3. Ý nghĩa của đề tài
3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả nhân giống cây Đẳng sâm bắc
Từ kết quả nghiên cứu nhân giống cây Đẳng sâm bắc, để nâng cao hiệu
quả nhân giống loài Đẳng sâm bắc bằng phương giâm hom:
- Giâm hom thân Đẳng sâm bắc có thể sử dụng nhiều loại hom khác nhau nhưng nên sử dụng hom bánh tẻ để đạt hiệu quả nhân giống tốt hơn.
- Khi giâm hom thân cây Đẳng sâm bắc nên lựa chọn loại giá thể giâm
hom là 70% đất + 30% xơ dừạ
- Nên sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng NAA với nồng độ 300 ppm khi giâm hom thân Đẳng sâm bắc.
- Khi giâm hom thân cây Đẳng sâm bắc nên tiến hành vào vụ Xuân để đạt hiệu quả tốt hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
* Đặc điểm nông sinh học của loài cây Đẳng sâm bắc
Kết quả nghiên cứu cho thấy thân Đẳng sâm bắc thuộc dạng thân leo, thân có đường kính cổ rễ dao động từ 0,3 - 1,4 cm, đường kính cổ rễ trung bình 0,79 cm; Thân cây có màu tím sẫm, phủ lông thưa và ở phần ngọn không có lông. Lá cây hình trứng hay hình trứng tròn, phần đuôi nhọn, mép nguyên. Lá mọc đối, so le hoặc có khi gần như mọc vòng. Cuống lá dài 0,9-3,2 cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài, đuôi lá nhọn, chiều dài lá 2,8-7 cm, chiều rộng lá 0,7-4,8 cm, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, hoặc có răng cưa, mặt trên lá có màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng xám, nhẵn hoặc có lông rải rác. Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá. Quả Đẳng sâm không quá lớn, có 3 tâm bì và có đài ngắn. Quả Đẳng sâm có màu xanh, hình chùy với kích thước rơi vào khoảng 1 - 2cm.
* Một sốđặc điểm nhân giống từ giâm hom
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hom sống sau 30 ngày giâm đối với hom non, hom bánh tẻ và hom già lần lượt tương ứng là 66,38%; 88,67% và 70,33%. Sau 60 ngày giâm hom tỷ lệ hom sống đối với hom non, hom bánh tẻ và hom già lần lượt tương ứng là 35,33%; 86,67% và 65,33%. Sau 90 ngày giâm hom tỷ lệ hom sống đối với hom non, hom bánh tẻ và hom già lần lượt tương ứng là 6,67%; 74,67% và 41,00%.
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ phần trăm hom ra rễ cho thấy sau 30 ngày giâm hom non tỷ lệ 62,67%, hom bánh tẻ tỷ lệ 88,33%, hom già 67,33%; Sau 60 ngày giâm hom non tỷ lệ 33,33%, hom bánh tẻ tỷ lệ 83,67%, hom già 62,67%; Sau 90 ngày giâm hom non tỷ lệ 6,33%, hom bánh tẻ tỷ lệ 74,33%, hom già 40,67%;
Số rễ trung bình trên hom non là 3,33 cái/hom; ở hom bành tẻ trung bình 6,67 cái/hom và hom già trung bình 4,33 cái/hom. Chiều dài rễ trung bình trên hom non là 2,23 cm/hom; ở hom bành tẻ trung bình 4,93 cm/hom và hom già trung bình 4,63 cm/hom. Chỉ số ra rễ của hom non 7,44, hom bánh tẻ 32,89 và hom già 20,08.
Khi giâm hom thân Đẳng sâm bắc trên 6 loại giá thể khác nhau thì cho kết quả về tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ khác nhaụ Hom giâm trên CT1 giá thể 70% Đất + 30% xơ dừa cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất, tương ứng là 84,81% và 82,96%. Tiếp đến lần lượt là các công thức giá thể: CT2 50% Đất + 50% xơ đừa cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 69,63% và 69,26%; CT3 Giá thể 70% đất + 30% cát cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 62,96% và 57,41%;
Đối với IBA tỉ lệ hom sống, tỷ lệ hom ra rễ cao nhất ở CT3 là 80,79%; 84,11% đối với công thức nồng độ 300ppm. Đối với NAA tỉ lệ hom sống, tỷ lệ hom ra rễ cao nhất là 89,24% và 89,06% với nồng độ 300ppm. Giâm hom vụ Xuân cho kết quả tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ cao nhất tương ứng là 93,01% và 89,63%. Tiếp đến là giâm vào vụ Thu cho kết quả tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 79,42% và 76,42%.
2. Kiến nghị
Thời gian nghiên cứu hạn chế đề tài chưa đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng đa nhân tố cùng lúc đến khả năng nhân giống Đẳng sâm bắc bằng phương pháp giâm hom.
Đề tài chưa đi vào nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp in vitro để so sánh khả năng nhân giống cây Đẳng sâm bắc hiệu quả. Để có cơ sở khoa học bảo tồn và phát triển loài Đẳng sâm bắc cần tiếp tục nghiên cứu các phương pháp nhân giống khác nhaụ
TÀI LIỆU THAM KHẢO Ạ TIẾNG VIỆT
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2007). Sách Đỏ Việt Nam, Phần II, Thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 152-153.
2. Võ Văn Chi và Trần Hợp, (2002). Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, trang 21.
3. Trương Hoàng Duy và cộng sự (2011), "Tối ưu hóa trích ly thu nhận dịch Saponin thô từ Đẳng sâm (Codonopsis javanica (blume) Hook. f.) bằng Enzyme alpha amylase", Đặc san thông tin khoa học và công
nghệ Việt Nam.
4. Hoàng Thị Thùy Dương (2015), Nghiên cứu đăc điểm sinh thái và kỹ
thuật nhân giống loài cây Đẳng sâm bắc rừng (Lonicera bournei
Hemsl. ex Forb & Hemsl.), Tạp chí dược liệu, số 3, tr. 140 - 148.
5. Trần Công Định, Huỳnh Kim Tân, Nguyễn Thị Lãnh (2015), Đặc điểm
sinh thái và phân bố loài Đẳng sâm (Codonopsis javanicăblume)
Hook.f) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, Hội nghị khoa học toàn
quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5. tr. 1586-1593.
6. Trần Công Định và cộng sự (2017), "Kiến thức bản địa về loài Đẳng sâm
(Codonopsis javanica (blume) Hook. f.) của cộng đồng người Cơ tu ở
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Khoa học & Công nghệ
Nông Nghiệp. ISSN 2588-1256, tập 1(2) - 2017, tr. 257-264.
7. Đoàn Trọng Đức và Trần Văn Minh (2015), “Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn cây giống, phương thức trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Đẳng sâm Việt Nam tại Kom Tum”, Tạp chí dược liệu, số 4, tr. 247 - 255.
8. Trần Thanh Hà, Đỗ Thị Hà, Hà Vân Oanh (2016), Thành phần hóa học của phân đoạn chiết bằng n-butanol rễ loài Đẳng sâm Việt Nam
(Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.), Tạp chí Dược học, T. 56, S. 4
(2016), ISSN: 0866-7861.
9. Đinh Thị Hoa, Đoàn Thị Thuỳ Linh, (2013), Điểm phân bố loài Đẳng sâm
(Codonopsis javanica (blume) Hook. f. et thoms, 1855) tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Hội nghị khoa học toàn
quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5. tr. 1036-1043.
10. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nộị 11. Phạm Thanh Huyền và cs. (2012), “Kết quả nghiên cứu nhân giống cây
Đẳng sâm Việt Nam”, Tạp chí dược liệu, tập 17, số 6, tr. 376 - 380.
12. Đỗ Tất Lợi, (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, trang 811-812.
13. Nguyễn Thị Thanh Nga (2012), Đánh giá đa dạng di truyền một số loài
cây dược liệu Việt Nam thuộc chi Đẳng sâm (Codonopsis sp) bằng kỹ
thuật AND mã vạch, Luận văn Thạc sĩ ngành Di truyền học, trường Đại
học Khoa học Khoa học tự nhiên, Hà Nộị
14. Trương Thị Bích Quân, Lê Bửu Thạch, Nguyễn Lê Xuân Bách, Nguyễn Thế Văn, Đặng Minh Trí, (2013), Đánh giá trữ lượng Đẳng sâm
(Codonopsis javanica - campanulaceae) tại vườn quốc gia Bidoup - Núi
Bà, Lâm Đồng, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên
sinh vật lần thứ 5. tr. 1408-1415.
15. Bùi Văn Thắng, Cao Thị Việt Nga, Bùi Văn Kiên, Nguyễn Văn Việt, (2016), "Nhân giống cây Đẳng sâm (Codonopsis javanica (blume) Hook. f. et thoms) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 4, chuyên đề Công nghệ sinh học và Giống cây trồng, tr. 3-9. 16. Trần Thị Thu (2018), Nghiên cứu nhân giống In - Vitro cây Đẳng sâm
17. Trần Danh Việt (2006), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân
giống vô tính cây Đẳng sâm bắc (Codonopsis pilosula (Franch.)
Nannf.), Kỷ yếu công trình nghiên cứu Khoa học và Công nghệ 2001 -
2005, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 119 - 120.
B. TIẾNG ANH
18. Chen K.N. (2014), Journal of Food and Drug Analysis, 21(4): 347 - 355.
19. Huang P. (1999), the effects of fertilization on yield and root diameter of
Codonopsis pilosula var. Modeslạ Zhong Yao Cai, 22(1), pp.1 - 5.
20. WHO guidelines on good agricultural and collection practices (GACP) for medicinal plants. World Health Organization. Geneva - 2003.
21. Zhang Ỵ H., Gao S. F., Du T., Chen H. G., Wang H. Z., Zhu T. T., Zhang J. W. (2011), Direct multiple shoot induction and plant regeneration from dormant buds of Codonopsis pilosola (Franch) Nann
f. African Journal ofBiotechnology, 10(51), 10.509 - 10.515.
22. Jiang Xiang Hui, She Chao Wen, Zhu Yong Hua1, Liu Xuan Ming (2012). “Comparative study on different methods for Codonopsis
pilosula (Franch.) Nannf. micropropagation and acclimatization”,
Journal of Medicinal Plants Research, 6(27), pp. 4389-4393.
23. Shanga Xiaofei, Pana Hu, Li Maoxing, Miaoa Xiaolou, Ding Hong (2011). “Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.: Ethnopharmacology, phytochemistry and pharmacology of an important traditional Chinese medicine”, Journal of Ethnopharmacology, 138 (2011), tr. 1-21.
24. Shergis J. L. (2015), Phytother Res, 29(2), 167- 186.
25. Sun N. X., Peng R., Li L. Ỵ, Zhong G. Ỵ (2008), Study on seed
germinationtesting standardization of Codonopsis tangshen.
26. Slupski W., Ankanna S. and Bhuni G. (2011), Microppagation of
Codonopsis pilosola (Franch). Nannf by axillary shoot multiplication,