3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Đẳng sâm bắc sâm bắc
Đề tài đã lựa chọn những hom bánh tẻ cho thí nghệm nàỵ Bố trí thí nghiệm với 6 công thức giá thể, theo dõi sau 90 ngày kết quả thể hiện ở bảng 3.12 dưới đây:
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Đẳng sâm bắc
Loại giá thể Công thức Số hom thí nghiệm Tỷ lệ hom sống (%) Tỷ lệ hom ra rễ Số rễ TB/ hom (cái) Chiều rễ TB/ hom (cm) Chỉ số ra rễ (lr) 70% Đất + 30% Xơ dừa CT1 90 84,81 82,96 3,70 4,63 17,15 50% Đất + 50% Xơ dừa CT2 90 69,63 69.26 3,33 3,59 11,98 70% Đất + 30% Cát sông CT3 90 62.96 57,41 2,96 4,48 13,28 50% Đất + 50% Cát sông CT4 90 44,81 44,07 1,85 3,70 6,86 100% Đất CT5 90 60,74 59,26 2,59 3,93 10,18 100% Cát sông CT6 90 5,19 5,19 2,59 0,07 0,18
Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy, khi giâm hom thân Đẳng sâm bắc trên 6 loại giá thể khác nhau thì cho kết quả về tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ khác nhaụ Hom giâm trên CT1 giá thể 70% Đất + 30% xơ dừa cho tỉ lệ
sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất, tương ứng là 84,81% và 82,96%. Tiếp đến lần lượt là các công thức giá thể: CT2 50% Đất + 50% xơ đừa cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 69,63% và 69,26%; CT3 Giá thể 70% đất + 30% cát cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 62,96% và 57,41%; CT5 Giá thể 100% đất cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 60,74% và 59,26%; CT4 giá thể 50% đất + 50% cát cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 44,81% và 44,07%; CT6 giá thể 100% Cát cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất lần lượt là 5,19% và 5,19%.
Để so sánh các công thức thí nghiệm khác nhau và thời gian theo dõi tỷ lệ số và tỷ lệ ra rễ của hom giâm, đề tài đẫ tiến hành biểu diễn kết quả trên dang đồ thị hình 3.14 dưới đâỵ
Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hom sống
Kết quả hình 3.14 cho thấy tỷ lệ hom sống sau 30 ngày giâm đối với CT1 cho tỷ lệ sống cao nhất là 98,52%; thấp nhất là CT6 (21,11%) Sau 60 ngày giâm hom tỷ lệ hom sống đối với CT1 cao nhất là 84,81%; thấp nhất là CT6 (9,26%). Sau 90 ngày giâm hom tỷ lệ hom sống đối với CT1 cũng cao nhất là 48,81%; thấp nhất là CT6 (5,19)%.
Qua phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm Excell (xem ở phụ lục) cho thấy Fthực nghiệm = 0.00069 < F0.5 = 3.68232. Như vậy giữa các công thức có sự sai khác rõ rệt, hay nói cách khác giâm hom trên các giá thể khác nhau cho kết quả sống khác nhau và CT1 (70% Đất + 30% Xơ dừa) cho tỷ lệ hom sống cao hơn. Cũng trong kết quả phân tích cho thấy thời gian giâm hom khác nhau có tỷ lệ sống cũng khác nhau cụ thể sau 30 ngày tỷ lệ sống trung bình giữa các công thức là 68,40%; Sau 60 ngày tỷ lệ trung bình giữa các công thức là 59,51% và sau 90 ngày tỷ lệ sống trung bình giữa các công thức là 54,69%.
Hình 3.15. Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ trên các giá thể khác nhau
Kết quả hình 3.15 cho thấy tỷ lệ hom ra rễ sau 30 ngày giâm đối với CT1 cho tỷ lệ sống cao nhất là 97,78%; thấp nhất là CT6 (17,44%) Sau 60 ngày giâm hom tỷ lệ hom sống đối với CT1 cao nhất là 87,04%; thấp nhất là CT6 (17,44%). Sau 90 ngày giâm hom tỷ lệ hom sống đối với CT1 cũng cao nhất là 82,96%; thấp nhất là CT6 (5,19%).
Qua phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm Excell (xem ở phụ lục) cho thấy Fthực nghiệm = 0.002676 < F0.5 = 3.68232. Như vậy giữa các
công thức có sự sai khác rõ rệt, hay nói cách khác giâm hom trên các giá thể khác nhau cho kết quả tỷ lệ ra rễ cũng khác nhau và CT1 (70% Đất + 30% Xơ dừa) cho tỷ lệ ra rễ cao hơn. Cũng trong kết quả phân tích cho thấy thời gian giâm hom khác nhau có tỷ lệ ra rễ cũng khác nhau cụ thể sau 30 ngày tỷ lệ ra rễ trung bình giữa các công thức là 69,51%; Sau 60 ngày tỷ lệ trung bình giữa các công thức là 58,52% và sau 90 ngày tỷ lệ ra rễ trung bình giữa các công thức là 53,03%.
Để so sánh khả năng phát triển của hom sau khi giâm theo các công thức khác nhau, đề tài đã tiến hành thống kê số rễ trung bình/hom của tèng công thức thí nghiệm và được thể hiện ở hình 3.16 dưới đâỵ
Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn số rễ trung bình/hom ở các CT thí nghiệm
Kết quả hình 3.16 cho thấy số rễ trung bình sau 30 ngày giâm đối với CT1 và CT3 cho số rễ trung bình cao nhất là 2,59 rễ; thấp nhất là các công thức còn lại (1,85 rễ). Sau 60 ngày giâm hom số rễ trung bình đối với CT1 cao nhất là 3,33 rễ; thấp nhất là CT4 và CT6 (2,22 rễ). Sau 90 ngày giâm hom số rễ trung bình CT1 cũng cao nhất là 3,7 rễ; thấp nhất là CT6 2,59 rễ.
Qua phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm Excell (xem ở phụ lục) cho thấy Fthực nghiệm = 0.166667 < F0.5 = 3.68232. Như vậy giữa các công thức có sự sai khác rõ rệt, hay nói cách khác giâm hom trên các giá thể khác nhau cho kết quả số rễ cũng khác nhau và CT1 (70% Đất + 30% Xơ dừa) cho số rễ cao hơn. Cũng trong kết quả phân tích cho thấy thời gian giâm hom khác nhau có số rễ trung bình cũng khác nhau cụ thể sau 30 ngày tỷ lệ ra rễ trung bình giữa các công thức là 2,1 rễ; Sau 60 ngày số rễ trung bình giữa các công thức là 2,72 rễ và sau 90 ngày số rễ trung bình giữa các công thức là 3,09 rễ.
Hình 3.17. Biểu đồ biểu diễn chiều dài rễ trung bình/hom
Kết quả hình 3.17 cho thấy tỷ lệ trung bình số rễ sau 30 ngày giâm đối với CT1 cho chiều dài rễ trung bình cao nhất là 3,37cm; thấp nhất là CT6 (0.7 cm). Sau 60 ngày giâm hom chiều dài rễ trung bình đối với CT1 cao nhất là 4,26 cm; thấp nhất là CT6 (0.41 cm). Sau 90 ngày giâm hom chiều dài rễ trung bình đối với CT1 cũng cao nhất là 4,63 cm; thấp nhất là CT6 (0.07 cm). Qua phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm Excell (xem ở phụ lục) cho thấy Fthực nghiệm = 0.001695 < F0.5 = 3.68232. Như vậy giữa các công thức
có sự sai khác rõ rệt, hay nói cách khác giâm hom trên các giá thể khác nhau cho kết quả ra rễ cũng khác nhau và CT1 (70% Đất + 30% Xơ dừa) cho số rễ cao hơn. Cũng trong kết quả phân tích cho thấy thời gian giâm hom khác nhau có số rễ trung bình cũng khác nhau cụ thể sau 30 ngày tỷ lệ ra rễ trung bình giữa các công thức là 2,1 rễ; Sau 60 ngày tỷ lệ trung bình giữa các công thức là 2,72 rễ và sau 90 ngày số rễ trung bình giữa các công thức là 3,09 rễ.
Trên cơ sở nghiên cứu các chỉ tiêu ra rễ, chiều dài rễ, đề tài đã tỉnh chỉ số ra rễ theo cách tính tích số giữa số rễ trung bình/hom nhân với chiều dài rễ trung bình trên hom. Kết quả so sánh thể hiện tại biểu đồ 3.18 dưới đâỵ
Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn chỉ số ra rễ
Qua hình 3.18 chỉ rõ công thức 1 cho chỉ số ra rễ cao nhất (17,15) và chỉ số ra rễ của công thức 4 thấp nhất (6,86). Như vậy để có kết quả giâm hom tốt nhất nên lựa chọn loại giá thể CT1 giâm hom là 70% Đất + 30% xơ dừạ