3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Tổ thành tầng cây gỗ nơi cây Đẳng sâm bắc phân bố
Cây Đẳng sâm bắc thường sống dưới tán rừng và chúng leo nhờ vào giá đỡ là các cây rừng vì thế tổ thành rừng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của cây nàỵ Hệ số tổ thành của tầng cây gỗ nơi Đẳng sâm bắc phân bố tại 3 khu vực được tính toán và trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Công thức tổ thành tầng cây gỗ lâm phần có cây Đẳng sâm bắc phân bố
TT Loài Kí hiệu
loài cây Ni N% Gi G% IV%
1 Phay Pha 35 7.1721 0.5537 8.2931 7.73 2 Giẻ gai Gig 27 5.5328 0.6089 9.1199 7.33 3 Kháo vàng Khv 39 7.9918 0.4151 6.2172 7.10 4 Chẩu Cha 29 5.9426 0.4149 6.2142 6.08 5 Chò nâu Chn 23 4.7131 0.4863 7.2836 6.00 6 Sui Sui 26 5.3279 0.3778 5.6591 5.49 7 Thành ngạnh Thn 35 7.1721 0.2402 3.5976 5.38 8 Ràng ràng mít Rrm 25 5.123 0.3734 5.5931 5.36 9 Loài khác Lk 49.52 Tổng 481 100 6.677 100 100
Tổng hợp kết quả điều tra tại 9 ô tiêu chuẩn đã xác định được công thức tổ thành lâm phần nơi phân bố loài cây Đẳng sâm bắc tại Vị Xuyên, Hà Giang như sau:
7,73Pha +7,33Gig + 7,10Khv + 6,08Cha + 6.00Chn + 5,49Sui + 5,38Thn + 5,36Rrm + 49,52 Lk
Theo kết quả điều tra tại bảng 3.3 chỉ ra tổ thành rừng nơi phân bố cây Đẳng sâm bắc tổng hợp từ 9 ô tiêu chuẩn điều tra có 8 loài tham gia công thức tổ thành gồm Phay, Giẻ gai, Kháo vàng, Chẩu, Chò nâu, Sui, Thành ngạnh, Ràng ràng mít..
Hình 3.4. Biểu đồ cấu trúc tổ thành loài rừng nơi phân bố
cây Đẳng sâm bắc tại Vị Xuyên, Hà Giang
Mức độ tham gia các loài cây trong tổ thành khá đồng đều không khác biệt về tỷ lệ IV%, bởi đây hầu hết là rừng phục hồị