3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.3. tàn che các OTC nơi Đẳng sâm bắc phân bố
Đẳng sâm là loài cây mọc leo dưới tán rừng nên chúng có ảnh hưởng rất lớn bởi độ tàn che của rừng. Để nghiên cứu về độ tàn che của rừng nơi có sự phân bố của cây Đẳng sâm bắc tại Vị Xuyên, Hà Giang. Bằng phương pháp điều tra đã trình bày ở chương 2, tiến hành đo độ tàn che tại 9 OTC được lập tại Vị Xuyên. Theo TCVN 12511:2018 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Độ tàn che (Canopy cover) là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mườị
Kết quả điều tra về độ tàn che của các OTC nơi có cây Đẳng sâm bắc phân bố được biểu thị tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Độ tàn che trong OTC nơi Đẳng sâm bắc phân bố
OTC Độ tàn che tại các vị trí đo trên OTC (phần 10)
Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Trung bình
1 0,35 0,44 0,57 0,39 0,57 0,46 2 0.54 0,38 0,68 0,42 0,55 0,51 3 0,74 0,65 0,55 0,65 0,43 0,60 4 0,64 0,35 0,72 0,57 0,61 0,58 5 0,45 0,42 0,42 0,82 0,58 0,54 6 0,38 0,55 0,41 0,55 0,34 0,45 7 0,44 0,61 0,56 0,43 0,81 0,57 8 0,51 0,42 0,61 0,62 0,49 0,53 9 0,62 0,57 0,38 0,44 0,45 0,49 Độ tàn che trung bình: 0,58
Từ bảng 3.5 cho thấy độ tàn che trung bình nơi Đẳng sâm bắc phân bố là khoảng 0,58. Như vậy có thể nhận xét sơ bộ Đẳng sâm bắc là loài cây ưa sáng. Do đó khi mật độ tầng cây gỗ lớn, độ tàn che lớn sẽ ảnh hưởng đến tái sinh và sinh trưởng phát triển của cây Đẳng sâm bắc.