từ nông thôn đến các thành phố lớn, tăng cường thông tin thị trường, liên kết thị trường,
quảng cáo và tổ chức các khoá đào tạo để không ngừng nâng cao kiến thức về thị trường cho người sản xuất giúp họ đưa ra những quyết định kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Chính sách đầu tư cho nông nghiệp: đầu tư cho nông nghiệp chiếm một tỷ trọng đáng kể trong đầu tư của chính phủ. Bao gồm 3 loại đầu tư lớn nhất là:
Đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nối nông thôn với các trung tâm kinh tế lớn để mở rộng thị trường, nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm tươi sống.
Khoản đầu tư thứ hai là cho xây dựng hệ thống thuỷ lợi: Năm 1988 Thái Lan có 604 dự án thuỷ lợi quy mô vừa và lớn, 4988 dự án quy mô vừa và nhỏ, tạo điều kiện cung cấp đủ nước tưới cho các nông trại. Bên cạnh đó Chính phủ còn đầu tư vào việc cung cấp phân bón cho các nông trại. Trong thời kỳ “cách mạng xanh” Thái Lan đã cho phép nhập khẩu phân bón không tính thuế.
- Chính sách tín dụng nông nghiệp: Thái Lan là một trong những nước rất thành công trong việc cung cấp tín dụng nông nghiệp.Tín dụng nông nghiệp của Thái Lan thông qua Ngân hàng quốc gia, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và các HTX nông nghiệp. Ngoài ra còn có các tổ chức phi chính phủ khác cũng cung cấp tín dụng cho nông dân. Các tổ chức này có rất nhiều cách cho vay như: tín chấp hoặc thế chấp bằng mọi tài sản cố định thậm chí cả bằng thóc. Song phần lớn các khoản cho vay của HTX là dành cho vốn lưu động ngắn hạn, các khoản cho vay cũng gắn liền với từng loại cây trồng và định hướng phát triển cây trồng theo ý đồ của Chính phủ. Các tổ chức này rất có uy tín đối với nông dân và đã lôi kéo thu hút được hơn một nửa số hộ nông dân tham gia.
1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ của Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới (khoảng 1,2 tỷ) trong đó có hơn 800 triệu người là nông dân. Chính vì vậy mà vấn đề phát triển kinh tế
nông hộ được chính phủ Trung Quốc quan tâm đặt lên hàng đầu. Và trong vòng 15 năm trở lại đây kinh tế nông nghiệp nông thôn đã đạt được thành tựu đáng kể. Và để đạt được những điều đó Trung Quốc đã đặc biệt coi trọng đến sự phát triển kinh tế nông hộ với ba mũi nhọn là: Dựa vào chính sách, dựa vào đầu tư và dựa vào khoa học kĩ thuật.
Năm 1982 Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện chế độ khoán đến từng hộ. Năm 1984 họ giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân. Cùng với việc tiến hành chính sách khoán Trung Quốc đã tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đầu tư nhiều mặt cho sản xuất nông nghiệp phát triển đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định.
Trong thời gian này dựa trên ba mũi nhọn cơ bản đó Trung Quốc đã cụ thể hoá thành 8 quan điểm để phát triển kinh tế nông thôn nói chung và nông hộ nói riêng. Cụ thể 8 quan điểm đó như sau:
+ Cải cách nông thôn phải ổn định cơ chế khoán hộ, không ngừng hoàn thiện cơ chế kinh doanh hai tầng kết hợp giữa thống nhất và phân tán, tích cực phát triển hệ thống dịch vụ xã hội, hướng nông dân đi theo con đường giàu có chung xây dựng kinh tế phải thực sự đặt nông nghiệp lên vị trí hàng đầu.
+ Xây dựng và chấp hành chính sách nông thôn phải đảm bảo lợi ích vật chất và quyền lợi dân chủ về chính trị nông hộ.
+ Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn phải kiên trì chiến lược khoa học kĩ thuật và giáo dục cũng như chấn hưng nông nghiệp...
+ Phát triển kinh tế nông hộ hàng hoá phải tôn trọng quy luật giá trị + Khống chế sự tăng cường nhân khẩu, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên. + Chỉ đạo kinh tế nông hộ phải tuân thủ đường lối quân chủng và xuất phát từ sự chỉ đạo thực tế một cách hợp lý không dập khuôn máy móc.
+ Phải tăng cường tổ chức cơ sở Đảng làm hạt nhân lãnh đạo, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng kiên trì xây dựng đời sống văn minh về vật chất và tinh thần.
Chỉ trong vòng 10 năm đổi mới bộ mặt nông thôn Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng, bình quân hàng năm giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 4.6%, chăn nuôi tăng 9% thu nhập bình quân đầu người tăng 10,7%, quy mô xí nghiệp hưng chấn ngày càng mở rộng. Năm 1978 có 1.524 triệu xí nghiệp hưng chấn, năm 1991 có 19,08 triệu xí nghiệp với tổng giá trị sản phẩm là 846 tỷ nhân dân tệ, giải quyết việc làm cho hơn 20% lao động ở nông thôn và ngày nay Trung Quốc đã là một quốc gia mạnh về kinh tế, vững vàng trong chính trị và an ninh.
1.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộở Đài Loan
Đài Loan cũng là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh. Đặc biệt là sau cải cách ruộng đất nền nông nghiệp của Đài Loan thực sự đổi sắc. Để phát triển kinh tế nông hộ Đài Loan có rất nhiều chủ trương, chính sách. Song cách hợp lý và có hiệu quả hơn cả là cách lập ra các tổ chức có tên gọi là “Nông phục hội”.
Tổ chức này đứng ra lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất, cố vấn phát triển và quan trọng hơn cả là làm khâu trung gian chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân... Kinh nghiệm của tổ chức này cho hay, để thành công trong việc phát triển kinh tế nông hộ, họ đã tiến hành một loạt các biện pháp cơ bản sau:
+ Tiến hành cải cách ruộng đất mà thực chất là giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Thực hiện “người làm có ruộng”. Sau cải cách ruộng đất, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đạt tới mức 5,3% một năm và liên tục trong suốt 15 năm.
+ Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”. Đây là cuộc cách mạng về giống và đã tạo được nhiều giống mới có năng suất cao trên mảnh đất của nông hộ. “Cách mạng xanh” đã đem lại cho hộ những lợi ích thiết thực. Trong khi đó, Chính phủ lại cố định thuế nông nghiệp vì vậy mà nông dân có lợi ích cao hơn, họ rất phấn khởi và ngày càng hăng hái trong sản xuất.
+ Không ngừng phát triển kinh tế HTX và các hiệp hội ở nông thôn. Các tổ chức này có vai trò chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân, tương trợ
sản xuất ở nhiều mặt như: Tạo giống, nhân giống, thuỷ lợi, phân bón, thâm canh, tín dụng bao tiêu sản phẩm...
+ Tiến hành CNH nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập. Mặt khác tiến hành điện khí hoá và phát triển cơ sở hạ tầng ở các làng xã nông thôn, tạo điều kiện cho nông nghiệp được thiết lập từ đó thu hút lao động dư thừa và rẻ ở nông thôn, tạo ra khả năng mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá trong các nông trại. Đồng thời cũng làm giảm việc di cư ra đô thị của người dân nông thôn. + Tiến hành cơ khí hoá và chuyên môn hoá trong sản xuất. Dùng máy móc thiết bị thay thế sức người, thoạt đầu một số người chung nhau mua máy móc để canh tác cho hộ mình sau đó làm thuê cho các hộ khác.
Việc cung cấp nước, giống cũng được phát triển theo hình thức ấy, từ đó đã tạo nên chuyên môn hoá trong sản xuất. Việc cơ khí hoá và chuyên môn hoá đã góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất trong các hộ.
1.2.2. Tình hình phát kinh tế nông hộở Việt Nam
1.2.2.1. Quá trình phát triển kinh tế nông hộở Việt Nam
* Thời kỳ Pháp thuộc
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 do thực dân và phong kiến chiếm đa số ruộng đất, vì vậy mà đại bộ phận nông dân phải đi làm thuê cho địa chủ phong kiến, chỉ có một bộ phận rất ít nông dân sản xuất hàng hoá theo kiểu cổ truyền với kinh nghiệm và kĩ thuật thô sơ.
* Giai đoạn từ 1955 đến 1959
Sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đa thực hiện cải cách ruộng đất với khẩu hiệu: “Người cày có ruộng” chính nhờ chính sách cải cách ruộng đất này cộng với công tác khuyến nông đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông hộ phát triển. Trong giai đoạn này các nông hộ đã biết hợp tác với nhau để trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật và đã trở thành các tổ đổi công, mầm mống của hợp tác xã ra đời.
* Giai đoạn từ năm 1960 đến 1980
Cuối năm 1958 nước ta đã tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp và chỉ đến cuối năm 1960 đã có hơn 84% nông dân tham gia vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Và bắt đầu từ đây môi trường sản xuất kinh doanh của hộ đã thay đổi hoàn toàn. Hiến pháp năm 1959 đã xác định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, mọi quan hệ trao đổi, buôn bán đều bị cấm nghiêm ngặt. Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp được tổ chức chủ yếu theo các hợp tác xã và các nông lâm trường quốc doanh.Trong hợp tác xã nông nghiệp được tập thể dành cho 5% đất canh tác để làm “kinh tế phụ gia đình” hay “kinh tế phụ xã viên”. Với 5% đất canh tác nhưng đã sản xuất ra 48 % tổng giá trị sản lượng nông nghiệp, 95% sản lượng chăn nuôi, 93% sản lượng rau quả và chiếm 50 - 60% thu nhập của hộ. Tuy không công khai nhưng kinh tế nông hộ đã thực sự là cơ sở để đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại. Và chỉ trong vòng hai năm, miền Bắc đã cơ bản thực hiện song phong trào hợp tác hoá. Kết quả là 2,4 triệu hộ nông dân chiếm 85% tổng số hộ và 76% ruộng đất cùng với 4400 HTX được thành lập. Số nông hộ còn lại thì luôn bị HTX chèn ép. Và cũng chính từ thời điểm này kinh tế nông hộ phụ thuộc vào HTX và nó phát triển theo một xu hướng bất lợi. Kết quả là chỉ ngay sau khi thống nhất đất nước thì sản xuất đã đi vào con đường trì trệ, tổng sản lượng lương thực đã liên tục giảm gần 2 tạ/ha, bình quân lương thực đầu người giảm từ 334 kg xuống còn 261kg.
* Giai đoạn từ 1981 đến 1987
Trước thực trạng của sản xuất nông nghiệp đã đẩy nền kinh tế nước ta đến nguy cơ khủng hoảng toàn diện. Trước tình hình này Hội nghị TW 6 tháng 9 năm 1979 xác định: “Những vấn đề kinh tế cấp bách” nhằm tìm giải pháp cho nông nghiệp phát triển. Và chính trong thời gian này đã có nhiều địa phương tiến hành “khoán chui ”, “khoán gọn” đến từng nhóm người và đến từng người lao động. Ví dụ như: ở Hải Phòng, Vĩnh Phú, Thái Bình... và hình thức này tỏ ra có hiệu quả hơn HTX rõ rệt.
Cũng chính trên cơ sở này mà qua một thời gian đấu tranh và phân tích kĩ lưỡng và ngày 13 tháng 1 năm 1981 Ban bí thư TW Đảng đã ban hành chỉ thị 100CT/ TW nêu rõ mục đích của việc thực hiện cơ chế khoán mới nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, lôi kéo mọi người hăng hái tham gia sản xuất, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và cơ bản nâng cao thu nhập cho xã viên, tích luỹ cho HTX và tăng thu cho nhà nước. Cũng chính do được đầu tư vốn, sức lao động trên ruộng đạt được khoán và hưởng trọn phần vượt khoán nên kinh tế nông hộ được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kết quả là từ năm 1981 đến năm 1985 sản lượng lương thực tăng 20,7%, năng suất tăng 232%, diện tích cây công nghiệp tăng 62,1%, thu nhập quốc dân trong nông nghiệp tăng 5,6% và lương thực bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm: từ 273kg năm 1981 lên 304kg năm 1985. Kinh tế nông hộ trong giai đoạn này tuy được tự chủ chút ít nhưng vẫn còn phụ thuộc vào tập thể và vẫn bị mô hình này chi phối.
Và chỉ sau một thời gian ngắn khoán 100 bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Bởi vì, tuy là khoán nhưng HTX vẫn đảm nhiệm đến 5 khâu, còn xã viên chỉ đảm nhận 3 khâu, HTX vẫn dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất, sản xuất tập trung và phân phối theo công điểm. Mức độ khoán lại do HTX quy định nên đã xảy ra tình trạng quan liêu như: mức khoán thì quá cao không xuất phát từ thực tế làm cho xã viên không có lợi trong việc đầu tư thâm canh vì vậy mà xã viên trong giai đoạn cuối này mong muốn mất mùa hơn là được mùa, cho nên sản xuất nông nghiệp lại đi vào khủng hoảng.
* Giai đoạn từ 1988 đến nay
Trước những hạn chế khó khăn của chỉ thị 100CT/TW các địa phương tiên phong như: Hải Phòng, Vĩnh Phú lại làm thử hình thức giao hẳn ruộng đất cho hộ nông dân sử dụng, đảm bảo cho họ có quyền tự quyết trên mảnh đất của mình, kết quả đã khả quan hơn rất nhiều.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm nhiều địa phương ngày 5/4/88 Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông thôn trong từng hộ gia đình.Theo tinh thần Nghị quyết thì HTX, các tập đoàn sản xuất thực hiện chế độ tự quản, tự chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Thừa nhận kinh tế nông hộ là thành phần kinh tế cơ bản của nông nghiệp và nông thôn.
Hộ gia đình nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài khẳng định quyền tự chủ của hộ gia đình nông dân, hộ nông dân có quyền tự chủ trong việc đầu tư thâm canh. Chính từ đây kinh tế nông hộ mới trở thành tự chủ, nông dân mới dồn hết tâm huyết và trí lực của mình vào sản xuất làm giàu cho gia đình, cho xã hội trên mảnh đất của mình. Trong giai đoạn này HTX cũng được thay đổi HTX được thành lập trên cơ sở tự nguyện góp sức, góp vốn của người nông dân và được quản lý dân chủ. Kết quả là chỉ sau một năm thực hiện Nghị Quyết bộ mặt nông nghiệp nông thôn nước ta đã thay đổi rõ rệt. Từ một nước thiếu đói thường xuyên phải nhập lương thực thì năm 1989 lần đầu tiên chúng ta đã có 1,4 tấn gạo xuất khẩu. Và đến nay chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thư hai trên thế giới. Ngày nay, trong các Nghị Quyết Đại hội VII, VIII